2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KCHTTM
2.1.1. Một số giải pháp chung
Chủ trương phát triển vùng KTTĐMT trở thành vùng động lực tăng trưởng đối với khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước chính là thể
hiện rõ nhất quan điểm của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nhằm tạo ra sự
liên kết phát triển theo lãnh thổ. Thông thường, các mối liên kết phát triển theo lãnh thổ sẽ làm tăng qui mô và phạm vi hoạt động của các ngành, lĩnh vực kinh tế, qua đó tạo ra lợi thế hay hiệu quả kinh tế nhờ phát triển qui mô. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo ra sự liên kết phát triển theo lãnh thổ là xây dựng qui hoạch phát triển. Vì vậy, qui hoạch phát triển KCHTTM tại vùng KTTĐMT được xác định trên đây đã chú trọng đến yêu
cầu tạo ra sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, cũng như giữa vùng KTTĐMT với các vùng khác trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ đểđảm bảo sự liên kết phát triển theo lãnh thổ do: 1) Phạm vi xác lập qui hoạch KCHTTM hạn chế trong vùng KTTĐMT; 2) Việc xác định qui hoạch mới chỉ là yếu tố tiền đề, quan trọng hơn là việc đảm bảo thực hiện qui hoạch trước tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc khắc phục những hạn chế trên đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư KCHTTM tại vùng KTTĐMT.
Những giải pháp và chính sách chủ yếu cần áp dụng, bao gồm:
(1) Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện qui hoạch phát triển tổng thể các loại hình KCHTTM tại các vùng phụ cận với vùng KTTĐMT và trên phạm vi cả nước theo hướng củng cố vị trí “động lực” của các vùng KTTĐ và đảm bảo quản lý sự phát triển theo hướng đó.
Kinh nghiệm phát triển loại hình TTTM tại Đức cho thấy, trong quá trình phát triển các loại hình KCHTTM luôn có sự cạnh tranh thu hút đầu tư
giữa các địa phương với nhau nhằm tạo ra thu ngân sách cho địa phương nhờ hoạt động kinh doanh sau này. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở
nước ta hiện nay. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dư thừa công suất đầu tư của các loại hình KCHTTM, cạnh tranh thu hút khách hàng,… Kết quả là hiệu quả đầu tư thấp. Mặt khác, chính tham vọng phát triển của các địa phương cũng dẫn đến sự đầu tư dàn trải, qui mô nhỏ và không tạo ra những “điểm nhấn”, những qui mô phát triển đủ lớn có khả năng chi phối để tạo nên mối liên kết theo lãnh thổ. Do đó, trong qui hoạch phát triển tổng thể hệ
thống KCHTTM ở nước ta giai đoạn 2006 - 2020, để giảm bớt tình trạng “trăm hoa đua nở”, “vừa thừa, vừa thiếu công suất phục vụ” trong phát triển KCHTTM giữa các địa phương trong vùng KTTĐMT, cũng như giữa vùng KTTĐMT với các vùng phụ cận, cần phải xác lập sự ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn, theo các vùng lãnh thổ dựa trên qui hoạch liên vùng và cả
nước. Đồng thời, phải quán triệt những hướng ưu tiên phát triển đó để đảm bảo sự thống nhất thực hiện.
(2) Kiện toàn hệ thống quản lý đảm bảo sự thống nhất trong công tác phê duyệt, cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư xây dựng KCHTTM.
Thực tế, việc quản lý và cấp phép đầu tư xây dựng các loại hình KCHTTM hiện nay chưa được kiện toàn theo hệ thống thống nhất từ trung
ương đến địa phương. Chẳng hạn, các dự án xây dựng chợ đầu mối gạo do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quản lý và thực hiện qui hoạch, chợ đầu mối thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản thực hiện, các cơ sở kho vận do Bộ Giao thông vận tải thực hiện,... Điều này sẽ khó tạo ra sự thống nhất trong đầu tư
KCHTTM tại các địa phương do cách nhìn nhận khác nhau của các Bộ, ngành và nhu cầu đầu tư của địa phương. Trong khi đó, sự thống nhất về
quản lý và thực hiện qui hoạch là hết sức quan trọng trong giai đoạn tới, nhất là đối với việc phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần, các TTTM mở,...
Để kiện toàn hệ thống quản lý đảm bảo sự thống nhất trong công tác cấp phép đầu tư xây dựng KCHTTM, đặc biệt đối với các KCHTTM qui mô lớn, hiện đại cần:
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các Sở
trong việc thống nhất quản lý, thực hiện đầu tư nói chung và đầu tư
KCHTTM nói riêng theo qui hoạch.
+ Các qui hoạch phát triển KCHTTM theo ngành trước và sau khi xác lập cần được thống nhất lại theo lãnh thổ (do Bộ Kế hoạch - đầu tư và các Sở
chủ trì). Trên cơ sở đó, các địa phương tạo quỹ đất và xây dựng qui hoạch chi tiết vị trí cho các công trình KCHTTTM.
+ Bản qui hoạch chi tiết vị trí của các KCHTTM theo lãnh thổ phải
được chính quyền địa phương và/hoặc Chính phủ thông qua. Trên cơ sở bản qui hoạch đó, tuỳ theo loại công trình, cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện phê duyệt và cấp phép các dự án đầu tư xây dựng KCHTTTM cụ thể.
(3) Đảm bảo sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực qui hoạch xây dựng KCHTTM.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, cấp nước sinh hoạt, điện, các công trình công cộng,...) có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng các loại hình KCHTTM. Thực tế, tình trạng phát triển các cửa hàng, chợ, các tụ điểm mua bán... ven các tuyến giao thông hay tại các khu vực công cộng ở nước ta hiện nay là biểu hiện rõ nhất của mối quan hệ phát triển giữa KCHTTM và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, đểđảm bảo thực hiện qui hoạch dựng KCHTTM, căn cứ vào qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch chi tiết các công trình KCHTTM sẽ đầu tư tại các địa phương và cùng lãnh thổ, Nhà nước sớm tiến hành và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống giao thông (theo qui hoạch), xây dựng hạ tầng kỹ thuật,... ngay cả trước khi có các nhà đầu tư.