Phương án bố trí qui hoạch phát triển cơ sở kho cảng xăng dầu trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 47 - 49)

trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006 - 2020

Phương hướng phát triển chung:

Phương hướng phát triển chung đối với các cơ sở kho cảng xăng dầu trong thời kỳ qui hoạch tại vùng KTTĐMT được xác định như sau:

+ Tập trung phát triển, bao gồm cả mở rộng kho hiện có và xây mới các cơ sở kho cảng tiếp nhận đầu mối và kho cảng trung chuyển xăng dầu nhằm đảm bảo cung ứng và an ninh năng lượng cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

+ Các cơ sở kho xăng dầu được qui hoạch tập trung tại các vùng ven biển đảm bảo thuận tiện cho việc tiếp nhận và trung chuyển xăng dầu, cũng như cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ các khu công nghiệp, các khu độ thị.

Phương án qui hoạch:

Theo đánh giá của các chuyên gia trong vùng KTTĐMT về khả năng phát triển cơ sở kho cảng xăng dầu cấp vùng tại các địa phương như sau: 57,14% ý kiến cho rằng tập trung phát triển tại Đà Nẵng; 50,0% cho rằng tập trung phát triển tại Quảng Ngãi; 35,7% cho rằng tập trung phát triển tại Bình Định; 21,4% cho rằng tập trung phát triển tại Quảng Nam; 14,28% cho rằng tập trung phát triển tại Huế trong thời kỳ 2006 - 2020.

Các thông số áp dụng cho tính toán qui mô sức chứa của các kho cảng xăng dầu: 1) Hệ số sử dụng đạt 0,8 - 0,85 (đối với kho tiếp nhận đầu mối) và 0,75 - 0,8 (đối với kho trung chuyển); 2) Thời gian dự trữ hàng trong kho từ 25 - 30 ngày đối với kho tiếp nhận đầu mối và 20 - 25 ngày đối với kho trung chuyển.

Trên cơ sở các ý kiến chuyên gia, phương hướng qui hoạch trên đây và các thông số áp dụng cho tính toán qui mô sức chứa, các kho cảng xăng dầu tại vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020 được qui hoạch như sau:

+ Tại Thừa Thiên - Huế:

Mở rộng sức chứa của kho trung chuyển tại cảng Thuận An (4.000 m3) tăng thêm từ 2.000 - 5000 m3 trong thời kỳ 2006 - 2010. Trong giai đoạn

tiếp theo có thể sẽ không cần tăng thêm khi xây dựng kho cảng xăng dầu mới tại cảng Chân Mây.

Xây dựng kho cảng tiếp nhận đầu mối xăng dầu tại cảng Chân Mây với qui mô cấp vùng với sức chứa khoảng 50 - 70 ngàn m3.

+ Tại Đà Nẵng:

Theo qui hoạch của TP Đà Nẵng, cụm kho xăng dầu Mỹ Khê - Nước Mặn – Nại Hiện với tổng sức chứa 78.000 m3 cần di chuyển để phát triển khu du lịch trong thời kỳ 2006 - 2020. Nếu qui hoạch này được thực hiện, thì sức chứa của các kho xăng dầu tại Đà Nẵng giảm khoảng 60% so với hiện nay. Tuy nhiên, khi kho tiếp nhận đầu mối tại khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng và đưa vào sử dụng thì sức ép gia tăng sức chứa do nhu cầu tiêu thụ tăng của kho tiếp nhận đầu mối và kho trung chuyển tại

Đà Nẵng cũng sẽ giảm. Do đó, qui hoạch phát triển các cơ sở kho cảng xăng dầu tại TP Đà Nẵng trong thời kỳ 2006 - 2020 được xác định như sau:

Xây dựng các cơ sở kho xăng dầu tại quận Thanh Khê (cùng với cụm kho Sân Bay) và tại quận Liên Chiểu (cùng với cụm kho của PETEC, của PTSC) thay thế cho cụm kho Mỹ Khê - nước Mặn - Nại Hiền. Qui mô đầu tư các cơ sở kho tại Thanh kê và Liên Chiểu chỉở mức tương đương với sức chứa của các kho cần di chuyển.

Đầu tư xây dựng cầu cảng tiếp nhận xăng dầu cho tàu 10.000 DWT cập cảng và đường ống công nghệ nối với cụm kho H84 tại phường Hoà Khánh, quận Liên Chiểu.

Tại khu vực kho 2 của Công ty xăng dầu hàng không (quận Liên Chiểu) dự kiến xây dựng cầu cảng mềm;

+ Tại Quảng Nam:

Hiện nay tại Quảng Nam chưa có cơ sở kho cảng đầu mối tiếp nhận và trung chuyển xăng dầu. Trong thời kỳ 2006 - 2020, Quảng Nam có những

điều kiện cần thiết để xây dựng 1 cơ sở kho đầu mối tiếp nhận và trung chuyển xăng dầu như : 1) Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của khu kinh tế

mở Chu Lai và cảng Kỳ Hà ; 2) Việc tiếp nhận xăng dầu trực tiếp từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hợp lý hơn so với từ cụm kho Đà Nẵng ; 3) Cụm kho tại Đà Nẵng cần di chuyển theo qui hoạch của địa phơng.

Dự kiến địa điểm xây dựng kho xăng dầu tại khu vực cảng Kỳ Hà, xã Tam Quang, huyện Núi Thành. Qui mô diện tích mặt bằng khoảng 15.000

đến 20.000 m2 .

Tại Quảng Ngãi hiện nay cũng chưa có cơ sở kho cảng đầu mối tiếp nhận và trung chuyển xăng dầu. Tuy nhiên, dự kiến nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động năm 2009 và đảm nhận cung cấp xăng dầu cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên. Do đó, trong giai đoạn 2006 - 2010, tại Quảng Ngãi sẽ xây dựng kho tiếp nhận xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu với qui mô dự kiến : 1) Sức chứa khoảng 60.000 m3 ; 2) Diện tích mặt bằng từ

200.000 - 300.000 m2 ; 3) Đại Điểm xây dựng tại khu vực cảng nớc sâu Dung Quất.

+ Tại Bình Định:

Hệ thống kho cảng xăng dầu tại Bình Định hiện nay sẽ không phải di chuyển. Đồng thời, theo đánh giá của địa phơng thì qui mô công suất kho, cảng xăng dầu hoàn toàn tơng xứng với nhu cầu. Do đó không cần mở rộng và xây dựng kho, cảng mới trong thời kỳ 2006 - 2010. Tuy nhiên, sau năm 2010, do sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum - tiếp nhận xăng dầu tại kho Qui Nhơn), dự

kiến sẽ đầu t giai đoạn II nâng cấp kho xăng dầu Phú Hoà thêm 1 bể có sức chứa 10.000 m3.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 47 - 49)