Từ khi hình thành và phát triển tộc họ đến nay, Trần Trung Tộc đã có nhiều vị lập nên những công ích lớn điển hình như:
1. Ông Trần Trung Nhiên và ông Trần Trung Thảo (Hai anh em thuộc đệ Ngũ đội): Những người đã có công lập bộ công điền của làng Cẩm Phô cũ giao cho dân làng canh tác.
2. Ông Trần Trung Lành (Thuộc Đệ Lục đội): Người kiến canh điền bộ đầu tiên của làng. Ông là người rất trung thực, tính thẳng thắn, vô vụ lợi, không dĩ công vi tư, rất gan dạ và có lòng vị tha rất lớn. Noi gương và tỏ lòng biết ơn các tiền bối của Tứ Đại Tộc, ông đã ký lập bộ khai trưng công điền thổ (600 mẫu) để cho mọi người trong làng xã làm ăn sinh sống và phát triển kinh tế.
3. Ông Trần Trung Hóa: Người đầu tiên thi đỗ tú tài của làng. Ông đã đem sở học của mình ra giúp đỡ bà con trong làng xã về mọi mặt và được mọi người trong làng kính yêu.
4. Ông Trần Trung Tri: sinh năm 1830, giữ chức Chánh Tổng Phú Triêm. Với ý thức giác ngộ và lòng yêu dân yêu nước nồng nàn, ông đã lợi dụng chức quyền, tham gia vào Nghĩa Hội và trở thành một nhân vật quan trọng của cụ Nguyễn Duy Hiệu trên địa bàn Hội An.
Năm 1887, ông được lệnh chỉ huy một đội nghĩa quân từ Chợ Đồn (Kim Bồng) vượt sông tiến vào Hội An để tiếp viện cho cảnh quân của Nghĩa hội đánh úp đồn lính khố xanh. Khi chiến sự đang quyết liệt, quân Pháp điều thêm một lực lượng lớn vây chặt vòng ngoài, chặn đường rút lui của quân ta. Ông cùng nghĩa quân bị bắt. Ngày 23/3/1887 (tức ngày 29/2 năm Đinh Hợi) ông đã bị chính quyền thực dân phong kiến Quảng Nam xử chém tại ấp Trung Gia Thươnông nghiệp.
Miếu thờ của ông do nhân dân góp sức xây dựng nhưng đã bị quân Pháp triệt phá vào năm 1949. Sau đó chùa Bảo Thắng dựng lên trên khu vực miếu nên di tích lịch sử này không còn nữa (trích điểm 3 - chương I - lịch sử đấu tranh của xã Cẩm Nam 1945 - 1975).
"... Một cây cổ thụ vững bền. Bốn cháu kiều tùng rực rỡ. Trải qua nhiều thời đại
đổi thay, tang thương canh cải, văn tự đã đành thất lạc mà quan niệm nhớ mãi không phai. Suy tôn tiền hiền hậu tiền thì Trần - Huynh - Lê - Nguyễn bia miệng không quên.." (trích
gia phả Trần Trung Lộc).