Đối với tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay ppt (Trang 109 - 130)

- Để thúc đẩy nhanh, mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa; đề nghị ngành văn hóa - thông tin tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội thảo xung quanh chủ đề: " Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam" tập hợp trí tuệ của những nhà khoa học trong tỉnh và trong cả nước. Trên cơ sở đó rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc, giải quyết tình trạng lúng túng, nôn nóng trong quá trình xây dựng làng văn hóa. Bên cạnh đó, tiếp tục tiến hành qui hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo yêu cầu cấp bách của cuộc vận động hiện nay của tỉnh. Trong thời gian tới, đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu cán bộ ở một số địa bàn hoặc thừa cán bộ nhưng lại thiếu chuyên môn nghiệp vụ như đã xảy ra trong thời gian qua. Khắc phục tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc hoặc thay đổi công tác liên tục, không ổn định, gây khó khăn cho việc chỉ đạo, kiểm tra trong công tác xây dựng làng văn hóa.

- Đề nghị Sở Văn hóa - thông tin kết hợp với các nhà khoa học tiến hành khảo sát, tập hợp lại toàn bộ các giá trị văn hóa làng truyền thống ở Quảng Nam và cho biên soạn để

phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Công việc này một mặt góp phần tái hiện lại bản sắc văn hóa của địa phương trong môi trường xã hội hiện đại; mặt khác, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng làng văn hóa đã và đang diễn ra ở Quảng Nam.

Kết luận

Văn hóa làng Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng vốn là cái nôi bảo tồn, lưu truyền văn hóa dân tộc; là nơi ẩn chứa sức mạnh truyền thống, tinh thần nhân bản, sắc thái địa phương. Xây dựng làng văn hóa trên những giá trị tích cực của văn hóa làng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Xây dựng làng văn hóa hôm nay chính là sự tiếp nối những giá trị văn hóa nhân bản của cha ông bắt nguồn từ văn hóa làng. Truyền thống "mỹ tục khả phong" thời trước được tiếp nối bằng làng văn hóa hôm nay là biểu hiện của một dân tộc văn hiến.

Làng văn hóa là nội dung văn hóa mới mà mỗi cộng đồng làng hiện nay ở nước ta đang thực hiện, trên cơ sở phát huy những tinh hoa của văn hóa làng truyền thống, thích ứng với sự phát triển mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Văn hóa làng ngày xưa vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy ngày nay xây dựng làng văn hóa cũng không thể có một khuôn mẫu thống nhất. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi làng mà có những quy ước, hương ước văn hóa mới, những phương cách, những mô hình xây dựng làng văn hóa phù hợp; xây dựng gia đình ấm no hòa thuận, làng xã sạch đẹp yên vui hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng XHCN.

Ngày xưa, cha ông ta nghìn đời xây dựng, sống với văn hóa làng, lấy đó làm điểm tựa, niềm tin để trụ vững và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh CNH, HĐH; tiếp thu văn hóa hiện đại, tiên tiến thế giới, đồng thời bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa cổ truyền dân tộc là nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết đại hội IX về xây dựng ở nước ta một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng làng văn hóa là cuộc vận động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay. Nó góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để xây dựng đời sống văn hóa và thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Với những kết quả đạt được ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng làng văn hóa, Quảng Nam trong thời gian tới cần phát huy nội lực để xây dựng được nhiều làng văn hóa, nhiều gia đình văn hóa hơn nữa, để làng văn hóa thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy trong đời sống tinh thần của nhân dân các làng quê. Chỉ có vậy, làng văn hóa mới có thể trở thành cầu nối vĩnh hằng, bảo lưu và phát huy các giá trị làng văn hóa xứ Quảng trong thời đại mới.

Trong xu thế vận động chung cùng với cả nước, Quảng Nam từ nay đến năm 2005: "Tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng

đồng bào các dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa; tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người. Phấn đấu 80% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 50% làng xóm, khu phố đạt chuẩn văn hóa quốc gia; 78% xã phường có nhà văn hóa; bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm" [26, tr. 297].

Văn hóa càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động của xã hội và của con người thì khả năng trở thành là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên thiết thực và vững bền. Và, trong thời gian tới, con người xứ Quảng chắc chắn sẽ nỗ lực phấn đấu không ngừng để văn hóa thực sự hóa thân trong mọi người trong làng; nhân lên trong họ niềm say mê sáng tạo những giá trị văn hóa mới để làm nhịp cầu kết dính một cách hiệu quả nhất quá trình xây dựng làng văn hóa của quê hương mình với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

2. Toan ánh (1999), Hương ước hồn quê, Nxb Thanh niên.

3. Toan ánh (1992), Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam, Nxb thành phố Hồ

Chí Minh.

4. Huỳnh Thanh Ân (1997), ý kiến trao đổi về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ

sở, Nxb Hà Nội.

5. Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay,

tập 3, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội.

6. Vũ Văn Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung tâm

UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Sở Văn hóa thông tin thể thao tỉnh Phú Thọ xuất bản, Hà Nội.

7. Trần Văn Bính (chủ biên) (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Trần Văn Bính (chủ biên) (1997), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

9. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Hội nghị - Hội thảo về lễ hội, vụ văn hóa quần chúng

và thư viện.

11. Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà

Nội.

12. Bộ Văn hóa - Thông tin (1997), Một số vấn đề xây dựng làng, ấp văn hóa hiện nay,

13. Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Tín ngưỡng - mê tín, Nxb Thanh niên.

14. Nguyễn Văn Bổn (Chủ biên) (2001), Văn học dân gian Quảng Nam, Sở Văn hóa -

Thông tin Quảng Nam.

15. Chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng

và thực hiện hương ước, qui ước làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư.

16. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

17. Vũ Chước (1995), Biển và nghề biển ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Hội đồng hương

Quảng Nam - Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xưng, Trần Xán (1984), Đại Nam nhất thống chí, Nguyễn

Tạo dịch, Nxb Văn hóa.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 30/CT/TW 18/2/1998 về xây dựng và thực hiện

quy chế dân chủ ở cơ sở.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Bùi Xuân Đính (1993), "Một vài suy nghĩ về hiện tượng: "tái lập hương ước" ở nông

thôn hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 6-7.

28. Bùi Xuân Đính (1993), "Lệ làng và sự phát triển kinh tế hàng hóa", Xã hội học, (4),

tr. 40-42.

29. Bùi Xuân Đính (1995), Lệ làng và phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

30. Bùi Xuân Đình (2000), "Hương ước và pháp luật", Văn hóa dân gian, (1).

31. Lê Quý Đức, (2001), "Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng

Bắc Bộ", Văn hóa nghệ thuật, (6).

32. Phùng Tấn Đông (1998), "Hát bả trạo Cầu Ngư, một nhu cầu văn hóa tâm linh", Văn

hóa Quảng Nam, (8).

33. Trần Văn Giàu (1996), Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Diệp Đình Hoa (1993), Làng Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Thái Văn Hòa (chủ biên) (1996), Quảng Nam - Đà Nẵng xưa và nay, Nxb Đà Nẵng.

38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức

và quản lý lễ hội truyền thống (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Tô Duy Hợp (2000), Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, Nxb

41. Tô Duy Hợp (Chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Đỗ Huy - Trường Lưu (1990) Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa, Hà Nội.

43. Vũ Ngọc Khánh (1994) Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

44. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội

hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Vũ Khiêu (1996) Vai trò của văn hóa trong sự phát triển của nông thôn Việt Nam

ngày nay, ủy ban thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam, Hà Nội.

47. Lê Văn Liêm (1994), "Về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn", Sinh

hoạt lý luận, (2).

48. Lê Văn Liêm (1997), "Kinh nghiệm rút ra từ mô hình "làng văn hóa, gia đình văn

hóa" ở tỉnh Quảng trị", Công tác tư tưởng văn hóa, (12).

49. Lê Văn Liêm (1997), Du lịch lễ hội và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái", Thông

tin môi trường, (2).

50. Lê Văn Liêm (1998), "Ô nhiễm môi trường xã hội - một vấn đề cấp thiết", Hoạt động

khoa học, (5).

51. Thu Linh (1994), "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay", Tạp chí Cộng sản,

(6), tr. 46-48.

52. Đỗ Long (2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

53. Đỗ Long - Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

55. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. F. May-ơ (1993), "Ban đầu và cuối cùng là văn hóa", Người đưa tin UNESCO, (10).

57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Hồ Chí Minh (2000) Về các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

60. Sơn Nam (1994), Đình miếu và lễ hội dân gian, Nxb Đồng Tháp.

61. Hữu Ngọc (1989), Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

62. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

63. Hoàng Anh Nhân (1996), Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

64. Hoàng Anh Nhân - Lê Huy Trâm (1993), Khảo sát văn hóa làng xứ Thanh, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

65. Nhiều tác giả (1999), Bảo An đất và người, Nxb Đà Nẵng.

66. Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà

Nội.

67. Nhiều tác giả (1998), Gò Nổi đất học, Nxb Đà Nẵng.

68. Nhiều tác giả (1997), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

69. Nhiều tác giả (1997), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

71. Nhiều tác giả (1996), Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

72. Nguyễn Hồng Phong (1996), Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

73. Dương Bá Phượng (2001) Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công

nghiệp hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

74. Trương Đình Quang (1997), "Nghe rao trống chiến, không khiến cũng đi", Văn hóa

Quảng Nam, (1).

75. Đào Duy Quát (chủ biên) (2000), Công tác tư tưởng văn hóa ở cấp huyện, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

76. Nguyễn Duy Quý (1998), "Văn hóa làng và sự phát triển", Tâm lý học, (4), tr. 1-4.

77. Nguyễn Duy Quý, Thành Duy, Vũ Ngọc Khánh (1996), Văn hóa làng và làng văn

hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

78. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Quảng Nam (11/1997), Một số vấn đề về xây dựng

thôn - bản văn hóa.

79. Sở Văn hóa thông tin Quảng Nam (1998), Chương trình hành động xây dựng làng

văn hóa.

80. Sở Văn hóa thông tin Quảng Nam (2000), Công tác xây dựng đời sống văn hóa.

81. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

82. Phạm Minh Thảo - Trần Văn An (1997), Thành hoàng Việt Nam, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

83. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.

84. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp thành

85. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí

Minh.

86. Phạm Văn Tích (2000), "Đánh bắt và tái tạo tài nguyên thủy sản tỉnh Quảng Nam",

Thông tin - công nghệ và môi trường Quảng Nam, (1).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay ppt (Trang 109 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)