hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí
Trên phương diện nhận thức, cần xác định phong trào xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trên địa bàn; trong đó, nhân dân vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo sự vận động của phong trào xây dựng làng văn hóa thì phải phát động phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên qui mô toàn tỉnh. Triển khai thật tốt công tác phối hợp tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục đến từng gia đình, từng cá nhân; coi đây là việc làm thường xuyên, bền bỉ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, các khu dân cư, các làng, các tộc họ. Trong đó, vai trò nòng cốt là ngành Văn hóa thông tin, Phát thanh - Truyền hình; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội nông dân.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ và nhân dân, phát huy tính tự giác của quần chúng trong quá trình tham gia xây dựng và thực hiện các nội dung yêu cầu của làng văn hóa.
Đi đôi với công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục tổ chức xây dựng làng văn hóa phải triển khai thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII). Để thực hiện tốt qui chế, cần in và phát cho các hộ gia đình, làng xã niêm yết công khai những nội dung cụ thể của Quy chế để nhân dân có điều kiện tìm hiểu thực hiện. Quy chế dân chủ biểu hiện ở chỗ tạo điều kiện cho nông dân thảo luận, đóng góp ý kiến vào xây dựng qui ước làng văn hóa. Ban chỉ đạo cần tổng hợp tất cả những ý kiến đó của quần chúng để xây dựng được bản qui ước phù hợp với nguyện vọng chính đáng của họ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở là thiết thực góp phần vào
quá trình xây dựng làng văn hóa hiện nay ở Quảng Nam nói riêng và trong phạm vi toàn quốc nói chung.
Mặt khác, để tiếp tục mở rộng diện hoạt động, phản ánh được tính qui mô của phong trào xây dựng làng văn hóa cần phải hoàn thiện hơn đội ngũ cán bộ cơ sở trong thời gian tới.
Điều quan trọng đầu tiên là Ban chỉ đạo xây dựng làng văn hóa từ tỉnh đến xã phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đồng chí phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội (cấp tỉnh - huyện) và đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch (cấp xã, phường) làm trưởng ban. Các thành viên gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, ủy ban dân số và gia đình, Sở Tài chính vật giá, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa thông tin cùng một số ban ngành chức năng khác.
Trong phạm vi làng (thôn, bản) có thể thành lập Ban chỉ đạo gồm các thành viên: Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ, trưởng làng (thôn, bản); đại diện chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, tổ hưu trí, hội bảo thọ.
Với cấu trúc tổ chức trên, các ban chỉ đạo phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên và mỗi thành viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phải đề ra được chương trình hành động cụ thể; tránh tình trạng phân công trách nhiệm chồng chéo gây ách tắc cho sự vận động chung của phong trào. Do vậy, cần phải xây dựng chế độ báo cáo, thông tin từ trên xuống dưới lên và giữa các thành viên trong ban chỉ đạo.
Thực tế hiện nay ở Quảng Nam đòi hỏi phải nhanh chóng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nòng cốt ở tỉnh; huyện, xã để thiết lập được một đội ngũ vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa nhiệt tình, năng động. Hiện nay; trong 209 cán bộ chuyên trách văn hóa xã, phường ở Quảng Nam chưa có đồng chí nào được qua đào tạo trình độ sơ - trung cấp nghiệp vụ văn hóa; phần lớn chỉ dựa vào nhiệt tình và năng khiếu nên rất lúng túng khi phải giải quyết những vấn đề mang tính lý luận và xử lý nghiệp vụ ở trình độ cao. Song song đó, cần chú trọng công tác nâng cao dân trí, trình độ học vấn cho nhân dân. Ngành văn hóa - thông tin cần kết hợp với ngành giáo dục xây dựng mô hình văn hóa và
giáo dục thường xuyên cho nhân dân (học tập kinh nghiệm mô hình của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh) để họ có khả năng ngày càng phù hợp và thích ứng với sự nghiệp CNH, HĐH ở Quảng Nam nói riêng và phạm vi cả nước nói chung. Nghiên cứu và nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, khơi dậy sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong các làng nhằm ngày càng hoàn thiện môi trường hoạt động lao động sản xuất trong điều kiện mới. Đây là vấn đề lớn cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm để xử lý trong thời gian tới.