pháp cơ bản của việc tổ chức xây dựng làng văn hóa
Qua thực tiễn cho thấy, địa phương nào có cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ về yêu cầu, mục tiêu, tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa, xem đây là nội dung công tác trọng yếu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thì việc xây dựng làng văn hóa có sự nhất trí cao và có cách làm sáng tạo. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vì xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam là cuộc vận động mới nên đòi hỏi sự tự nguyện, tự giác của mọi người.
Trong những năm qua, đài phát thanh truyền hình, báo Quảng Nam; đài truyền thanh huyện, thị, cơ sở đã dành nhiều bài viết, phóng sự, giới thiệu các điển hình. Nhiều địa phương có chương trình thông tin cổ động chuyên đề về xây dựng làng văn hóa đạt hiệu quả như: Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Tiên Phước... Nhiều nơi có các panô, biểu ngữ cổ động đến tận gia đình, làng (Thăng Bình, Tiên Phước, Đại Lộc). Sở Văn hóa thông tin phát hành tập tài liệu hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa; phát hành tập sách "Những vấn đề xây dựng làng (thôn, bản) văn hóa"; tổ chức soạn thảo tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làng xã về nội dung công tác này (đã có 11/14 huyên-thị tổ chức tập huấn nghiệp vụ).
Nhiều địa phương trước khi phát động xây dựng làng văn hóa, nhân dân được học tập trao đổi về mục tiêu, tiêu chuẩn, qui ước, thể lệ đăng ký, xét chọn công nhận một cách cụ thể. Qua đó, nhân dân đã góp công tu sửa đường trong làng sạch đẹp, góp công sức, tiền để xây dựng tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, tủ sách, tổ chức các câu lạc bộ để sinh hoạt văn hóa. Xuất hiện nhiều làng văn hóa mới như: Châu Lâu (Điện Thọ), thôn 4 (Duy Trung), Hà Trung (Cẩm Nam), Phái Bắc (Tiên Kỳ), Vinh Tú (Bình Trung), thôn 1 (Hiệp
Thuận)... Điển hình về thực hiện việc tang, việc cưới là làng Châu Lâu rất đáng phổ biến rộng rãi để các nơi học tập trong quá trình vận động thực hiện nếp sống văn minh.