Bốc ục của phú Nôm là đối tượng được đề cập đến từ rất sớm Các bộ văn học sử (như Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm), các tuyển tập phú (nhưPhú Nôm của Vũ Khắc Tiệ p) kh

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 131 - 133)

130

Phú Nôm không phải những tác phẩm lý luận nhưng thực tiễn sáng tác của thể loại này, với việc bộc lộ trực tiếp cách nhìn nhận, đánh giá của các tác giả đối với tự nhiên, xã hội và con người sẽ mang đến nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của dân tộc. Nhưng phải chăng yếu tố văn hóa chỉ để lại dấu ấn ở mặt nội dung? Cái gọi là nội dung ấy thực ra luôn được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật. Đó là lý do vì sao chúng ta tiếp cận vấn đề từ góc độ cấu trúc văn bản sau khi đã tìm hiểu phương diện ngôn từ.

Nổi bật trong phú Nôm là kiểu cấu trúc tương phản có mở rộng. Trong khi trình bày về sự vật, hiện tượng, tác giả thường không đi theo một con

đường thẳng, mà lại khéo léo phô bày những khía cạnh tương phản của sự vật san sát nhau. Nhìn vào những biến thái lắm lúc rất tinh vi của phú Nôm, có thể thấy được sự phát triển của tư tưởng dân tộc qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Ngoài nội dung tư tưởng, kết cấu tác phẩm cũng là “tấm phim” phản ánh lại cấu trúc tư duy của các thế hệ tác giả, bộc lộ những mối quan hệ được quyết định bởi tâm lý chung của thời đại, dân tộc. Ở đây cái tương đối

ổn định là nghệ thuật đối lập. Nó có mặt thường xuyên trong thể loại phú, không riêng gì phú Nôm. Còn cái vận động từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, từ phú chữ Hán sang phú chữ Nôm là đối tượng của sựđối lập.

Đối lập trong phú Nôm có biểu hiện rất đa dạng. Đối lập có thể là giữa quá khứ với hiện tại, giữa không gian thiên nhiên với không gian thế tục; giữa

hiểu rằng các nhà nghiên cứu đều mặc nhiên công nhận phú Nôm tuân thủ tương đối chặt chẽ quy

định về bố cục của thể loại. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phú của Trần Đình Sử, Phạm Tuấn Vũ… đều có phần khảo sát kết cấu phú Nôm theo thi pháp thể loại. Trong luận án Tiến sĩThể phú trong văn học trung đại Việt Nam, Phạm Tuấn Vũ thông qua việc thống kê, phân loại đã

đưa ra những nhận định và phân tích chi tiết về bố cục của phú. Ông cho rằng phú Nôm chủ yếu

được sáng tác theo kiểu phú luật và lý giải hiện tượng ấy như sau: “Một trong những lý do khiến thể phú Đường luật đắc dụng là khi viết bằng thể thức này nhạc tính của tiếng Việt được phát huy cao độ, đáp ứng được cảm thức ngôn từ của người Việt xưa”. [121, tr.163]

131

thiện và ác, tốt và xấu; giữa tài năng, khí phách hơn người và thân phận thấp kém không đáng một xu… Trong số đó, có những đối lập mà khi đối tượng của nó thay đổi sẽ mang theo cả sự chuyển động to lớn của tư tưởng thời đại như trường hợp Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng) và Hàn nho phong vị

phú (Nguyễn Công Trứ).

Văn hóa của một dân tộc về cơ bản được xây dựng dựa trên ba mối quan hệ ứng xử: ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với người khác, và ứng xử

với bản thân mình. Sở dĩ văn học thường đem không gian thiên nhiên đối lập với môi trường xã hội là vì theo quan niệm của người trung đại, nơi chốn trong sạch nhất trong vũ trụ rộng lớn chỉ riêng thuộc về thiên nhiên, không phải xã hội loài người. Nho, Phật, Đạo đều ca ngợi và yêu mến thiên nhiên. Nho giáo chủ trương ẩn dật. Phật giáo bàn về thiền định. Đạo giáo lãng mạn với thuyết tiêu dao. Cả ba học thuyết chính tạo nên toàn bộ hệ tư tưởng lúc bấy giờ đều chọn thiên nhiên làm nơi chốn nương náu cho tâm hồn. Chính vì vậy, tầng lớp trí thức khi bất mãn với thời cuộc, chán nản trước nhân thế lại chọn quay về cùng non nước để di dưỡng tính tình. Khuôn mẫu hành vi lánh

đục về trong phổ biến là rời bỏ chốn thị thành, trở về sống giữa môi trường thiên nhiên với vườn xưa, núi cũ, làm bạn cùng cỏ cây, trăng gió. Nhà nho ẩn dật chỉ có quan hệ với núi sông, cây cỏ, chim muông và từ chối những quan hệ khác với cộng đồng loài người. Nguyễn Trãi “suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn”28, chỉ nhận “mây khách khứa, nguyệt anh tam”29, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”30 để tìm về cuộc sống thuần khiết cùng “giang sơn tam bức, phong cảnh tư mùa”31. Đó cũng là cách ứng xử của

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)