PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
2.2.1. Trào lộng, châm biếm như là cảm hứng nổi bật của phú Nôm.
Cảm hứng trào lộng không phải sự xúc động ở một cá nhân mà nó xuất phát từ tinh thần thời đại và chứa đựng những nét riêng về tình cảm của một dân tộc. Trong giai đoạn cực thịnh kéo dài từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế
kỷ XIX của văn học chữ Nôm, cái hài từ văn học dân gian đường hoàng bước vào thế giới thi ca bác học vốn diễm lệ, mực thước, cổ kính. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…, mỗi tác giả một phong cách đóng góp cho văn học những tiếng cười ở đủ mọi sắc thái. Hòa vào dòng chảy của văn học dân tộc, phú Nôm vượt thoát khỏi hai cảm hứng phúng gián và ngợi ca quen thuộc để xây dựng một thế giới nghệ thuật ẩn chứa nhiều nụ cười. Với Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Tài tử đa cùng phú (Cao Bá Quát),
Thầy đồ ngông phú (Nguyễn Khuyến) và nhiều tác phẩm khác, thế giới nghệ
được đặc tả bằng một văn bút mang đậm yếu tố trào lộng. Có điều, sự nảy sinh của hiện tượng này là do thời đại đã áp phong cách của nó lên phú Nôm hay xây dựng hình tượng từ góc nhìn hài hước vốn là một nét độc đáo đáng
được nhìn nhận như phong cách của thể loại phú?
Để xác định điều đó, cần ngược lên một chút, trở lại thế kỷ XVI quan sát trường hợp Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng.
Nguyễn Hãng, không rõ năm sinh năm mất, được xem như người sống cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ba bài phú của ông nay còn giữ được hai:
Tịch cư ninh thể phú và Đại Đồng phong cảnh phú, trong đó Đại Đồng phong cảnh phú nghiêng về cảm hứng tụng ca, còn Tịch cư ninh thể phú nổi bật ở
chất trào lộng. Không quá lời, Nguyễn Hãng thực sự là người đã khám phá một con đường phát triển mới cho phú Nôm, và từ rất sớm, biến hình ảnh người nho sĩ (ởđây là chính tác giả) thành một đối tượng để trêu ghẹo (dù cái trêu ghẹo đó vẫn là trêu ghẹo hiền lành, chưa đến mức quá quắt như ở nhiều bài phú Nôm về sau).
Sự xuất hiện của tiếng cười ấy trong tác phẩm của Nguyễn Hãng là do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân từ bối cảnh lịch sửđương thời. Cơn sóng ngầm về sự suy thoái âm ỉ từ hai triều vua Lê Hiến Tông (1460 – 1504) và Lê Túc Tông (1488 – 1505) cuối cùng đã lật nhào cơ đồ nhà Lê với cuộc soán ngôi của Mạc Đăng Dung. Mặc dù sau đó ngai vàng của họ Lê được dựng lại nhưng xô lệch, ngả nghiêng với tình trạng vua Lê bù nhìn, trong khi hai thế
lực mới nổi lên là Trịnh (Đàng Ngoài) và Nguyễn (Đàng Trong) không ngừng tranh giành quyền lực. Các thiết chế chính trị, tư tưởng phong kiến Nho giáo bị xáo trộn, lung lay và rạn vỡ. Nhưng bất lợi về mặt chính trị lại tạo nên không khí thuận lợi cho văn học. Đây là thời kỳ con người có nhiều điều kiện
để tự bộc lộ và khẳng định mình. Ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đậm nhưng không còn triệt để chi phối cách nhìn nhận của nhà nho về cái đẹp. Văn
chương bắt đầu đi theo xu hướng chống lại quy định về cái đẹp Cao, Cổ, Hùng, Nhã, Đạm.
Nhưng bên cạnh đó còn có nguyên nhân liên quan đến bản chất thể
loại. Tiếng cười của Tịch cư ninh thể phú chỉ có thể được nảy ra từ khả năng tạo hình đặc sắc do thể loại cung cấp. Không phải ngẫu nhiên cảm hứng trào lộng trong văn học dân tộc ghi lại ấn tượng nổi bật ở thể phú. Một mặt, góc nhìn gần với hiện thực cho phép tác giả nhanh chóng phát hiện ra nhiều điều
đáng cười nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, nghệ thuật đặc tả, khoa trương của thể loại tỏ ra hết sức đắc dụng khi tạo nên tiếng cười cho tác phẩm. Và
đến lượt mình, sau khi ra đời, bài phú của Nguyễn Hãng sẽ cho thấy những thay đổi lớn trong cách con người hình dung về thiên nhiên và nhìn nhận một số vấn đề nhân sinh. Cái đẹp không nhất định phải gắn với cái cao cả, trang trọng. Cái đẹp vẫn có thể giữ nguyên bản chất thẩm mỹ của nó, thậm chí vẫn hướng đến cái cao cả trong khi sóng đôi ăn ý với cái hài, với tiếng cười trào lộng, dí dỏm, điều mà quan niệm Nho giáo không chấp nhận. Trong Luận ngữ, Khổng Tử đã dạy rằng người quân tử cần đến sự trang trọng: “Người quân tử không trang trọng thì không có uy nghiêm, học tập sẽ không vững chắc” (Luận ngữ, Học nhi) [108, tr.26]. Ở Việt Nam, tác phẩm văn học từ
khoảng thế kỷ XVI trở về trước, dù Hán hay Nôm, hiếm khi chọn trào lộng làm cảm hứng chủ đạo. Thảng hoặc ta cũng thấy nụ cười như kiểu Nguyễn Bỉnh Khiêm cười nhân thế:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.”
(Vô đề, bài 73) [47, tr.114]
Có điều, nụ cười ấy không làm mất đi dáng dấp đứng đắn của một nho sĩ. Thâm thúy pha lẫn ngao ngán, cái cười của Nguyễn Bỉnh Khiêm nghiêng hẳn về hướng phê phán. Nhà thơ không phải tự trêu mình mà chẳng qua mượn
cách nói ngược làm phương tiện hữu hiệu để khắc họa sự đảo chiều của những giá trị trong cuộc sống: đạo đức bị hạ thấp, quyền lực và đồng tiền lên ngôi. Ấn tượng chung về người ẩn sĩ mà Trạng Trình gợi lên cho người đọc từ đầu đến cuối vẫn thống nhất trong hình ảnh một nhà nho nghiêm túc đạo mạo. Ngược lại, ở Tịch cư ninh thể phú, tiếng cười với vẻ đẹp và khí tiết thanh cao của người quân tử có thể hòa hợp cùng nhau. Nhà nho ẩn dật ấy đôi lúc cũng có vẻ “tiên phong đạo cốt” dạo bước giữa thiên nhiên xinh xắn mang màu sắc
Đường thi:
“Dấu ngựa xe chẳng đến, cỏ bén hơi xuân; Bạn viên hạc quen tìm, hoa cười đón khách.
Cầm một trương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hiệu Nhiên;
Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu gã Đào Bành Trạch.”
Tuy nhiên, trong tổng thể cả bài phú, con người lại hiện lên với dáng vẻ hài hước, buồn cười, theo một kiểu không giống ai như tác giả tự nhận “pha phách thói Nho, Y, Đạo, Thích”:
“Ta thường
Vấn khăn gốc đen sì; Vận quần nâu đỏ quạch.
Mũ để ngăn sương chống tuyết, mũ mỏng bao sang sửa cánh dơi; Áo vừa ấm cật che hình, áo chẳng lọ phủ phê chân bịch.
Hạ làm màn, đông làm đệm, mấy lần sô coi đã hẩm sì; Tay là túi, vạt là khăn, ba bức thổn mặc dầu cũ rích. Nằm võng tre, ngấn cật vằn vè;
Đi guốc gỗ, nhịp chân lạch đạch.”
chỉ có nghĩa tạo nên tiếng cười. Nét dí dỏm đó còn chứng tỏ có những chuyển biến đang vận động âm thầm nhưng mạnh mẽ trong nhận thức của Nguyễn Hãng nói riêng, tầng lớp nho sĩ nói chung, đưa họ vượt ra khỏi khuôn khổ
cảm xúc, suy nghĩđã được quy định sẵn. Qua bài phú, hình ảnh nhà nho được nhìn nhận lại. Khi Nguyễn Hãng tự vẽ chân dung mình trong tác phẩm, ông
đã mang vào văn học một con người tồn tại với cả ba tư cách người bình dân, nhà nho và dật sĩ. Hình tượng nhân vật như một khối đa diện hợp thành bởi ba mặt: tri thức của bậc thức giả, nhân cách của người ẩn sĩ và tố chất của người bình dân. Cũng chính ở tố chất bình dân này, Nguyễn Hãng tạo nên tiếng cười nhờ sự xuyên thấm giữa yếu tố tự thuật và yếu tố trào lộng. Trong văn học giai đoạn sau, kiểu nhà nho hiểu đời nhưng vẫn bình dân như thế sẽ xuất hiện lại nhiều lần ở tác phẩm hữu danh lẫn khuyết danh với những câu tự miêu tả
của tác giả kiểu như: “Tôi nay: Tất hộ lơ thơ;
Hạnh lâm chen chúc.
Tỉnh lòng trần: mấy quyển thanh nang; Say mùi đạo: một bầu hoàng cúc.
Hú hí vỗ tay ôm cháu, véo má hôn ngang;
Nghêu ngao nằm võng dạy con, vắt chân thẳng dọc.”
(Trần Văn Nghĩa, Thế tục phú) Sau Tịch cư ninh thể phú khoảng chừng hai thế kỷ, Ngã ba Hạc phú
(Nguyễn Bá Lân) ra đời, ghi lại dấu ấn khó phai nhờ nhập vào văn chương bác học cách cảm nhận độc đáo về thế giới tự nhiên từ văn học dân gian: xem thiên nhiên như biểu tượng đa nghĩa gợi nhắc đến chuyện ái ân.
Nho giáo không hề đặt cơ sở cho việc tạo ra cách hình dung như vậy.
của cư dân vùng nông nghiệp trồng lúa nước đề cao hoạt động tính giao, không phải cung cách của nhà nho nhìn thế giới. Thiên nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học, theo đúng quan niệm thẩm mỹ Nho giáo, phải là biểu tượng của cái đẹp có liên quan đến phẩm chất đạo đức. Vì người và trời có thể
cảm ứng lẫn nhau nên trong vạn vật thiên nhiên, con người bắt gặp chính bản thân mình. Trúc có phẩm chất cứng cỏi của người quân tử, tùng được cái dày dạn không sợ tuyết sương như bậc đại trượng phu… Người bình dân cũng chia sẻ kiểu tư duy của con người thời trung đại. Thế nhưng, điểm đặc biệt ở
họ là cách nhìn thiên nhiên như cội nguồn của sự sinh sôi. Sinh sôi, với những ai làm nghề nông, là niềm vui báo hiệu được mùa, chở theo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, trong tập tục sinh hoạt dân gian, lễ được gắn chặt với hội, nghi thức thờ cúng thiêng liêng đi cùng với những trò chơi vừa vui tươi vừa mang đậm dấu ấn của văn hóa phồn thực. Cảm hứng trào lộng của Ngã ba Hạc phú không thể cắt nghĩa dựa trên bất kỳ học thuyết ngoại lai nào mà chỉ
có thể được bắt nguồn từ quan niệm lành mạnh ấy của nhân dân. Nguyễn Bá Lân cũng như Nguyễn Hãng đều sống ở những vùng trung tâm của văn hóa dân gian: Phú Thọ, Sơn Tây. Đoan chắc hai nhà nho này khi hòa mình vào cuộc sống nơi làng quê đã chịu ảnh hưởng không ít từ văn hóa dân gian vùng.
Đất đai nuôi dưỡng họ để rồi từ đó truyền vào lòng mỗi người sự trân trọng
đối với truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc. Từ đây có thể lý giải vì sao cùng sử dụng một thủ pháp như nhau: dùng hình ảnh đa nghĩa để ám chỉ hoạt
động tính giao, nhưng âm sắc tiếng cười giữa Ngã ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân) và thơ Hồ Xuân Hương lại khác nhau đến vậy. Nguyễn Bá Lân hầu như
hấp thu hoàn toàn cái nhìn vui tươi của dân gian, biến Ngã ba Hạc phú từ tác phẩm vịnh cảnh đơn thuần trở thành một điệu khúc rộn rã ca ngợi khung cảnh “vui thay”, “xinh thay”. Cảnh trong bài phú rộng mở như chính tâm hồn người viết đang rộng mở để thâu tóm cho kỳ hết hình ảnh, âm thanh náo nhiệt của
cuộc sống trù phú đang diễn ra trên ngã ba sông:
“Trên lọ phải vén quần vua Tống, ra sức anh uy;
Dưới cũng vui vỗ bụng trời Nghiêu, xướng ca canh tạc.”
Còn tiếng cười của Xuân Hương nghe ra sao chất chứa đầy tâm trạng. Sau mỗi nụ cười dường như có cả một khoảng trống về niềm vui, chỉ có nỗi cô đơn, chua chát hoặc khắc khoải, chờ đợi. Đấy là vì Xuân Hương không như dân gian, nhà thơ sử dụng hình ảnh thiên nhiên như biểu tượng phồn thực chủ yếu để nói lên bao nỗi khát khao thầm kín lẫn những cay đắng, khổ đau của bản thân mình và của giới mình:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tý con con.”
(Tự tình II) [60, tr.44] “Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”
(Quả mít) [60, tr.51]
Nhìn chung, Tịch cư ninh thể phú và Ngã ba Hạc phú đã ra đời trên một cơ sở lịch sử – xã hội thích hợp cho sự thâm nhập của các tư tưởng bình dân thông tục vào văn học viết. Sự xuất hiện của những tác phẩm này là một dấu hiệu báo trước tiếng cười sẽ bùng nổ trong văn chương hạ kỳ trung đại.