Cấu trúc tương phản có mở rộng – sự thể hiện quá trình phát triển của tư tưởng dân tộc.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 130 - 131)

26 Trên thực tế, việc thay đổi cách viết câu theo lối biền ngẫu không phải dễ Sức trì kéo của quy phạm về sự cân đối lớn vô cùng Đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc

3.3.1. Cấu trúc tương phản có mở rộng – sự thể hiện quá trình phát triển của tư tưởng dân tộc.

trin ca tư tưởng dân tc.

Mỗi tác phẩm văn học đều phản ánh hệ tư tưởng đang tồn tại trong xã hội. Sáng tạo văn học là “sáng tạo một thế giới mà cấu trúc của nó tương ứng với cấu trúc cơ bản của cái hiện thực xã hội trong đó tác phẩm được viết ra” [102, tr.892]. Suy nghĩ và tình cảm của tác giả được bộc lộ không phải chỉ ở

những nội dung cụ thể mà còn qua sự “đồng nhất lô – gic” giữa “cấu trúc tác phẩm và cấu trúc tư tưởng của một nhóm xã hội”[102, tr.892]. Quan điểm này tỏ ra chính xác với phú Nôm. Một khi tác phẩm được viết theo thể phú, tự nó

đã thông báo với người đọc rằng những gì được miêu tả có quyền không giống với hiện thực. Điều đó thể hiện khá rõ ở trường hợp Phụng thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh và Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy

129

Lượng. Hai tác phẩm với bức tranh tươi sáng về kinh thành Thăng Long ấy, nói cho đúng, không phải đang phản ánh hiện thực mà mang dáng dấp của những giấc mơ. Phụng thành xuân sắc phú (Nguyễn Giản Thanh) viết năm 1508 đời vuPa Lê Uy Mục, khoảng một năm trước khi “Vua quỷ” bị giết vào tháng 12 năm 1509. Nghĩa là tác phẩm ra đời trong giai đoạn suy thoái của nhà Lê. Còn Tụng Tây Hồ phú được Nguyễn Huy Lượng sáng tác năm 1801, sau khi Nguyễn Huệ mất chín năm. Lúc này, hào quang của nhà Tây Sơn như

ánh sao băng gần tàn lụi. Thật khó hình dung với tình hình chính sự như vậy, kinh thành vẫn còn tươi đẹp và bình yên như buổi thịnh triều. Vì thế, nếu hai tác phẩm này có giá trị thì giá trịđó không phải do chúng trung thành với hiện thực đến bao nhiêu phần trăm, mà là ở chỗ từ những giấc mơ về một xã hội lý tưởng, chúng ta biết thêm điều gì về nếp tư duy của tầng lớp trí thức dân tộc.

Vì lý do trên, khi tìm hiểu tâm lý dân tộc, không thể không khai thác sự

biểu hiện của nó thông qua cấu trúc tác phẩm. Khái niệm cấu trúc (kết cấu) ở đây có nội hàm rộng hơn khái niệm bố cục. “Nghiên cứu văn học từ những năm 20 của thế kỷ XX hiểu cấu trúc của tác phẩm văn học là kết cấu, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng khác, quan hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn” [35, tr.51]. Phạm vi cấu trúc bao gồm sự tương ứng giữa các bình diện khác nhau (các khía cạnh, các tầng nấc, các cấp độ) của hình thức văn học mà nhờ đó tạo ra được hệ

thống các mô hình đặc trưng cho từng tác phẩm, từng nhà văn, từng thể tài, từng khuynh hướng văn học.

Hiểu như vậy, bố cục chỉ là một trong số nhiều mặt khác nhau của cấu trúc. Hơn nữa, bố cục của phú Nôm Đường luật với sáu phần lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn, nghị luận và kết đã từng được nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu27 nên luận văn không bàn lại vấn đề này lần nữa.

27 Bố cục của phú Nôm là đối tượng được đề cập đến từ rất sớm. Các bộ văn học sử (nhưViệt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm), các tuyển tập phú (nhưPhú Nôm của Vũ Khắc Tiệp) khi

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)