Long 11 (1303), vua Trần Nhân Tông mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh tại kinh thành Thăng Long, bố thí cho dân nghèo và giảng kinh giới thí. Cũng theo Tam Tổ thực lục, khi trao truyền vị thế kế thừa của dòng thiền Trúc Lâm, Sơ tổđã đem 100 hộp ngoại thư kinh sử và 20 hộp kinh Đại Tạng trao lại cho Thiền sư Pháp Loa.
kinh thuyết pháp giúp người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển lời kinh chết trong sách vở thành những bài kinh sống động, tạo cho thế nhân niềm tin vào bản tính Phật tồn tại sẵn ở mỗi con người. “Kinh có lỗi gì?”. Đấy là lời của Lục tổ Huệ Năng khai mở trí tuệ cho Pháp Đạt. Kinh thật sáng rõ, còn mê ngộ, tự lầm, lỗi ấy do người chấp kinh. Vì thế, để giúp người đời thấy được mặt trăng, Trần Nhân Tông cần có “ngón tay” chỉ hướng mặt trăng. Viết phú bằng chữ Nôm cũng vì mục đích giảng giải một cách dễ hiểu hơn, cụ thể hơn nội dung của kinh Phật cho các lớp người trong xã hội, chứ không phải chỉ
chuyên chú vào những nhà sư tu hành “chuyên nghiệp”.
Đây là mặt đắc dụng của phú với đạo Phật. Nhờ phú Nôm, nội dung uyên áo của triết lý Phật được thể hiện một cách giản dị, dễ hướng con người vào hành động thiết thực hơn. Ngược lại, phú Nôm cũng chịu ảnh hưởng từ
nội dung Phật giáo. Kết cấu tác phẩm Cư trần lạc đạo phú là một minh họa cụ
thể. Rõ ràng cách chia bài phú thành mười hội mang vết tích của kinh Phật. Năm xưa Kinh Bát nhã đã được Đức Thế Tôn phân thành 16 hội để truyền giảng. Và kết cấu ấy phần nào giúp chúng ta hình dung môi trường lưu truyền trước đây của bài phú. Hoàn toàn có thể tin rằng Cư trần lạc đạo phú được viết ra chủ yếu để giảng giải hoặc tụng đọc trong các buổi thuyết pháp. Môi trường lưu truyền của tác phẩm ngoài bằng hình thức văn bản hẳn còn có hình thức truyền miệng. Hơn nữa, không chỉ Cư trần lạc đạo phú, những sáng tác khác như Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Giáo tử phú cũng đều chú trọng
đến mục đích được lưu giữ lại trong trí nhớ công chúng. Mà trí nhớ có quy luật riêng. Con người bao giờ cũng dễ dàng thuộc lòng những câu nói vần vè – một kiểu nói “lạ” so với cách nói hằng ngày – hơn là câu văn xuôi thông thường. Vào thế kỷ XIII, để hoàn thành nhiệm vụ này, chưa thể loại nào có ưu thế hơn phú ởđộ dài cũng như khả năng liên kết về vần. Ngoài ra, có thể khảo sát thêm trường hợp Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông). Toàn
bộ tác phẩm được viết bằng loại câu bốn chữ. Cũng có thể xem đó là câu tám chữ chia thành hai vế do thể Hán phú biến thành. Giữa hai vế câu không có
đối nhưng lại có vần theo kiểu phú Đường luật: hạ vần ở chữ cuối vế thứ nhì. Hiện tượng ấy xuất hiện trong phần lớn các câu từ 1 đến 24 (từ “Vạn sự giai không, Ấy là họa cả” đến “Xẩy tỉnh giấc hòe, Châu rơi lã chã”), cụ thể như
sau:
“Sinh có nhân thân,
Ấy là họa cả;
Ai hay cốc được, Mới ốc là đã.”
Tiếp theo các câu 25, 26 ngắt không gieo vần.
Bắt đầu từ câu 27 (“Đem mình náu tới, Cảnh vắng ngàn kia”) trở đi, cách gieo vần thay đổi. Đi cùng với nó là thay đổi về kết cấu. Từ gieo vần liên tiếp, tác phẩm chuyển sang gieo vần gián cách: vần chỉđược hạ ở cuối vế thứ
hai của câu thứ hai. Sự lặp lại của cùng khuôn vần sau mỗi lượt hai câu bát tự
làm thành ranh giới cho sự phân đoạn trong bài phú. Cách đặt câu ấy mang dáng dấp của lối vãn bốn trong văn học dân gian:
“Đem mình náu tới, Cảnh vắng ngàn kia; Dốc chí tu hành, Giấy sồi vó vá. Lành người chăng chớ, Dữ người chăng hay; Ngậm miệng đắp tai, Hề chi họa cả. An thân lập mệnh, Thời tiết nhân duyên;
Cắt thịt phân cho, Dầu là chim cá.”
Đặt nhiệm vụ giáo huấn, truyền bá giáo lý Phật lên vị trí ưu tiên, phú giai đoạn này chủ yếu thuộc văn học chức năng, chỉ Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang thật sự có những đặc điểm của văn học thuần túy. Vịnh Vân Yên tự phú chẳng những chọn thiên nhiên làm đề tài mà còn miêu tả phong cảnh bằng nguồn cảm xúc dạt dào xuất phát từ trải nghiệm chân thật của người viết. Đó là nét nổi bật thứ nhất. Tiếp nữa, trước tác của Huyền Quang viết theo luật phú chặt chẽ, giữa sáu phần có từ chuyển đoạn và gieo đúng tám vần (“yên”, “úc”, “anh”, “u”, “iêu”, “e”, “en” và “ây”). Ngôn ngữ khoa trương, cách khắc họa vẻ đẹp đối tượng bằng những so sánh chồng chất là nét
độc đáo thứ hai chứng tỏ đặc điểm của thể phú đã bắt đầu bén rễ trong dòng văn học chữ Nôm:
“Đất tựa vàng liền; Cảnh bằng ngọc đúc,
Mây năm thức che phủđền Nghiêu; Núi nghìn tầng quanh co đường Thục.
La đá tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn; Nước suối chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc.”
Đi cùng với những thay đổi trong quan niệm sáng tác và cách vận dụng các đặc trưng thi pháp là bước tiến bộ đáng kể về ngôn ngữ văn học. Cái mà duy nhất chỉ Vịnh Vân Yên tự phú có, còn những bài phú giai đoạn này thì không, là hệ thống tính từ miêu tả tính chất phong phú của thế giới tự nhiên, từ màu sắc đến âm thanh:
“Ngàn cây phơi cánh phượng, vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn; Hang nước tưới hàm rồng, nhả ly châu hột săn mục mục.
Da điểm đồi mồi, giống hòa vườn trúc.
Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành;
Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc.”
Bài phú thống nhất cùng toàn bộ thi phẩm của Huyền Quang, biểu hiện một thế giới xúc cảm tinh tế trước thiên nhiên. So sánh với những câu “Vượn mừng hủ hỷ, Làm bạn cùng ta; Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả” trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, càng thấy rõ hình ảnh thiên nhiên dưới ngòi bút của Huyền Quang gợi tả và gợi cảm biết bao:
“Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng; Vượn bồng con kề cửa nghe kinh.
Nương am vắng bụt hiện từ bi, gió hiu hiu, mây nhè nhẹ;
Ghé song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc, núi xanh xanh.” Giữa thế giới rộn rịp, không ngừng náo động của thể phú, thiền sư biến niềm vui sôi nổi “nghìn người xướng, vạn người hòa theo”4 thành niềm vui trong suốt, vĩnh cửu tỏa ra từ nội tâm êm dịu, thanh tịnh. Và như vậy, ông đã lưu lại trong phú Nôm một vẻ đẹp lạ mang phong cách của Huyền Quang.
Tóm lại, những tư liệu hiện nay cho phép ta đoán định: Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Vịnh Vân Yên tự phú, Giáo tử phú, Nam dược quốc ngữ phú không chỉ là những bài phú vào loại cổ nhất của văn thơ
Nôm nói riêng mà còn của văn học Việt Nam nói chung5. Mặc dù đặt bên cạnh phú chữ Hán, mức độ điêu luyện của phú quốc âm không bằng song
4 Đọc Thượng Lâm phú, Tào Thực – bậc thầy về phú thời Kiến An – đã cảm thấy như có “thiên nhân xướng, vạn nhân họa” (nghìn người xướng, vạn người hòa theo) [127, tr.129]. nhân xướng, vạn nhân họa” (nghìn người xướng, vạn người hòa theo) [127, tr.129].