Giai đoạn 3: Từ giữa thế kỷ XVIII – hết thế kỉ XIX.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 39 - 48)

6 Tam Ngung động phú, sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Tam ngu động, hiện đã thất lạc.

1.2.3. Giai đoạn 3: Từ giữa thế kỷ XVIII – hết thế kỉ XIX.

Đối với văn học, một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của nó chính là loại hình tác giả. Từ thế kỷ XV trở đi khi Nho giáo hoàn toàn thay chỗ Phật giáo trên vũ đài chính trị thì trong văn học, tầng lớp nho sĩ trở thành lực lượng sáng tác chủ yếu. Mà một nho sĩ muốn đạt được công danh thì “thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” là những gì tối thiểu anh ta cần phải học tập. Vì lẽ như thế nên các thể văn trường ốc, trong đó có phú, trở thành một phần gắn chặt vào văn học nghệ thuật đích thực.

Từ thế kỷ XV sang đến thế kỷ XVIII, kẻ sĩ đã thành nhân vật quen thuộc trong đời sống văn hóa – xã hội. Một số lớn nhà nho vì nhiều lý do vẫn sống giữa cộng đồng làng xã. Theo chân họ, phú – một thể loại văn chương bác học – hòa mình vào dòng suối tươi mát của văn học dân gian và được người bình dân tán thưởng. Những bài phú khuyết danh ra đời như Đàm tục phú, Gái nhỡ thì phú, Gào chồng phú…, tương tự như hiện tượng truyện Nôm khuyết danh, cho thấy thể phú rất được ưa chuộng. Với phú Nôm, đó là bước phát triển độc đáo song với công việc khảo sát tư liệu, thực tiễn này làm nảy

sinh tình trạng khó xác định niên đại của tác phẩm. Về những bài phú Nôm khuyết danh, cho đến nay, ý kiến chung của các nhà nghiên cứu như Trần

Đình Sử, Phạm Tuấn Vũ đều xếp vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, khi phú Nôm đã đạt đến độ chín muồi đủ để thâm nhập sâu rộng vào lòng công chúng bình dân. Nhận định trên có lẽ một phần được căn cứ vào ý kiến của Vũ Khắc Tiệp – người đầu tiên sưu tầm và chuyển văn bản chữ Nôm sang chữ quốc ngữ. Trong phần mở đầu tuyển tập Phú Nôm, Vũ Khắc Tiệp nhấn mạnh rằng chỉ “từ đời Lê về sau mới xuất hiện những bài phú thật hay” xứng đáng được tiếp tục lưu truyền [103, tr.10]. Nhưng triều hậu Lê với cột mốc chính thức

được tính từ năm 1428 khi Lê Lợi lên ngôi là quãng thời gian quá rộng để

khoanh vùng tác phẩm. Do đó, cũng cần khảo sát phương diện từ ngữ để có thêm cơ sở chứng minh niên đại của những bài phú Nôm này.

Đầu tiên, một điểm đáng chú ý ở phú Nôm khuyết danh là hiện tượng nghị luận bằng chất liệu lấy từ truyện thơ. Đặc biệt, tác phẩm rất được phú Nôm yêu thích là Truyện Kiều (Nguyễn Du). Câu thơ Kiều có thể dùng để hạn

định việc gieo vần như trường hợp Mẹ ơi! Con muốn lấy chồng phú với câu hạn vận “Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao”, hoặc được dẫn lại nguyên văn trong phú Nôm:

y mi gan, y mi tài; Kể chi hay, kể chi dở.

(Giặc đến nhà đàn bà phải đánh phú) “Vậy có câu rằng:

Tiếc thay trong giá trng ngn, đến phong trn cũng phong trn như

ai chi thán.

(Hồng nhan bạc phận phú)

Ngoài ra, cũng có khi những hình ảnh trong truyện thơ được phú Nôm nhắc lại dưới một hình thức diễn đạt khác. Chẳng hạn nếu nói đến những cuộc

tao ngộ trong tình duyên, đã có trâm nghĩa quạt ước của Phan Trần; nếu cần tấm gương bạc mệnh soi chung cho “hờn kim cổ”, đã có Thúy Kiều, Đạm Tiên của Đoạn trường tân thanh:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn, trâm nghĩa sáng cùng qut ước.” (Gào chồng phú)

Đạm Tiên kia tài sắc không hai, gương bạc mệnh cũng đòi phen chếch lệch;

Thúy Kiu nọ nết na có một, số đoạn trường còn lắm lúc long đong.” (Quá xuân phú)

Kìa Phan Trn so le đà mấy độ, đến mười năm trâm quạt lại sum vầy;

Nọ Kim Kiu ghi tạc chắc mười mươi, chợt một bước lửa hương nên cát cứ.

(Lắm mối tối nằm không phú) Là nhờ như vậy nên ít nhất chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng những bài phú trên chỉ được viết sau khi truyện thơ Phan TrầnĐoạn trường tân thanh xuất hiện trong đời sống văn học. Chúng hẳn phải ra đời khi “lẩy Kiều”, “tập Kiều” đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa tao nhã và quen thuộc của cộng đồng.

Một nhóm khác cũng dễ áng chừng thời gian sáng tác là những tác phẩm có nhắc đến tên các địa danh. Chẳng hạn trong Răn đời phú có một câu: “Người Hà Nội, kẻ Sơn Tây”. Điều này giúp xác định bài phú được viết vào khoảng thế kỷ XIX, cụ thể là từ sau năm 1831 khi Hà Nội trở thành tên gọi chính thức thay cho Thăng Long dưới triều vua Minh Mạng. Tương tự như

vậy, có thể chắc chắn Cổ Gia Định phú ra đời khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Tác phẩm nhắc đến nhiều danh lam thắng cảnh trên đất Gia Định, trong đó có nơi như chùa ông Bổn (“Coi chùa ông Bổn Đầu Cân; Dám quên chữ ngọn

rau tấc đất”) mới được xây dựng năm 1765.

Cuối cùng, phú Nôm khuyết danh quy tụ khá nhiều tác phẩm viết về

cảnh ngộ của những nho sĩ bình dân. Mối bận tâm thường xuyên về chuyện học hành, những tâm sự cay đắng, chua chát khi đối diện với tình cảnh khoa nào cũng hỏng trởđi trở lại trong phú Nôm và trở nên độc đáo đến mức có thể

tạo thành một bộ phận mang phong cách riêng. Lấy một vài tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và có “địa chỉ” hẳn hoi nhưThầy đồ ngông phú của Nguyễn Khuyến, Thầy đồ dạy học phú, Hỏng thi phú của Tú Xương làm tâm, sẽ tập hợp được về đây những bài phú khuyết danh Đồ Nghệ phú, Lạc đệ tự trào phú, Hỏng thi phú, Học trò lười dốt phú, Thầy đồ trọ học phú... Hình tượng nho sĩ không còn mang phong thái ung dung của một lớp trí thức đúng chuẩn Nho giáo mà xuất hiện như sản phẩm thảm hại của chếđộ khoa cử, hoặc trong bộ dạng của một thị dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Nội dung ấy khi được biểu hiện trên ngôn từ nghệ thuật sẽ trở thành cách miêu tả về kẻ sĩ

mang đặc trưng của văn học giai đoạn. Đọc qua đoạn giới thiệu nhân vật trong Học trò lười dốt phú, lại thấy hao hao dáng vẻ “quần cát bá, tất tơ, giày Gia Định bóng” của ông Tú đất Nam Định:

Khách có người: Tướng dáng bảnh bao; Hình dung chải chuốt.

Nón lông cò trắng, giày bước khoa chân; Khăn nhiễu mùi ô, quần buông đóng gót.

(Học trò lười dốt phú) Những sinh hoạt quen thuộc của các nhà nho cũng theo vào phú:

Những e ấp chửa mang nổi mình ốc, lại ra sự dắt tay trẻ xuống giếng, chấp chảnh làm gà;

Toan kéo co trả nợ tổ tôm thua, khéo giở tuồng đơm đó cá ngọn tre, kiếm ăn như rái.”

(Lạc đệ tự trào phú) “Cờ tướng đương khi nước bí, thế phải rút xe;

Tổ tôm chưa đến hội ù, thì đừng bắt phỗng.

(Hỏng thi phú)

Với những nhà nho sống vào khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, tổ tôm là trò chơi phổ biến: “Làm trai biết đánh tổ tôm; Uống chè Phương Thái, xem Nôm Thúy Kiều” [53, tr.1236]. Từ là sở thích của lực lượng sáng tác chính, tổ

tôm trở thành đối tượng phản ánh trong tác phẩm văn học. Thậm chí, khi bước vào văn chương, tổ tôm được sử dụng với ý nghĩa nhiều hơn là một thú vui giải trí. Một cuộc tụ tam có thể bộc lộ hết cái khí phách hơn đời và tài năng xoay chuyển càn khôn của Nguyễn Công Trứ:

“Nhân sinh quí thích chí,

Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam, Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang, Cơđiều đạc quân ăn quân đánh. Gọi một tiếng, người đều khởi kính, Dạy ba quân, ai dám chẳng nhường? Cất nếp lên, bốn mặt khôn đương, Hạ bài xuống, tam khôi chiếm cả!”

(Nguyễn Công Trứ, Thú tổ tôm) [18, tr.60] cũng có thể nói hộ Tú Xương tâm sự bất đắc chí, tài chẳng gặp thời:

“Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ, Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm.”

Ấy cũng là cách so sánh của tác giả khuyết danh trong Hỏng thi phú

vừa dẫn. Từ một số đặc điểm như vậy, có thể xác quyết về giai đoạn ra đời của những bài phú Nôm còn mơ hồ về lai lịch mà luận văn dùng làm đối tượng nghiên cứu.

Dựa trên nguồn tư liệu phong phú gồm những tác phẩm hữu danh cũng như khuyết danh vừa kể trên, có thể thấy, cho đến lúc này, phú Nôm không ngừng đổi mới. Nhưng sự cách tân của phú Nôm quãng từ giữa thế kỷ XVIII

đến hết thế kỷ XIX không như ở hai giai đoạn trước. Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là khoảng thời gian phú Nôm cần phải tự tạo dựng một truyền thống sáng tác riêng trên con đường còn chưa có người qua. Chính vì thế, khả

năng Việt hóa thể loại trong những giai đoạn này thể hiện ở chỗ: phú Nôm từ

nhiều nguồn lựa chọn cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú, phải tự tìm kiếm cho mình một phong cách. Còn từ giữa thế kỷ XVIII về sau, sự lựa chọn đã dứt khoát về hình thức văn thể: phú Đường luật chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, sự ổn định trên bề mặt lại ẩn giấu quá trình vận động không ngừng diễn ra bên trong phú Nôm. Các khuynh hướng chính mới nảy mầm từ giai đoạn trước đến đây trưởng thành vững chãi. Nhìn từ góc độ nội dung, phú phân hóa thành nhiều loại, “tải đạo” có, “tỏ chí” có, “làm chơi” cũng có.

Trước hết, về phần “chở đạo”, sự nở rộ của một loạt những tác phẩm

Răn đời phú (Khuyết danh), Thế tục phú (Trần Văn Nghĩa), Đàm tục phú

(Khuyết danh)… tạo thành mảng phú giáo huấn kế thừa Cung trung bảo huấn

của Bùi Vịnh đời Mạc. Thế nhưng, vượt qua phạm vi cung đình, nhóm tác phẩm này phát triển theo hướng “bình dân hóa”. Chúng mở ra một truyền thống tốt đẹp để phú từ thể loại thuộc về riêng tầng lớp trên – vua quan hoặc kẻ sĩ – trở thành thể loại gần gũi, gắn bó với công chúng bình dân, đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhân dân. Truyền thống ấy sẽ được Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền với Tỉnh quốc dân phú, Cải lương phú… tiếp tục phát

huy trong điều kiện mới khi lịch sử cần thoát khỏi chế độ phong kiến, vượt qua xã hội trung đại, tiến sang xã hội dân chủ và tự do.

“Tỏ chí” là nội dung thứ hai chiếm ưu thế với Trương Lưu hầu phú

(Nguyễn Hữu Chỉnh), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Tài tử đa cùng phú (Cao Bá Quát), Hỏng thi phú (Tú Xương)… Trong đó, tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã đẩy lên cực

điểm lối miêu tả hài hước mà Nguyễn Hãng bắt đầu. Sự lệch chuẩn của Nguyễn Hãng trên nhiều cấp độ bút pháp, hình tượng, giọng điệu là khởi đầu cho một loạt chuẩn mới. Cái hài sau khi bước vào phú Nôm, đã bén rễ, ươm mầm rồi đơm thành hoa thơm trái ngọt tạo nên hương vị riêng cho thể văn này. Âm hưởng trào lộng được khơi lên từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX đã chuyển sang trào phúng, châm biếm, và qua thế kỷ XX thì trở thành tiếng nói

đả kích sâu cay dành cho các thế lực xâm lược trong Hồ Gươm phú, Dân ngu phú (Tú Mỡ), Ông đồ nho phú (Bùi Huy Phồn), Tù xuân phú (Nguyễn Văn Từ), Nhắn gửi họ Ngô phú (Nguyễn Ngọc Tỉnh), Chúc tết Ngô “chí… sĩ” phú

(Tú Sụn)…

Ba là, khuynh hướng ngợi ca vương triều, miêu tả sự thịnh vượng của các vùng đất vẫn tiếp tục tồn tại. Số lượng tác phẩm thuộc xu hướng tụng ca tuy không nhiều nhưng đều có giá trị nghệ thuật nhất định. Một Tụng Tây Hồ

phú (Nguyễn Huy Lượng) duyên dáng, cổ kính, một Cổ Gia Định phú

(Khuyết danh) hồn nhiên, tươi tắn đã để lại trong lịch sử dân tộc những bức tranh phong cảnh quê hương còn tươi màu mực.

Mỗi nội dung thành công phải là kết quả của một hình thức có giá trị

nghệ thuật cao. Để chở được nội dung đa dạng đến vậy, ngôn ngữ phú Nôm

đến lúc này chẳng những trưởng thành mà còn thay đổi rất linh hoạt. Đó là thứ ngôn ngữ có thể đáp ứng yêu cầu miêu tả vừa khoa trương, lộng lẫy vừa tinh tế, đượm chất thơ trong trường hợp tán tụng, đồng thời cũng tương thích

với cung cách thể hiện theo kiểu văn xuôi ở phú giáo huấn, phú trào phúng… Nhiều câu văn phú thoát khỏi sự chi phối của văn ngôn, quay về bắt nhịp với tiếng nói sinh động đang thay đổi từng ngày của nhân dân:

Lại kìa:

Mấy cậu dẻo trai; mấy ả mày ngài.

Đồng hồ túi áo; kim cương hoa tai. Ma đam, me sừ; giắt lưng cỗ bài. Chim chuột là cốt; được thua cũng lời. Lại kìa:

Nhà tranh rếch rách; giường tre lệch lạc. Thằng quần lồng bàn; đứa khăn mảnh bát. Xỏ lá một phường; bợm keo một loạt. Thuốc khét râu ngô; nước bung chè hạt. Người mươi đồng xu; bài một cỗ nát. Ngọn đèn lờ mờ; năm canh xào xạc.

(Nguyễn Thiện Kế, Tài bàn phú)

Trong phú Nôm giai đoạn này cũng thường xuất hiện những câu dài, có lúc lên đến trên 30 chữ, nhưng vẫn được cấu trúc theo đúng quy luật đối ngẫu: “Trong làng thì bán buôn có nhiều thổ: thổ cờ bạc, thổ rượu chè, lại có thổ buôn nghề thuốc phiện, nào là mẹ dòng, con gái, đồ chơi thú lịch sắm dăng dăng;

Ngoài đường thì trai trẻ kéo từng đoàn: đoàn họp làng, đoàn hát giặm, lại có đoàn đi trò chuyện dạo chơi, nào là chú bếp, thầy nhiêu, khăn xéo guốc cao đi rả rả.

(Lê Trọng Đôn, Trung Lễ thất hỏa phú) Trước đó, ở phú Nôm thế kỷ X – XIV, tác phẩm viết câu dài nhất cũng chỉ đến 26 chữ/vế (trường hợp Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông).

Phú Nôm thế kỷ XV – nửa đầu thế kỷ XVIII cũng không bài nào có câu dài quá 20 chữ mỗi vế. Như vậy, chữ Nôm đến lúc này đã được vận dụng linh hoạt hơn vào sáng tác phú, góp phần khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ văn chương đích thực.

Kết thúc thế kỷ XIX, quá trình Việt hóa và cách tân của phú Nôm hoàn tất sau khoảng bảy trăm năm. Sang đầu thế kỷ XX, phú quốc âm vẫn được sáng tác nhưng khi đó, cái mà các tác giả quan tâm chủ yếu là nội dung yêu nước. Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,v.v., về mặt nội dung, đã đem lại cho phú Nôm tiếng nói đòi hỏi canh tân đất nước nhưng về mặt nghệ thuật, họ bằng lòng với hình thức chung của thể phú thời trung đại. Thời kỳ thịnh

đạt nhất của phú đã thành dĩ vãng theo sự tàn lụi của nền Hán học. Câu văn biền ngẫu không còn được ưa chuộng. Và thật ra, cũng đã đến lúc văn biền ngẫu cần rút lui để tạo điều kiện cho văn xuôi quốc ngữ ra đời.

Khi chúng tôi viết những dòng này, phú quốc ngữ vẫn còn được sáng tác. Năm 2000, giáo sư Vũ Khiêu cho xuất bản tập sách Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương, trong đó có một số bài là văn tế viết theo câu văn phú và một số bài thuộc thể loại phú. Mặc dù vậy, chúng chỉ gợi lên niềm hoài vọng và tự hào về thời quá vãng trong những nghi lễ có tính trang trọng. Mỗi thể loại đều có số phận riêng, và với phú Nôm, sức hấp dẫn của nó chỉ có thể phát huy tối đa khi sống trong không khí văn hóa trung đại.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 39 - 48)