Từ phú chữ Hán với cái nhìn bao quát thiên nhiên gắn liền với chứng tích lịch sử

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 49 - 52)

PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.1.1. Từ phú chữ Hán với cái nhìn bao quát thiên nhiên gắn liền với chứng tích lịch sử

chng tích lch s

Trong thực tiễn sáng tác ở Việt Nam, đặc trưng trên của thể phú được vận dụng theo những mức độ và xu hướng khác nhau tùy thuộc vào chất liệu ngôn từ cấu tạo tác phẩm là Hán hay Nôm. Với đối tượng phản ánh chủ yếu là các địa danh lịch sử, phú chữ Hán chấp nhận từ bỏ kỹ thuật miêu tả chi li đến mức tủn mủn vốn có của thể loại để tập trung toàn bộ bút lực tái hiện lại

khung cảnh chiến trận từ tầm cao khái quát. Dùng cái khoa trương làm phương tiện hữu hiệu ca ngợi lịch sử chống ngoại xâm, các tác giả Việt Nam chủ yếu tiếp nhận ở thể phú khả năng xây dựng những khung cảnh hoành tráng trong chiều kích rộng lớn của không gian và thời gian. Hòa mình vào không khí chiến thắng của dân tộc, phú chữ Hán có những chuyển biến lớn về

mặt cảm hứng. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu – một tác phẩm xuất sắc ra đời vào thế kỷ XIII – đã mở đầu cho cảm hứng ngợi ca truyền thống chống giặc giữ nước của phú chữ Hán. Lúc này, thế đứng của mỗi công dân cũng là thế đứng của toàn dân tộc khi nhìn về những tháng ngày chiến

đấu gian khổ và chiến thắng oanh liệt. Trên đỉnh cao anh hùng ấy, cần gì đến những điều nhỏ nhặt. Vì thế, trong phú chữ Hán chỉ hiện hữu một Bạch Đằng bát ngát, lộng gió, một Chí Linh vòi vọi, chói lọi khí thiêng, một Xương Giang “không sâu không nông” nhưng chảy xuyên lịch sử… Đó là một hiện thực được phản ánh theo cách thức rất gần với phương pháp sáng tạo truyền thuyết của dân gian. Cụ thể, các tác giả phú chữ Hán đã vĩnh cửu hóa vẻ đẹp quá khứ bằng khoảng cách tuyệt đối với hiện tại, đồng thời trộn lẫn điều hư

cấu với cái lõi lịch sử để làm sống mãi hình ảnh người anh hùng: “Rồng thiêng vùng dậy bay Lam Kinh,

Giáo trời chỉ thẳng ải Bắc thanh.

Xin ghi thịnh đức, khắc vào đá để truyền bất hủ;

Suốt nghìn đời và muôn đời, cùng trời đất mà trường thọ.” (Bài phú núi Chí Linh) [12, tr.96] (“Thần long khởi hề phi Lam Kinh,

Thiên qua chỉ hề sóc tái thanh.

Nguyện kỷ thịnh đức dĩ lặc trinh lệ hề, vĩnh thùy bất hủ;

Tuyên thiên cổ dữ vạn cổ hề, đồng thiên địa nhi trường cửu.”)

(Nguyễn Trãi, Chí Linh sơn phú) [104, tr.156] Ngoài bút pháp khoa trương, cả hình thức đối đáp khách – chủ cũng

được vận dụng vào việc tái hiện lại những chứng tích lịch sử. Không phải ngẫu nhiên Trương Hán Siêu, để dựng lại chiến thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, lại áp dụng hình thức đối đáp giữa hai nhân vật “khách” và “bô lão”. Đành rằng kết cấu theo kiểu khách – chủ không phải thủ pháp nghệ

thuật mới nhưng lựa chọn này của Trương Thiếu bảo gián tiếp cho thấy cách

ứng xử của ông với “lịch sử”. “Lịch sử”, dù chỉ mới diễn ra ngày hôm qua và là quá khứ gần với tác giả, vẫn cần được biến thành một niềm tin thiêng liêng nhờ vào độ gián cách về thời gian giữa nó với người đọc. Cho nên, tác giả

nhất định phải tự phân thân, biến Trương Hán Siêu – chứng nhân lịch sử

thành Trương Hán Siêu – người ngoài cuộc, khoác giả chiếc áo du khách đến thăm sông Bạch Đằng vào một buổi không rõ năm nào tháng nào:

“Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết.

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều;

Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo.”

(Bài phú sông Bạch Đằng) [15, tr.741] (“Khách hữu:

Quải hãn mạn chi phong phàm; Thập hạo đãng chi hải nguyệt.

Để Bạch Đằng giang, thị phiếm thị phù.”)

(Bạch Đằng giang phú) [15, tr.740]

Về cơ bản, cảm hứng về lịch sử chống giặc ngoại xâm là nguồn cảm hứng sáng tạo chính của phú chữ Hán. Nguồn cảm hứng này không chỉ thể

hiện trên bề mặt với những tình cảm khẳng định (đối với sức mạnh dân tộc) hay phủ định (dành cho giặc ngoại xâm) mà còn tác động đến hình thức nghệ

thuật của tác phẩm. Cũng chính từ sự khác biệt đó mà phú chữ Hán và chữ

Nôm tách thành hai dòng chảy riêng với cách chiếm lĩnh hiện thực không giống nhau, bất chấp việc chúng xuất phát từ một cội nguồn chung.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)