Tác động của cảm hứng hài hước trào lộng đối với kết cấu hình tượng.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 69 - 76)

PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.2.2. Tác động của cảm hứng hài hước trào lộng đối với kết cấu hình tượng.

hình tượng.

2.2.2.1. Với tiếng cười là âm hưởng chủ đạo trong nhiều tác phẩm, phú Nôm tìm được hướng đi riêng: dễ tìm thấy thấy chất hài từ cuộc sống. Nội dung trang trọng mấy qua phú Nôm cũng có thể biến thành “mách qué”. Trào lộng trở thành cảm hứng nổi bật. Đối tượng và phạm vi cười ngày càng mở

rộng. Thế giới đầy dẫy những cái đáng cười. Vì thể phú có khả năng khái quát hiện thực ở mức tổng hợp ít thấy ở thơ nên phú Nôm có khả năng tạo nên tiếng cười mạnh mẽ cả về cường độ lẫn trường độ. Cười không nhất thiết để đả kích cuộc sống. Có nụ cười hồn hậu ca ngợi cuộc sống vui tươi như Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng), Ngã ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân)… Có nụ

cười dí dỏm mà không kém phần thâm thúy như Xem cờ để mãnh phú

(Nguyễn Hổ Trừu), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ)… Có nụ cười cay đắng, xót xa, cười nhưng chảy nước mắt như Hỏng thi phú (Tú Xương),

Lạc đệ tự trào phú (Khuyết danh). Có nụ cười châm biếm, đả kích nhưng xét

đến cùng vẫn rất bao dung như Đàm tục phú (Khuyết danh), Thuốc phiện phú

(Ngô Điền)… Đáng chú ý là khi nhận từ dân gian nguồn cảm hứng hài hước, trào phúng, tác giả phú Nôm cũng tiếp thu luôn cả cách cảm, cách nghĩ của người bình dân. Qua việc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, họ tỏ ra là con người có trách nhiệm với cộng đồng hơn là con người ở vị trí nho thần cần thực hiện bổn phận “trí quân”. Chẳng hạn khi nói về sự xa hoa, cảm hứng phê phán ở phú quốc âm không mang màu sắc chính trị mà chỉ tập trung vào lối sống học làm sang của một số người. Nếu ca dao cười cậu cai làm bộ làm tịch:

Cậu cai nón dấu lông gà, Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai,

Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê.” [53, tr.375] thì phú Nôm cũng chê trách những kẻ khoe mẽ:

Trà chuyên, chén mẫu, giả bậc phong lưu; Trầu chục, thuốc phong, kể làm cách thức.

Ở nhà toan những chuyện đường hoàng; Ngắm bộ lại nhiều điều nhếch nhác.

Làm đến việc, buộc cổ mèo, treo cổ chó, tích nọ giọ tích kia; Tới đồng tiền, giật đầu cá, vá đầu tôm, nố sau cào nố trước.

(Khuyết danh, Đàm tục phú) hay:

Đá đưa đầu lưỡi tinh những trương hoàng; Sấp ngửa bàn tay rặt màu phản phúc.

Cũng khoe khoang: kẻđại phu tùng; Cũng khủng khỉnh: người quân tử trúc.”

(Trần Văn Nghĩa, Thế tục phú)

Đặc biệt, từ giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, đối tượng thường xuyên bị

cười trong phú Nôm lại là tầng lớp nho sĩ với những anh học trò thi mãi không đỗ và mấy ông thầy đồ dạy học ở nông thôn. Không kể những nhà nho chán ngán con đường khoa hoạn, lui về ở ẩn, xem dạy học như một cách cứu

đời, còn lại một phần lớn những ông thầy đồ ở nông thôn coi công việc đó là “cần câu cơm”. Đến lúc xã hội đảo điên, ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng thì cái sự nhếch nhác của tầng lớp đứng đầu tứ dân này càng lộ rõ. Trong văn chương bác học, không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy những hình ảnh như thế. Sự miêu tả chân dung nhà nho ở thơ Nôm Đường luật cố

nhiên cũng rất thú vị nhưng do tính chất hàm súc, cô đọng nên thơ ít khi vẽ lại tỉ mỉ, chi tiết đối tượng. Còn truyện ký tuy là thể loại có dung lượng lớn nhưng khi xây dựng hình tượng nhà nho, thường chỉ xoáy sâu vào ba mối quan hệ chính của nhân vật này trong xã hội, nhất là quan hệ vua tôi. Có phê phán việc học dốt hay ham mê sắc dục đi chăng nữa thì cuối cùng cũng quy về mục đích: khuyến giáo học tập kinh sách thánh hiền để thực hiện lý tưởng giúp vua, cứu đời. Chất hài được nảy nở từ mâu thuẫn trong bản thân nhà nho hầu như thiếu hẳn. Tiếng cười hiếm hoi xuất hiện ở Hoàng Lê nhất thống chí

bằng yêu thân” [74, tr.105] cũng chỉ lấy nhà nho ở tầng lớp trên làm đối tượng và chọn mâu thuẫn nảy sinh từ cuộc lộn ngược trật tự vua tôi, thầy trò làm trung tâm cái hài.

Giữa bối cảnh chung ấy, phú Nôm đã để lại những bức chân dung hài hước “có một không hai” về giới nho sĩ trong buổi Nho học suy kiệt. Nếu

Thầy đồ dạy học phú (Tú Xương) chỉ phơi bày một phần tình cảnh nhếch nhác của anh thầy đồ “nửa tỉnh nửa quê” thì Thầy đồ ngông phú (Nguyễn Khuyến) lại hoàn toàn đặt dấu chấm hết cho mẫu hình nhà nho như một chuẩn mực về các phẩm chất đạo đức trong xã hội. Một lần nữa chúng ta lại bắt gặp sự tương đồng giữa phú Nôm và văn học dân gian ở cách khai thác cái đáng cười. Nhà nho không phải thần thánh nên lỗi lầm anh ta phạm phải có thể

chẳng liên quan gì đến những vấn đề to tát như thiên đạo hay nhân sự. Thay vào đó, với tư cách là con người – bình thường, hoàn toàn không phải con người – quân tử, một ông thầy đồ có mối lo toan tủn mủn “nghĩ sểnh nhà ra thất nghiệp” y hệt như anh dân đen. Một nho sĩ vẫn có thể mắc tất cả những tội lỗi rất người như tội hám tiền:

Thầy nài nẫm thêm dăm tiền nữa, Chủ kéo cò đưa mấy đồng ra.”; tội vênh váo, học làm sang: “Dở lính dở quan;

Vừa thầy vừa tráng.”; tội tham ăn, biếng làm:

Cầm quyển sách ngủ gà ngủ gật, đầu canh hai đã chực đi nằm; Lúc ra ngồi mắt trước mắt sau, cỗ bàn nhất lại toan đánh cả.” tội mê gái, mê tổ tôm:

“Nhân khi nghỉ mát; Nhẹ bước thanh nhàn.

Ả kép ả đào chi loại; Tổ tôm tổ tép chi gian.”

Thêm vào những tội lỗi đã chồng chất ấy, thầy đồ còn có một tội đích xác thuộc về mấy anh học trò: học dốt nhưng thích nói chữ:

Chữ tứ thể lầm vài bốn lỗi, nét cứng nhưđanh; Sách thập khoa quên đủ mười bài, văn thô như thép. Mô, tê, răng, rứa;

Giả, dã, chi, hồ.

Hoặc cầm roi nhi quát tháo; Hoặc nghe sách nhi gật gù.

“Sừ tiên ban, sứ tiên cung”, bắt khoan bắt nhặt; “Tiền diệc tặc, hậu diệc tặc”, tiếng nhỏ tiếng to.

Thực tế ở Việt Nam, nho sĩ chưa khi nào trở thành tầng lớp tách biệt tuyệt đối so với người bình dân. Địa vị của người trí thức tuy được đánh giá cao nhưng không phải bất khả xâm phạm. Dân gian cũng có câu:

Nhất sĩ nhì nông Hết gạo chạy rông

Nhất nông nhì sĩ” [53, tr.1648]

Tuy vậy, để khắc họa được một cách sâu sắc hết thảy những cái tạp nhạp, tầm thường trong tư cách của kẻ sĩ thì phải là những người thuộc chính tầng lớp đó. Câu chuyện vì dốt mà đọc nhầm “tiền Xích Bích,hậu Xích Bích” thành “tiền diệc tặc, hậu diệc tặc” đoan chắc là sản phẩm của người có học. Có điều, đủ lương tâm để nhận thấy tầng lớp mình đang tha hóa nhưng lại không đủ sức để ngăn chặn một kết cục bi đát cho Nho học, những nho sĩ như

Nguyễn Khuyến chỉ đành lưu lại trong văn chương nụ cười còn mặn cay hơn nước mắt.

2.2.2.2.Phú chữ Hán, với cảm hứng về lịch sử chống giặc ngoại xâm là cảm hứng chủ đạo, không quan tâm đến cái hài. Đôi khi tiếng cười có xuất hiện thì cũng nhằm vào mục đích châm biếm kẻ thù xâm lược:

Vương Thông, Mã Kỳ đem dầu chữa cháy, cháy lại càng cháy; Phương Chính, Trần Trí như rùa lê đuôi, ì ạch lang thang.

(Lê Thánh Tông, Lam Sơn lương thủy phú) [78, tr.179] Với phú Nôm, tình hình lại khác. Không cần tìm kiếm đâu xa, những tác phẩm được đánh giá cao như Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng), Ngã ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ),

Tài tử đa cùng phú (Cao Bá Quát), Hỏng thi phú (Tú Xương)… đều xem tiếng cười như chủ âm của tác phẩm.

Người Việt thích cười. Điều này gần như trở thành một đặc tính dân tộc, phản ánh cách ứng xử mềm dẻo, coi trọng cái tình, đề cao hòa khí của con người Việt. Thậm chí, lời trai gái tỏ tình duyên dáng, ngọt ngào đến thế

mà vẫn có thể pha thêm tiếng cười dí dỏm. Truyền thống ấy đi vào thi ca bác học lại mang thêm màu sắc mới: tiếng cười là chất xúc tác tạo môi trường cho tác giả tự do bày tỏ những cảm xúc vốn bị câu thúc bởi khuôn khổ nghiêm khắc của quan niệm thẩm mỹ Nho gia. Điều đáng trân trọng là tiếng cười đã trở thành ý thức của lương tri, thể hiện sự nhìn nhận bản thân một cách khách quan nhất. Ý thức bắt buộc người viết phải tự nhận thức mình như một đối tượng đáng cười bởi vì suy cho cùng, mỗi con người đều là một thực thể chứa

đựng vô vàn sự mâu thuẫn, vừa tốt vừa xấu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa cao thượng lại vừa hèn kém, tầm thường. Con người ở nhiều bài phú Nôm đã thực hiện một việc rất khó khăn: tự phân tích từng biểu hiện tinh vi và thầm kín trong tâm lý mình, không ngại ngần bày ra cái yếu đuối thậm chí kém cỏi của bản thân một cách thành thật đến độ tàn nhẫn.

Không gian và thời gian cũng góp phần vào quá trình tạo nên tiếng cười cho tác phẩm. Con người được đẩy vào không – thời gian dịch chuyển để va chạm với hoàn cảnh, từ đó tìm kiếm giá trị bản thân thông qua một cuộc tự

phán xét. Thời gian bố trí không theo chiều tuyến tính càng làm nổi bật hơn thái độ, cách ứng xử của người viết với những lỗi lầm đã qua. Từ chặng

đường quá khứ, tác giả phú Nôm có thể tự cười cợt, châm biếm bản thân một cách rất “nhẫn tâm”:

Có một người: Mặt mũi khôi ngô; Râu mày nhẵn nhụi.

Biếng học, siêng ngủ, sách vở mập mờ; Non tập, già chơi, văn chương xốc nổi.

Đến khoa thi, nửa sợ nửa mừng; Tính nhân sự, một may một rủi.

Mừng mặt đủ buồng cau bánh thuốc, đồ vào trường kể rất mực phong lưu;

Theo chân nhiều đầy tớ học trò, chốn tạm trú hãy tìm nơi rộng rãi.

Thuốc Bách Tính đóm diêm, điếu ống, thông mồi này, đặt mồi khác, văn được như thuốc, ắt hẳn “dài hơi”,

Chả Ba Họ cơm nắm ruốc bông, ăn một miếng, nghĩ một câu, văn được như cơm, lo gì “ý nỗi”.

(Khuyết danh, Lạc đệ tự trào phú) Như vậy, trong phú Nôm, việc tự xét lại bản thân (của các tác giả) và cái hài là hai yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Con người tự phán xét sẽ thể hiện mình qua tiếng cười tự trào. Cũng là nói về kẻ sĩ nhưng nếu phú chữ Hán đề cao nét đẹp chuẩn mực của người trí thức thì phú quốc âm nhìn ngắm, cười cợt họ ở khuôn mặt đời thường, không “quân tử”. Và để có

thể vẽ lại thành công những bức tranh hài hước, tác giả phú Nôm sẽ sử dụng cả một cơ chế nghệ thuật thích hợp. Khi ấy không chỉ có thi pháp quen thuộc của thể loại được vận dụng mà từ văn học dân gian nhiều cách thể hiện mới mẻ cũng đã đi vào phú, hình thành nên một bút pháp nghệ thuật độc đáo cho mảng sáng tác này.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)