Đến phú chữ Nôm với cái nhìn cận cảnh đồng thời bao quát hiện thực cuộc sống

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 52 - 58)

PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.1.2. Đến phú chữ Nôm với cái nhìn cận cảnh đồng thời bao quát hiện thực cuộc sống

hin thc cuc sng

Phú Nôm thời trung đại không hẳn thiếu đề tài lớn. Phụng thành xuân sắc phú, Đại Đồng phong cảnh phú, Tụng Tây Hồ phú… đều là những tác phẩm tưởng như rất gần với phú chữ Hán ở đề tài miêu tả địa danh nhằm mục

đích tụng ca. Thế nhưng, bất chấp vẻ ngoài ít nhiều tương đồng ấy, phú Nôm vẫn tạo nên được nét đẹp độc đáo thể hiện ở xu hướng làm mềm hóa, bình dị

hóa những đề tài tưởng như chỉ liên quan đến việc ngợi ca vương triều. Mỗi bài phú quốc âm sẽ được biến thành một cuộc hành trình thú vị để phát hiện những điều chân thực trong cuộc sống thường nhật của con người.

Trước hết, tuy cũng là dựng lại không gian với chiều kích rộng, nhưng khác phú chữ Hán, phú Nôm yêu thích những quang cảnh gắn với sinh hoạt

đời thường, không phải khung cảnh chiến trường. Thêm nữa, nhân vật trung tâm của phú Nôm cũng không phải vua hay người anh hùng chiến trận mà chủ

yếu là những con người trong cuộc sống hằng ngày. Ở thế giới nghệ thuật trang trọng của bộ phận văn học chữ Hán, có mấy ai quan tâm tới câu chuyện về một trò đùa trong lớp học (Xem cờ để mãnh phú – Nguyễn Hổ Trừu), về

học phú – Trần Tế Xương…), về mấy trò cờ bạc (Tài bàn phú – Nguyễn Thiện Kế, Giới đổ bác phú – Khuyết danh…), v.v. Vậy mà phú Nôm dung nạp được hết. Với tư cách con người – đời thường, không phải con người – công dân, tác giả phú Nôm thoát khỏi quy định “văn” phải “chở đạo” để thâu nhặt từ hiện thực những câu chuyện vụn vặt, sau đó biến chúng thành một thứ

không hề vụn vặt chút nào: bức tranh đời sống với sự bề bộn vốn có của nó. Cố nhiên, tìm về với vẻ đẹp mộc mạc của ruộng đồng quê hương là khuynh hướng chung ở bộ phận sáng tác bằng chữ Nôm. Ranh giới giữa những tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm được xác định chủ yếu ở điểm này. Nhưng phú Nôm, nhờ ưu thế vốn có của thể loại, có khả năng chiếm lĩnh hiện thực xã hội ở mức độ tổng hợp ít thấy ở thơ Đường luật. Trong bối cảnh văn học quốc âm thiếu hẳn bộ phận văn xuôi tự sự với những tác phẩm truyện ký dài hơi hướng đến việc ghi nhận lại nhiều góc cạnh khác nhau từ cuộc sống, phú Nôm là một thể loại có nhiều thế mạnh để thực hiện nhiệm vụ đó. Với phú quốc âm, cuộc đời không phải chỉ được tái hiện trên một lát cắt rất mảnh với tiếng chợ cá “lao xao” từ xa hay bóng tiều phu “lom khom” dưới núi như trong thơ luật, mà ồn ào, náo nhiệt với già trẻ, gái trai đang lao động, vui chơi. Này là bức tranh kinh thành tươi tắn, thanh lịch:

Chợ Hòe đầm ấm; Phố ngọc tần vần.

Trai lanh lẹđá cầu vén áo; Gái éo le rủ yếm dôi quần.

Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa, rợp đường tử mạch; Chàng công tử ngự xe trương tán, rạng mực thanh vân.

(Nguyễn Giản Thanh, Phụng thành xuân sắc phú) Còn kia là toàn cảnh vùng Ngã ba Hạc tấp nập, nhộn nhịp:

Tiêu sái mọi bề;

Thanh tao nhiều cuộc. Rủ dây dù ông Lã máy cần;

Trần trụi mặc Chử Đồng ngâm nước.

Bè khách thương bạ bến, tượng chân quỳ gối lắc cày xuôi;

Thuyền ngư phủ trôi dòng, dang nách khom lưng chèo dếch ngược. Trên thì:

Một vẻ một màu; Mỗi chiều mỗi khác.

Móc gieo ngọn cỏ ngọc dầy dầy;

Đá dãi hơi sương vàng xua xủa.

Dùi điểm thùng thùng trống gọi, điếm tuần ti dồn dập khách chen vai;

Chày đấm văng vẳng chuông nghe, nhà phật tự lao xao người rén bước.

(Nguyễn Bá Lân, Ngã ba Hạc phú) Nếu cái thơ Đường luật quan tâm, theo đuổi là những cảm xúc tế nhị, tinh vi thì điều mà phú muốn nắm bắt lại là đường nét, hình thể và màu sắc phong phú, đa dạng của đối tượng. Cho nên, tuy chia sẻ một số chủ đề cùng thơ Nôm nhưng Phụng thành xuân sắc phú, Ngã ba Hạc phú và nhiều bài phú Nôm khác vẫn để lại dấu ấn riêng qua những bức tranh tái hiện một không gian rộng với các chi tiết đa dạng, chồng chất.

Từ thế kỷ XVIII trở đi, văn học chữ Nôm đạt được bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Truyện thơ Nôm, khúc ngâm, hai thể loại có dung lượng lớn trên văn đàn lúc bấy giờ, đều có khả năng khắc họa đời sống bằng ngôn ngữ dân tộc. Có điều, phương thức phản ánh không như nhau. Truyện thơ Nôm vì quan tâm đến cốt truyện và hành động của nhân vật trong tiến trình câu chuyện nên thường bỏ qua nhiều chi tiết nhỏ nhặt của cuộc

sống, chỉ chú ý đến những sự kiện đáng kể trong cuộc đời nhân vật. Hiện thực xã hội chủ yếu được bộc lộ thông qua những biến cố nhân vật đã gặp. Sự

xung đột giữa Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) với những nhân vật hiện thân cho chế độ phong kiến là một cách cụ thể hóa cuộc đấu tranh giữa khát vọng sống chân chính và tín điều Nho giáo khô cứng, khắc nghiệt. Tương tự như vậy, mâu thuẫn giữa Vân Tiên (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) và các nhân vật phản diện cũng nhằm phản ánh bằng hình tượng mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức Tốt – Xấu, Chính – Tà, Thiện – Ác.

Bên cạnh truyện thơ, khúc ngâm – bài ca “nội tâm” (chữ dùng của Phan Ngọc) – là chuỗi ngôn từ kết nối nhiều mảng tâm trạng. Và vì vậy, những mâu thuẫn tồn tại trong lòng xã hội đương thời chỉ có thểđược khúc ngâm thể

hiện gián tiếp dưới dạng “nguyên nhân” gây nên tâm trạng buồn đau cho nhân vật. Nguồn gốc nỗi đau của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn, bản dịch Phan Huy Ích) là chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến. Căn nguyên làm tan nát cõi lòng người cung nữ của

Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) là đặc quyền phi lý của thiên tử nói riêng, nam giới nói chung. Tiếng nói oán trách của cá nhân từ đó trở thành lời phán xét mạnh mẽ về những bất công có tính phổ biến toàn xã hội.

Trong khi đó, phú Nôm miêu tả đời sống theo cách trực tiếp hơn. Không nhằm mục đích xây dựng cốt truyện với nhiều biến cố dồn dập, giàu kịch tính như truyện thơ, phú Nôm dựa trên ưu thế về thi pháp miêu tả để tái hiện lại một khung cảnh xã hội tương đối rộng về phạm vi, đồng thời đa dạng, phong phú đến từng chi tiết. Chẳng những vậy, phương thức đánh trực tiếp, trực diện vào cái xấu cũng có thế mạnh nhất định khi cần phê phán, đả kích mặt tối của xã hội. Điều này có phần trái với quan niệm của các tác giả trung

đại khi thực hiện việc răn dạy đạo lý: chú trọng nêu gương tốt, không nhấn mạnh vào gương xấu. Nếu cần phản ánh cái xấu, cái ác vào văn chương, họ

thường lướt nhanh qua những chi tiết rườm rà không đáng nghe, hoặc bao bọc chúng bằng nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ. Mục đích cuối cùng của việc làm ấy là giữ gìn tính trang nhã cho văn chương – một phương tiện giao tiếp cao quý kết nối giữa người và trời – đồng thời đảm bảo sự chừng mực trong thái độ

của nhà nho. Ngược lại, ở nhiều bài phú Nôm, khi không có gì để bao biện nữa, nhiều hạng người trong xã hội hiện ra như được phóng chiếu y hệt từ

nguyên mẫu. Bài Đàm tục phú (Khuyết danh) bày ra một bức tranh sinh động về cõi tục:

Thuộc tầng lớp dưới, có loại người nghèo mà làm ra giàu, dại mà làm ra khôn, hèn mà làm ra sang:

Mặc sắm bộ trong ngoài nề nếp, tưởng là quen rái dạ, lạ rái áo, ra

đường gọi những ông chiêu;

Ăn đủ mùi sớm tối ngon lành, nghĩ đâu giàu làm kép, hẹp làm đơn, ngắm bộ thật là bợm xác.

Còn ở tầng lớp cao hơn thì nào là kẻ có học nhưng thực chất cũng chẳng ra gì, nào là loại quan viên không làm tròn phận sự, tâm địa phản trắc, lại có loại học trò học hành dốt nát, học như là không học:

Cũng có kẻ theo đạo thánh, dạy một đường ra một nẻo, ý không suy mang tiếng học hành;

Lại có người đội ơn vua, thờ hai chúa ở hai lòng, bụng như thế hổ

người chức tước.

(Khuyết danh, Đàm tục phú) Tập hợp miêu tả nhiều loại người trong cùng một tác phẩm khiến người viết đối mặt với không ít khó khăn trong bố trí các chi tiết. Để giải quyết vấn

đề này, ở những bài phú chiếm lĩnh hiện thực trên diện rộng, bao giờ các tác giả cũng chọn một nhân tố nào đó giữ chức năng thống nhất các yếu tố ở bề

“đồng tiền” là chất keo kết dính các chi tiết tưởng như rời rạc của tác phẩm thành một khối thống nhất. Ở đó, tất cả các nhân vật tuy khác nhau về tên gọi hay tính chất công việc nhưng hoàn toàn đồng nhất về bản chất: đặt chữ lợi cao hơn hết thảy, biến lương tâm thành vật hy sinh cho đồng tiền:

Đồng tiền treo trên thanh gươm công lý, mài cùn ngọn bút lông:

Đàn nha nhặng đứng múa thanh gươm lưỡi, đem lại đầy: mật ong, bột sắn, cua bể, tôm he;

Lũ thầy cò ngồi khoa ngọn giáo lông, đưa vào những: bát bịt, mâm thau, khay chè, ống súc.

Đồng tiền xoay cả Phật, bán cả Thánh, là “kinh sách” gối đầu của kẻ

học trò:

Kẻ xuất gia, rắp lòng buôn cả bụt, tu gì mà tu, tu mu!;

Gã nhập môn toan những lật cả thầy, học gì mà học, học chọc!

Đồng tiền lăn lóc theo hành trình lăn lóc của những ông thầy – thầy thuốc lẫn thầy bói:

Bói võ vẽ vài câu truyền khẩu, cũng mang hòm kiếm vặt, dẫu chưa thông quẻ Triều, quẻ Cộng cũng xem!;

Thuốc mập mờ mấy vị nhập tâm, cũng xách đẫy chạy rong, dẫu chưa rõ con Bể, con Hiền cũng bốc.

Cuối cùng, đồng tiền ấy ngự trên đầu môi chót lưỡi của nhân thế, thành thước đo cho mọi giá trịđạo đức của con người trong xã hội:

Vụng kiếm ăn, thời chê xác như vờ;

Khéo lừa đảo, lại khen khôn có nọc.

Như vậy, vận dụng những ưu điểm về nghệ thuật miêu tả của thể loại, tác giả phú Nôm đã rất thành công khi mang sự đa dạng, phong phú từ cuộc sống đời thường vào tác phẩm. Song việc mở rộng nội dung phản ánh của phú quốc âm không chỉ dừng lại ở đấy. Ngoài bức tranh hiện thực xã hội rộng lớn,

phú Nôm còn giữ lại cho văn chương nhiều tấm chân dung độc đáo mà từ đây chúng ta có thể khám phá xem trong thời thời trung đại con người đã tự nhận thức về mình như thế nào.

Một phần của tài liệu Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)