Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 98 - 102)

Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Ngôn ngữ nhân vật tạo nên nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại thường gây ra được những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Trong tiểu thuyết, ngôn ngữ đối thoại gần như chiếm phần lớn văn bản.

Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật, mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tượng. Đối diện với tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng bằng phương tiện ngôn ngữ, người đọc như bắt gặp toàn bộ các nhân vật rất rõ ràng, cụ thể đến từng chi tiết. Mỗi một nhân vật được miêu tả bằng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách con người rất riêng biệt, không hề trộn lẫn. Hạng người nào có loại ngôn ngữ đó. Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập cọ xát. Ngôn ngữ đã như là

một đặc trưng qui định tính cách của từng nhân vật. Mỗi nhân vật đều có tiếng nói riêng, phù hợp với tính cách, tâm lý của mình.

Khi đọc Mùa lá rng trong vườn, Lý - một người phụ nữ quyền biến và đanh đá, đã để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc, một phần không nhỏ là nhờ vào thứ ngôn ngữ lúc nào cũng tỏ ra hơn người, ghê gớm, “sặc sỡ sắc màu, lung linh, góc cạnh” của chị:

Lý nhảy ra khỏi ghế, giậm chân, xỉa tay:

- Bịa! Bịa! Tịch thu! Nói dễ nghe nhỉ? Có hốc xì thì có! Tịch thu! Ai tịch thu? Thẻ nhà báo đâu, sao không chìa ra?

(…)- Há há!... Đẹp mặt chưa! - Vỗ tay đồm độp, Lý cười ha hả. - Chị em tôi mà tin ông thì có ngày dã họng. Phượng ơi, mày thấy chưa? Tao đã bảo rồi mà, các lão đàn ông nhà này toàn là hạng vô tích sự cả.”

Hoặc:

...- Tự ý! Ông ơi, ông còn ngu đến bao giờ mới thôi! Đó là cái mưu mô của thằng Luận và cô em dâu qúy hóa của ông đấy, ông ạ. Rồi nó còn đưa con nó, đưa mẹ nó về đây nữa kia.

Đã mở mắt ra chưa. Con nặc nô ghê gớm thế. Hừ, cả vợ thằng Cừ nữa, nó được phép ai mà dám bước chân vào cái nhà này? Đây là nhà vô chủ, hả? Đây là quán chợ, hả? Giời, cái buồng bây giờ hỏa hồng không dưới năm chục ngàn đâu.” [ 41, tr.250,251].

Mặt khác, ngôn ngữ của Lý là thứ ngôn ngữ của cuộc sống phồn tạp đời thường kết hợp với lối nói vần vè dân gian nên nó sinh động hơn hẳn. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thường đi vào lời phát ngôn của chị một cách rất độc đáo. Tất cả được đặt vào một hoàn cảnh thích hợp, nhằm khắc họa rõ nét đặc điểm tính cách, tâm lý của chị. Trong những cuộc tranh luận giữa chị và Luận cùng những thành viên khác trong gia đình, lời thoại của chị như giàu có hơn, lung linh hơn bởi vốn từ ngữ dân gian ấy. Cách đối đáp gọn ghẽ, đầy triết lý dân gian được Lý sử dụng rất hợp thời, hợp lẽ, gây sự bất ngờ cho người đối diện. Đây là một đoạn trong cuộc đối thoại giữa Luận và Lý:

(…)“- Chị Lý này. Chị nói thế cũng chỉđúng một phần thôi. Vợ chồng, ngoài cái tình còn có cái nghĩa. Sống với nhau lâu thì có cái nghĩa tao khang, đá vàng trăm năm. Thế cho nên, đói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang mt mình.

- Nhưng, mt ngày ta mn thuyn rng, còn hơn chính tht nm trong thuyn chài!

- Chị tài lắm!

Những câu hát dân gian kiểu như: “Rõ đau đẻ còn chờ sáng trăng”, “Hàng bấc thì qua, hàng quà thì tới”, “Hoa vô giá, cá vô ngần”, “Mênh mông mặt nước cánh bèo. Tránh sao cho khỏi sớm chiều đầy vơi”, “Nghĩ người lại nghĩ đến mình. Cam lòng chua xót nhạt tình bơ vơ”… xuất hiện rất nhiều trong những câu chị nói. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng thể hiện Lý là con người có một độ sâu khác thường về tính cách. Tính cách: khôn ngoan, sắc sảo, tinh nhạy, mẫn cảm với đời sống, đơn giản nhưng cũng hết sức thực dụng được cá thể hóa một cách cao độ qua ngôn ngữ của chị. Ấn tượng ở cả những lời thoại mà Lý không hề vận dụng lối nói dân gian. Khi trò chuyện với Phượng về bà Lang Chí, Lý tủm tỉm nói rằng: “Các cụ già sắp xuống lỗ rồi mà còn tình tang ra phết”, còn trong lúc hứng chí nhận xét chồng Lý lại kể: “Đàn ông mà thích ăn ốc, cô bảo có kỳ không? Ăn được cả rổ, mút chùn chụt như ma xó, đến khiếp!”. Khi Phượng giãi bày về tâm trạng tuổi già của ông Bằng rằng: “Tuổi già kể cũng buồn. Em thấy hình như ông lo nghĩ chuyện chú Cừ lắm…”, Lý cũng tỏ ra hiểu chuyện cặn kẽ: “Buồn cóc gì. Cậu chưa biết đâu, tháng nào các cụ chả họp tổ hưu ở đây, cãi nhau í ỏm, thơ văn ông ổng dốc ra thâu đêm suốt sáng”.

Đó là một vài dẫn chứng qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Lý, để thấy được khả năng tổ chức, xử lý ngôn ngữ nhân vật của Ma Văn Kháng. Để ngôn ngữ thực sự trở thành chất liệu mang lại hiệu quả cao, mỗi nhà văn luôn không ngừng trau dồi vốn ngôn ngữ của mình bằng việc học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân và thể hiện nó thông qua lời thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ toàn dân là nguồn nuôi dưỡng văn chương, là cơ sở của những tác phẩm văn học. Cái tài của nhà văn còn thể hiện ở việc họ sử dụng vốn ngôn ngữ toàn dân ấy như thế nào. Qua tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy được sự tinh tế của ông trong cách sử dụng ngôn ngữ. Một văn phong trong sáng, giản dị, gần gũi với ngôn ngữ toàn dân, nhưng cũng không thiếu sự gọt giũa linh hoạt.

Chị Hoài là một người phụ nữ chất phác, thật thà, chị sống có trách nhiệm, giầu lòng nhân ái, luôn quan tâm đến mọi người nên lời nói của chị rất tình cảm. Người đọc luôn có được cảm giác yên lòng khi chị xuất hiện và lên tiếng. Cảnh chị và Phượng chia tay nhau ở nhà ga khi tiễn chị về quê, những lời dặn dò, trò chuyện của chị thực sự thể hiện được vai trò của người dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, mặc dù hiện tại chịđã có một gia đình mới:

… “- Còn việc này nữa, chị định nói với Lý, nhưng nghĩ Lý không chắc hiểu được, nên lại thôi. Chị cũng đã nói với Đông rồi, nhưng chú ấy ậm ờ, không hiểu ý tứ thế nào. Đó là chuyện của ông. Ông hồi này yếu quá. Hàng ngày dọn dẹp buồng ông, em phải chú ý làm việc này nhé, chị thấy buồn buồn vì vắng vẻ quá. Bà mất quả là ông thiếu mất một người đỡ nâng,

bầu bạn. Chị dò ý ông, ông có ý ngại. Chị liền đến thẳng nhà bà Chí. Ý chị muốn hai ông bà sống gần gụi nhau cho có bạn bè lúc già cả, em ạ. Rồi ai cũng vậy thôi.” [34, tr.129,130]

Bà trưởng phòng nơi cơ quan Phượng làm việc là con người tốt bụng, “xốc vác với công việc, nhưng tính khí quá bất thường”, khi rộng rãi xởi lởi, khi khắt khe xoi mói, lại có tính đành hanh. Khi Phượng có ý định báo cáo về phần công tác của mình, bà bảo rằng:

“- Báo cáo đếch gì! Cậu khắc làm khắc biết. Với lại có gì cậu cứ hỏi lão giám đốc. Tớ

không biết. Này, cậu ngồi sát lại đây…”

Trong quá trình làm việc, những lời nói và hành động thất thường của bà khiến Phượng có ý nghĩ rằng “Một con người như thế mà lại ở cương vị này ư?”. Nhưng thực ra, tất cả mọi ứng xử, mọi hành vi ấy đều có nguyên nhân của nó. Bởi “Bà trưởng phòng, người phụ nữ tính nết thất thường, không có cái căn bản trong nhận thức và đức độ, tư duy còn thô thiển, thật sự

không phải là con người độc ác, không đủ điều kiện để nhập vai lãnh đạo mà cứ đóng vai ấy,

đó là nguyên nhân của trò bi hài hàng ngày, đã và sẽ còn làm khổ Phượng và mọi người.”[34, tr.240]

Đông bình lặng, vụng về, vô lo, hững hờ với một thái độ bàng quan với tất thảy nên ngôn ngữ cũng đơn điệu, phẳng tẹt, tẻ nhạt, cứng nhắc với câu điệp khúc “Có gì là phức tạp lắm đâu”.

Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Ma Văn Kháng được cá thể hóa, đầy cá tính còn được thể hiện ở nhiều nhân vật khác. Ngôn ngữ của ông Quốc Thanh lúc nào cũng thô tục, sàm sỡ, độc đoán, bộc lộ tính cách một con người dốt nát, vô văn hóa, dâm ô. Những người trẻ tuổi thông minh, ôm ấp hoài bão trước cuộc sống nhưng lại vấp phải những thế lực hắc ám cản trở như thầy giáo Thuật lại có thứ ngôn ngữ trần trụi, văng mạng, hay triết lý, mỉa mai. Nhưng gạt đi cái vẻ bề ngoài nhiễu sự, cái hình sắc ma mãnh, thiếu thiện tâm, có thể tìm thấy ở ngôn ngữ cử chỉ, hành vi của con người này một khát vọng nhân văn. Những kẻ gặp thời đang hãnh tiến nhưđồng chí Lại, Bí thư Tỉnh ủy lại có thứ ngôn ngữ thô lỗ, tục tĩu, trâng tráo. Khi dự hội nghị Quân Dân Chính Đảng, kể lại chiến công hiển hách của mình mà ông oang oang rằng: “Tôi dẫn một tiểu đội xông vào dinh thằng tỉnh trưởng. Cửa đóng. Tôi đạp một phát, nhảy vào. Bàn giấy nó còn tung tóe giấy tờ, tài liệu. Khoái quá! Đã bao giờ được đến đây. Vinh hoa bõ lúc phong trần. Tôi liền vạch chim, tương luôn một bãi lên mặt bàn giấy của nó. Cho nó sướng” [82, tr. 102]. Rõ ràng, “Ông Lại là một con người như thế đấy. Trời, Phật, Đức Chúa Trời ba ngôi, ông ta cũng có thể chửi bới, khinh miệt…”. Ngôn ngữ bác Diệp trong Ngược dòng nước lũ lại luôn có chút hóm hỉnh, trào lộng, phù hợp với tâm trạng của một con người yêu đời, một tâm hồn

“thi sĩ dân gian” với cả trăm bài thơ châm biếm, là “người thiên hạ không thể dọa, khinh, chỉ có thể mời được” mà thôi. Đó là ngôn ngữ của con người “coi việc cầy xới phanh phui cái xấu xa đồi tệ” là phương châm để làm thơ “phò chính trừ tà”.

Mỗi con người là một thế giới riêng tư vô cùng bí ẩn, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được sự đồng cảm, để sẻ chia. Dùng lời đối thoại giữa các nhân vật, nhà văn buộc họ phải bộc lộ nỗi niềm, suy nghĩ bên trong của mình trong những hoàn cảnh không dễ nói ra. Nhờ có cảm hứng phân tích trên quan điểm lịch sử cụ thể, Ma Văn Kháng đã lột tả chân dung từng hạng người thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

Trong tiểu thuyết thế sự của mình, bên cạnh quan tâm đến màu sắc cá thể của ngôn ngữ nhân vật, Ma Văn Kháng còn đặc biệt chú ý đến việc tổ chức các cuộc đối thoại giữa nhân vật với nhau. Mỗi một cuộc đối thoại đều hấp dẫn và mang một màu sắc riêng. Đó là cuộc đối thoại có tính áp đảo giữa bác Diệp - Cầy chìa vôi và ông trưởng ban tuyên giáo huyện Hùng Mạnh -

Cầy tơ bẩy món trong Ngược dòng nước lũ từ trang 287 đến trang 291; cuộc đối thoại có tính đa âm giữa ông Cần và họa sỹ Hảo trong Mưa mùa h từ trang 72 đến trang 77; đối thoại có tính đuổi bắt như đối thoại giữa Lý và Luận trong Mùa lá rng trong vườn từ trang 46 đến trang 49… Với những cuộc đối thoại như thế, không chỉ tâm lý, tính cách của các nhân vật được bộc lộ rõ nét, mà còn tạo cho tiểu thuyết một không khí thoải mái, sinh động hơn.

Tổ chức đối thoại là điều kiện tốt nhất để tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng thể hiện một xu hướng đặc trưng: xu hướng vừa xích lại gần với ngôn ngữ hằng ngày, tiếp nhận yếu tố của khẩu ngữ. Đây là một trong những biểu hiện mới so với bút pháp truyền thống. Trong xu hướng hiện nay, ngôn ngữ trong văn xuôi không thể đơn điệu, không chỉ có một khuôn mẫu duy nhất. Trong quá trình hoàn thiện nó phải tiếp nhận được nhiều sắc thái, giọng điệu, thể hiện trong những khuynh hướng hình thức khác nhau thậm chí trái ngược nhau, để rồi sau đó vượt lên trên tất cả, kết hợp nhào nặn hài hòa thành một thể thống nhất và đa dạng trong tiếng Việt. Mặt khác, nó cũng sẵn sàng trân trọng đón nhận cái riêng sáng tạo của nhà văn, cái gọi là phong cách ngôn ngữ tác giả… Xây dựng ngôn ngữ nhân vật biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ, tính cách nào lời lẽ ấy và mang hơi thở của cuộc sống đời thường, tổ chức nhiều cuộc đối thoại hấp dẫn đã góp phần tạo nên tính chất đa âm, phức điệu cho ngôn ngữ tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)