Ngôn ngữ người kể chuyện hiển lộ (nhân vật)

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 96 - 98)

Khi người kể chuyện là nhân vật thì người đọc sẽ được chứng kiến những lời kể ở ngôi thứ nhất xưng tôi, từ điểm nhìn của nhân vật. Khi đó nhân vật tự kể về mình, về các sự kiện mà mình là người trực tiếp chứng kiến, với vai trò là người trong cuộc. Với cách kể như thế, cảm xúc, tâm trạng, tính cách của các nhân vật sẽ được thể hiện một cách chân thực và sinh động hơn. Khảo sát trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy hiện tượng nhường lời của người kể chuyện cho nhân vật cũng khá nhiều. Tuy nhiên, khi nhân vật được trao quyền kể chuyện thì không phải họ muốn kể gì cũng được, kể một cách thoải mái, mà quan trọng là mỗi nhân vật khi được trao quyền kể thì phải tạo cho mình một màu sắc ngôn ngữ riêng.

Cái riêng của ngôn ngữ người kể chuyện hiển lộ (nhân vật) được thể hiện trong yêu cầu thứ nhất là: ngôn ngữ ấy phải mang dấu ấn tính cách, nghề nghiệp của chính họ. Trong tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng đã thực hiện tốt yêu cầu này. Ở Ngược dòng nước lũ, khi nhân vật Cốc kỹ sư hàng hải kể chuyện thì ngôn ngữ ấy mang đậm dấu ấn nghề nghiệp của anh. Bởi cuộc đời anh là những chuyến đi biển nối tiếp nhau. Cốc kể: “Ở ngoài khơi vùng biển chủ

quyền nước ta có laòi mực chỉ nhỏ bằng ngón tay trỏ, có loài cá chuồn có cánh luôn thay đổi màu da. Cá nhím trông hơi giống con nhím, râu cứng như gỗ và chỉ lớn bằng hai ngón tay. Cá ngựa nuôi con ở bụng; cá hồi gù lưng, đến kỳ phát dục cả cá bố lẫn cá mẹ bơi về sông và sau sinh nở, bố mẹ đều chết, còn đàn con thì trôi về với biển cả. Cá qủy râu dài lõng thõng, phát sáng. Cá lá nhỏ bằng hai đốt tay, một khi đã dán mình xuống đáy nước thì đố ai cậy lên được. Còn con tôm vỗ có điệu nhảy y hệt điệu vũ vỗ giầy dậm chân gạt tuyết của dân Nga la tư. Cá cóc xù xì có nọc độc, bơi lui được. Con nhám beo tức con mập hung tợn thế nhưng sợ nhất con cá ép; nó bé thôi, nhưng nó ép vào mình con cá mập ăn nhớt nheo và hút luôn cả sinh lực con ác ngư này.” [42, tr. 15,16]. Ngôn ngữ ấy rất chính xác, gãy gọn. Chỉ có những người thực sự gắn bó với biển, sống với biển nhiều như Cốc thì mới có thể kể tỉ mỉđến vậy. Trong Gp g

La Pan Tn, Thiêm thường nhắc đến ông nội mình như một biểu trưng văn hóa cổ xưa, bởi thế ngôn ngữ của ông nội có nét gì đó rất xưa. Ông thường rút từ văn sách cổ, kể lại tích cũ, dùng lại lời người xưa, mà tri thức của ông vẫn là tri thức tiên nghiệm bẩm sinh. Ngôn ngữ ấy có cái gì đó vừa phàm trần gần gụi, vừa siêu thoát cao xa. Ông nội Thiêm kể: “Tổ phụ xa xưa của dòng họ ta vốn cháu nội đích tôn của vua Hùng. Người là bậc tù trưởng hùng mạnh, giầu có, trên tường thiên văn, dưới tường địa lý. Vừa có lòng nhân rộng rãi để thu nạp hiền tài bốn phương, lại vừa có tài sức phi thường lập nên công nghiệp: tay không đánh được hổ dữ, vật

được trâu rừng, vác được đá tảng ngàn cân, cõng được thuyền lương nghìn hộc…” [40, tr.610]. Đặc điểm thứ hai trong ngôn ngữ người kể chuyện là nhân vật đó là lối kể nhiều tầng bậc, đan cài nhiều điểm nhìn tạo cho ngôn ngữ trần thuật khá sinh động, hấp dẫn. Nghĩa là, trong khi kể chuyện người kể chuyện là nhân vật lại đưa lời của những nhân vật khác vào: (…) “Thằng Khoái lên chủ tịch công đoàn. Thằng Phù lên bí thư chi bộ. Cả thằng Thống lái xe cũng sắp lên đội phó đội xe đấy. Cóc cụ ngồi chễm chệ trong phòng chủ nhiệm, tuần nào cũng hai ba lần giao ban. Hứng chí lại còn làm thơ đăng bích báo. Ôi giời, tổ cha thơ mách qúe. … Nhưng mà bất ngờ nhất là thằng Liệu. Hoan gọi nó là em kẻ xỏ nhầm giầy là rất tài….Thằng này biết nhục… Vì vậy nó mới nay thanh minh, mai giãi bầy với các cô ấy. Rằng nó vẫn quý trọng anh

trai… Rằng bây giờ ông Phô mạnh, ông Phô trả lương thì đàn em phải theo ông ấy chứ biết làm sao!...” [42, tr.248,249].

Ở đoạn văn trên, chúng tôi thấy có hai lời kể, ứng với hai điểm nhìn khác nhau. Một là lời kể của Tâm, Chương, Tuyến, kể lại mọi biến cố trong nội bộ cơ quan quanh việc Khiêm gặp nhiều rủi ro cho Thịnh nghe. Trong khi kể, các cô đã lồng vào đó lời của Liệu, Quanh. Hai là lời Thịnh kể cho Khiêm nghe trên cơ sở những thông tin nghe được từ các cô cùng cơ quan với Khiêm, kèm thêm thái độ của mình và trong lúc kể Thịnh cũng nhại lại lời của các cô. Đây là lối kể chuyện mang tính khách quan rất cao. Khi nhân vật được trao quyền kể, cũng chính là lúc nhân vật được bộc lộ chính kiến của mình một cách thoải mái nhất. Vị trí của nhân vật bình đẳng với người kể chuyện, tạo nên tính đa thanh, phức điệu của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết.

Tóm lại, ngoài ý nghĩa góp phần xây dựng tính cách nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện hiển lộ (nhân vật) trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng còn tạo ra một tiếng nói đa thanh, làm cho ngôn ngữ trần thuật của truyện thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Miêu tả cuộc đời và con người như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ người kể chuyện mà ngôn ngữ nhân vật cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)