Cảm hứng phê phán, đạo đức thế sự:

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 42 - 50)

Cảm hứng phê phán bắt đầu định hình như là một cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Điều này có cơ sở tư tưởng - xã hội của nó. Đó là hiện thực đất nước những năm sau chiến tranh. Đói nghèo, lạc hậu, tham nhũng, cộng thêm hiện tượng biến chất của một số không ít cán bộ Đảng viên, dẫn đến tình trạng mất lòng tin trong quần chúng nhân dân… Quãng thời gian mười năm đủ để chúng ta nhận ra rằng đánh giặc giỏi chưa hẳn đã có thể làm kinh tế giỏi, rằng phải đổi mới tư duy. Như vậy, cảm hứng phê phán xuất hiện trước hết là trong cuộc sống thực tế rồi sau mới đi vào các tác phẩm văn chương, cụ thể là tiểu thuyết. Thời kì này, tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu quan tâm đến đề tài chống tiêu cực trong xã hội. Xung đột chính trong những tiểu thuyết này là xung đột giữa hai lực lượng tiến bộ và lạc hậu, xung đột giữa cá nhân và số đông …

Trong Đám cưới không có giy giá thú, tác giả thường can thiệp vào câu chuyện bằng những lời bình luận và đánh giá. Người đọc dễ nhận ra vai trò của tác giả trong việc xây dựng cốt truyện: các xung đột lộ rõ sự sắp xếp, các nhân vật như con rối trong bàn tay nhà văn. Những nhược điểm này là có thật trong Đám cưới không có giy giá thú, song những phát biểu mang tính phản biện xã hội mà tác giả đưa vào các nhân vật vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt. Thầy giáo Tự - nhân vật chính của tác phẩm - rõ ràng được tác giả trao vai, nhưng tác giả cũng cho phép nhân vật Tự phát triển. Tính cách, đời sống của Tự cũng trở nên phức tạp hơn nhiều, khi mà những cuộc tự vấn của riêng Tự đã trở thành cuộc tranh luận về xã hội, lịch sử và ngược lại. Trong Đám cưới không có giy giá thú, Ma Văn Kháng phát triển cảm hứng phê phán bằng một diễn ngôn đối thoại dài nơi nhân vật chính, làm thành hệ vấn đề mang tính chính luận. Để làm được điều ấy, Ma Văn Kháng phải chọn loại nhân vật trí thức. Một trí thức vừa ý thức sâu sắc về cá nhân vừa quan tâm thường xuyên về cộng đồng. Tự là nhân vật như vậy. Thông minh, nhạy cảm nhưng yếu ớt, khi va vào thực tế đầy mâu thuẫn của xã hội, nhân vật này tự dằn vặt vì trước hết ông cảm thấy mình luôn đối đầu với những nghịch lý nơi chính mình. Bên cạnh Tự, còn có Thuật, Kha, ông Thống, những người cảm nhận rất rõ thủ đoạn và sự giả danh của những thế lực độc ác, và tìm cách thoát ra khỏi móng vuốt của chúng, giữ vẹn bản ngã.

Những mối quan hệ tác động qua lại giữa cá nhân họ với xã hội và xã hội với cá nhân như thế, đã mài sắc thêm nhân cách của họ.

Là một giáo viên không chức vị, Tự ít bị hạn chế trong ứng xử nên dễ bộc lộ nhân cách trong mọi hoàn cảnh. Mọi hành vi, lời nói, suy nghĩ của Tự, làm cho người đọc chợt nhớ đến một số môtíp quen thuộc trong tiểu thuyết phương Tây như Don Quixote của Miguel De Cervantes, Mưxki (Thng ngc) của Dostoievski. Vì thế, cả Kha, bạn thân và học sinh của Tự đều đặt cho Tự biệt danh là “hoàng thân Mưxki”. Những chi tiết trong tác phẩm cho ta thấy rằng ở ngôi trường Trung học số 5 ấy, mọi quy chế, nhiều phong trào và cả những mối quan hệ xã hội liên quan tới trường đều không ăn khớp, thậm chí còn trái ngược với nhân cách, sở trường, tư tưởng của Tự. Môi trường xã hội và trường học khiến cho Tự không thể và cũng không muốn hòa nhập. Anh như bị tách ra khỏi môi trường sống thông thường, như mắc kẹt giữa cuộc đời, và Ma Văn Kháng đã không ngần ngại nói dồn trong một lúc về tình trạng ấy: “Bị bạc đãi. Bị khinh rẻ. Bịđầy đọa. Bị ruồng rẫy. Bị vây bủa. Bị vây bủa bốn bề. Bị phản bội. Bị vu cáo. Bị tước đoạt...” [82, tr.391]. Không phải Tự không có khát vọng, không muốn được giãi bày, cũng chẳng phải Tự không biết đấu tranh, mà mỗi lần Tự có hành vi thực hiện khát vọng, mỗi lần Tự tham gia đấu tranh cho lẽ phải, là mỗi lần Tự bị các thế lực xung quanh gạt phắt đi. Các thế lực ấy không đâu xa lạ mà chính là lãnh đạo trường học, bạn bè đồng nghiệp, học sinh thân yêu của anh và xã hội hiện hữu. “Nhưng với những gì đã trải qua, trong tinh thần

đi tìm sự thật dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ, lòng dũng cảm, chủ nghĩa nhân văn. Tự sẽ đem hết tâm lực mình vào cuộc tìm kiếm này” [82, tr.391]. Và cũng chính nhờ vậy mà Tự trở thành một thứ thuốc thử. Những mặt chìm ẩn, những điều bị che khuất của cuộc sống ở trường Trung học số 5 ấy đã bị lộn trái trước con người Tự.

Dẫu như “một cuốn sách hay để nhầm chỗ” nhưng trước cuộc sống ấy, Tự vẫn nhận ra mình là “một chủ thể độc lập tự do”. Dù bất cứ nơi đâu, khi Tự xuất hiện thì những tư tưởng, tình cảm phù hợp hay không phù hợp đều bị phanh phui, soi tỏ. Tất cả dường như đều muốn tranh luận với Tự. Để lo cho nhu cầu sống hằng ngày của gia đình, Tự đã phải đem những cuốn sách quý đi bán khiến cho thư viện Tùng Thiện - một trong hai thứ gia bảo mà cha anh để lại- ngày một vơi dần đi. Được phân phối chiếc lốp xe đạp Tự cũng phải đưa đi bán “để ăn chênh giá”, và anh bị cô Trình - “Cái Chấm Phẩy” hàng xóm dè bỉu, chê bai là lốp loại hai, là “đồ vét đĩa”, và còn mỉa mai bằng một câu hỏi làm Tự cảm thấy nhân cách của mình cũng như đang “hạ giá”: “Thế thầy còn cái gì bán nữa không?”. “Căn gác xép, thánh đường tôn nghiêm, tháp ngà cao quý, câu lạc bộ văn hóa, phân xưởng rèn đúc năng lực và ý chí của Tự, nơi tuổi bốn

mươi ba của Tự trú ngụ tháng ngày” [82, tr.12] cũng bị Xuyến - người đàn bà phản bội biến thành một hang động yêu đương…

Khi xã hội bị đảo lộn hết cả lên, Tự muốn tìm đến một môi trường trong lành hơn để có thể ươm mầm cho những hy vọng, những điều anh tôn thờ. Ngôi trường Trung học số 5, một trung tâm văn hóa của xã hội, nơi mà Tự kỳ vọng để có thể có một cuộc “thành hôn” giữa anh với những gì anh ấp ủ. Thế nhưng, chỉ vì một bức thư của người học trò cũ của Tự hơn hai mươi năm trước, mà cuộc đời anh một lần nữa lại phải trải qua những cơn chấn động nặng nề. “Lá thư, sợi thòng lọng, quàng vào cổ Tự, cái ngõ cụt của đời anh”. Với Cẩm thì lá thư chính là “dịp may trời sai quỷ khiến” để y có thể chơi trò “ném đá giấu tay, thanh toán một kẻ thù vô cùng nguy hiểm”. Với Dương, “lá thư là một bằng chứng cực kỳ giá trị cho bản luận tội đã viết sẵn của ông”. Hai cái dục vọng thấp kém gặp một thói chuyên quyền tầm thường. Cả ba chung sức khai thác một cơ hội (bức thư), hợp lực đánh mạnh, Tự làm sao mà đứng vững được. Như một liên minh ma quỷ, hiệu trưởng Cẩm, bí thư chi bộ Dương, bí thư thịủy Lại… cùng những kẻ a dua a tòng đã bằng mọi cách để hủy hoại tâm hồn, thể xác Tự, giết chết những điều anh kỳ vọng, tôn thờ.

Bằng những khái quát nghệ thuật, Đám cưới không có giy giá thú của Ma Văn Kháng đã cho chúng ta thấy rằng đây không đơn giản là chuyện dạy học mà chính là chân lý của cuộc sống. Lúc này đây, người thầy giáo phải đối mặt với xã hội, với nhân phẩm, trí thức, đạo đức, văn hóa, tình người, lý tưởng, trách nhiệm… Vấn đề chính của tác phẩm đâu phải là chuyện cơm áo của những người trí thức (cụ thể ởđây là những người giáo viên ở trường Trung học số 5), mà là vấn đề ý thức về tự trọng nghề nghiệp, sâu xa hơn là vấn đề trí thức của đất nước. Tự, Thuật được coi là những giáo viên dạy giỏi của trường, có nhiệt tâm với nghề nhưng cuối cùng đều bịđẩy bật xuống khỏi bục giảng. Người thì bệnh tâm thần, người thì phải giã từ mái trường thân yêu giữa một ngày hè nóng bỏng, khi “những vầng phượng già đỏ não đỏ nùng như những vũng máu đỏ của một cuộc huyết chiến bi thương và quyết liệt”. Điều ấy nói rằng, những cái đầu thông minh, những tâm hồn thánh thiện, những tấm lòng tâm huyết, tôn thờ lý tưởng đã không thể chống đỡ nổi sự ngu xuẩn tàn bạo và cái đểu giả, thủ đoạn. Thầy giáo Tự trở thành nạn nhân của những âm mưu đê tiện và độc ác bởi lòng tự trọng chân chính của một người thầy. Tự phải câm lặng khi thấy hiệu trưởng Cẩm chữa điểm bài thi tốt nghiệp, phải chứng kiến vô vàn những chuyện phản giáo dục ở chính cái môi trường giáo dục. Dần dần, anh suy kiệt cả về thể xác lẫn tâm hồn, như lời Kha nhận xét: “Tự đây, kẻ tuẫn nạn của một sở nguyền, tin cậy? Bị

vu cáo. Bị tước đoạt. Bị cướp bóc mất hết. Tiền tài không. Quyền lực không. Một chốn yên thân không. Rồi đây một chỗ đứng trên bục giảng cũng không nốt…” [82, tr.391].

“Nghề thầy mang bản chất nhân hậu, hữu ái” nhưng bởi môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề nên tính cách của người thầy cũng bị nhiễm độc ghê gớm. Một giáo viên dạy giỏi, “có năng khiếu toán học đặc sắc” như Thuật cũng trở thành một ông giáo ngông nghênh, với những phản ứng phi sư phạm. “Thuật đã lạm dụng uy tín thầy dạy giỏi, lao như điên vào các lớp dạy thêm, thoát ra khỏi cảnh túng bần truyền kiếp của ông thầy nước Việt”.

Với Mưa mùa h, Ma Văn Kháng đã tập trung phản ánh những hiện tượng tiêu cực như những hiện tượng ngược với qui luật ngăn trở cuộc sống chân chính, cản bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tác giả tập trung phê phán những kẻ bất lương cơ hội, giẫm đạp lên nhau để sống, và bày tỏ công khai lòng thương cảm đối với những người chân chính. Mạnh dạn lên án cái tiêu cực, Ma Văn Kháng đã đưa ra một cách nhìn, một thái độđúng đắn trước cái xấu, cái cản trở sự phát triển của xã hội, và đó là giá trị của tác phẩm.

Bên cạnh việc ngợi ca những con người mới của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Mưa mùa h đã lên tiếng “phê phán đấu tranh khá mạnh mẽ với những phần tử cơ hội, thói quan liêu vụ lợi, lối sống ti tiện, quay quắt, vô đạo đức”. Hình tượng tổ mối là một hình tượng có tính chất tượng trưng, đã gây được ấn tượng cho người đọc. Cái tổ mối ấy tượng trưng cho những thế lực sâu mọt đang ngấm ngầm phá hoại từ bên trong những công trình của nhân dân, của xã hội. Lũ mối đang ngày đêm đục khoét thân đê từ bên trong, được miêu tả sinh động như một xã hội loài người, có phân công, tổ chức, sinh sống, yêu đương… Hơn ai hết, những con người chân chính, những con người mới như Trọng, Nam, Thuận… phải là những người chuyên nghiên cứu những phương pháp mới nhất, hiệu quả nhất để tiêu diệt các tổ mối bằng cái đức, cái tâm của mình.

Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ngày càng đậm đặc hơn ở

Ngược dòng nước lũ. “Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây” [Hồ Anh Thái, ….tr.96]. Ma Văn Kháng đã thực sự nhận ra cơn chấn động của trạng thái nhân thế xã hội. Không còn chiến tranh với tiếng súng và màu đen u ám của khói lửa. Xã hội sang trang mới với những thước đo mới. Con người quay về với mình, với những nhu cầu của bản thân và cái nhìn quan sát. Cuộc đấu tranh nội bộ trong đời sống hậu chiến còn gay gắt hơn nhiều. Do mưu toan đen tối của một số kẻ chuyên quyền, bầu không khí trong lành ở một cơ quan văn hóa đã bị vẫn đục. Để khẳng định cái tốt, cái tích cực, Ma Văn Kháng đã để cho các nhân vật chính của mình đương đầu với cái xấu, với các thế lực tàn bạo, để cho họ “ngược dòng nước lũ” với bao thử thách.

Từ sau Đại Hội Đảng lần VI năm 1986 như được tiếp thêm sức mạnh, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng có sự chuyển mình mạnh mẽ. Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 - 1975 dường như đã nhường chỗ cho cảm hứng đạo đức - thế sự. Con người sử thi trong văn học cách mạng trước đó được thay thế bởi con người đời tư. Đề tài cũng không còn bó hẹp, nặng về nhiệm vụ chính trị như trước mà nó được mở rộng ra rất nhiều. Những tác phẩm văn chương viết về đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận của con người… xuất hiện ngày một nhiều hơn. Những người cầm bút không còn né tránh khi viết về những góc khuất của cuộc sống, những mặt trái của con người… Và đề tài gia đình trở thành mảnh đất có sức hút đối với nhiều nhà văn.

Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này cũng nằm trong dòng chảy đó của văn học nước nhà. Ông viết nhiều về gia đình Việt Nam với những giá trị truyền thống bên cạnh những ảnh hưởng của hoàn cảnh mới. Cũng như những nhà văn khác, khi viết về gia đình, Ma Văn Kháng tập trung khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa chiều của con người với gia đình và xã hội Việt Nam trong thời mở cửa. Dường như ông muốn tìm đến với những con người bình thường để khám phá ra những điều thú vịở từng con người, soi sáng cái độc đáo trong họ. Mặt khác, ông cũng tỏ ra rất tôn trọng, đề cao vấn đề cá tính (khác với trước đó thường đặt lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân). Khi viết về đề tài gia đình, ông rất băn khoăn với thực tế gia đình Việt Nam trước thách thức của nền kinh tế thị trường. Liệu gia đình truyền thống Việt Nam với những chuẩn mực đạo đức vốn có của nó có còn đứng vững trước lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… đang từng ngày từng giờ luồn lách vào tất cả các ngõ hẻm của cuộc sống?

Đồng tiền với danh vọng vật chất đã tỏa ra như những vòi bạch tuộc của nó đi và bám sâu vào trong từng ngõ ngách của cuộc sống. Ở đâu, người ta cũng thấy sự hiện diện của nó, và “khắp nơi chỗ nào cũng chấn thương”. Vợ chồng Tự trong Đám cưới không có giy giá thú đã nãy sinh mâu thuẫn chỉ vì đồng tiền mà Tự kiếm được quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của gia đình. Xuyến phản bội chồng cũng chỉ vì Quỳnh là người giàu có, mang lại cho cô cái cảm giác sung sướng khi vật chất đủ đầy. Từ một cô bé ngoan ngoãn tật nguyền bị bỏ rơi - Trình đã trở nên đanh đá hơn, dẻo miệng hơn trước lối xóm, không còn tôn trọng nổi một ông thầy giáo nghèo, cũng chỉ vì đồng tiền. Với Trình, chỉ có sức mạnh của đồng tiền, hơn thế, cô còn dùng qui luật của nó đểđòi lại những mất mát thua thiệt của bản thân.

Kỹ sư Trọng trong Mưa mùa h cũng là nạn nhân của lối sống thực dụng ấy. Trong vòng vây của cơm áo, gạo tiền, trong sự chen lấn giành giật danh vọng, sự tung hoành của thói dâm

ô, con người như không còn màng đến sự tồn tại của những người xung quanh. Thế lực của đồng tiền mới là thần tượng, là tột đỉnh của mọi giá trị. Xã hội lúc đó không phải là nơi ngự trị

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)