Các dạng nhân vật:

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 55 - 56)

Với tiểu thuyết, nhân vật là yếu tố trung tâm: “Nhân vật chính là người dẫn dắt người

đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [17tr.102]. Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Với mỗi một thể loại văn học, lịch sử vận động của nó cũng được thể hiện rõ nhất ở hình thức biểu hiện mà nhân vật là yếu tố hàng đầu. Tiểu thuyết là thể loại gắn bó chặt chẽ với cuộc sống đời thường, cái đời thường đó của tác phẩm lại biểu hiện rõ nhất ở nhân vật. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề

trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” [74, tr.103]. Các nhân vật được xây dựng để chuyên chở ý tưởng của tác giả, in đậm cá tính sáng tạo của họ và bao giờ cũng mang dấu ấn thời đại.

Sự ra đời của các loại hình nhân vật tùy thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Đối với Ma Văn Kháng, hệ thống nhân vật đã phản ánh trung thành thế giới nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong hai chặng đường sáng tác của ông. Ở thời kỳ trước những năm 80, với nguồn cảm hứng sử thi, nhìn chung nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ yếu được nhà văn soi chiếu từ góc nhìn chính trị - xã hội. Cuộc đời, số phận, tính cách từng nhân vật đều gắn liền với những sự kiện, biến cố có quan hệ mật thiết đến vận mệnh chung của cộng đồng. Khi lòng yêu nước trở thành một hệ quy chiếu để nhìn nhận đánh giá phẩm chất của con người thì nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả thể hiện chủ yếu trên phương diện ấy. Bởi thế, trong thời kỳ này, Ma Văn Kháng rất chú trọng việc xây dựng tuyến nhân vật quần chúng, tuyến nhân vật là người cán bộ, chiến sỹ cách mạng mang trong mình sự nhiệt tình, tận tụy gắn bó với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đời mới của các dân tộc anh em vùng cao.

Ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng đời thường, cảm hứng sự thật. Hướng vào hiện thực cuộc sống với những ngổn ngang, phức tạp của đời sống cư dân lao động ven thành thị và tầng lớp công chức trí thức, Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng. Đó là những người lao động nghèo

sống bằng nghề buôn bán nhỏ; những kẻ bất lương chuyên lừa lọc; những cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học; những anh bộ đội về hưu… Dù viết về ai, Ma Văn Kháng đều làm cho người đọc không khỏi ngạc nhiên về một cảm quan tinh tế của ông.

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)