Miêu tả hành động nhân vật:

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 83 - 87)

Hành động của nhân vật chính là toàn bộ những việc làm cụ thể của nhân vật trong giao tiếp, trong các quan hệ ứng xử. Cũng như yếu tố ngoại hình, hành động cũng góp phần lột tả nên tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm. Mặt khác, hành động nhân vật là nguyên nhân trực tiếp tạo nên biến cố, là cơ sở hình thành, phát triển cốt truyện của tác phẩm.

Bên cạnh việc chú ý miêu tả tướng hình nhân vật để lột tả tính cách nhân vật, Ma Văn Kháng cũng đã rất chú ý miêu tả hành động của các nhân vật. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thế sự của ông không quá nhiều nhưng hành động của các nhân vật cũng khá đa dạng. Những nhân vật trí thức, nhân vật chính diện thường có những hành động cao thượng gắn liền với lý tưởng, mục đích của bản thân và những người xung quanh; còn những nhân vật phản

diện, đội lốt trí thức lại có những hành động thấp hèn, cốt đểđạt được cái lợi cho bản thân mình mà thôi.

Là con người chân chính, hành động của họ sẽ luôn chứa đựng sự cao thượng đáng ngưỡng mộ, và nó thường xuất phát từ tình yêu. Bởi chỉ có tình yêu mới làm cho mọi điều trở nên đẹp đẽ hơn. Đó có thể là tình yêu người (tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè…), yêu nghề hay lý tưởng sống của những con người biết hy sinh. Vì con người, vì cuộc sống này mà họ có thể chịu đựng bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ, sự thiệt thòi, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng. Họ đặt lợi ích của con người, lợi ích xã hội lên trên hết để cống hiến tài năng và sự nhiệt thành của mình, chính những tình cảm yêu thương con người, nghề nghiệp là nền tảng vững chắc để họ có những hành động cao thượng. Đó là những con người như Trọng - Nam (Mưa mùa h), Tự (Đám cưới không có giy giá thú), Khiêm - Hoan (Ngược dòng nước lũ), Thiêm (Gp g La Pan Tn), Phượng - Luận (Mùa lá rng trong vườn)…Trong Mưa mùa h, nhân vật Trọng luôn phải chịu đựng sự hằn học đố kỵ của đồng nghiệp, va vấp trong công tác nhưng anh vẫn say mê làm việc, lấy công việc làm niềm vui, niềm hạnh phúc. Vật lộn với mưa gió bão lụt, chiến đấu quyết liệt với dòng nước lũ trên con đê Nguyên Lộc để tìm cách khắc phục, chữa trị cái tổ mối trong thân đê. Gặp biết bao khó khăn, trở ngại trong quá trình nghiên cứu phương pháp để bảo vệ những công trình thủy lợi khỏi sự đục khoét của lũ mối. Và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu đang hiện hữu giữa đời thường… Cuối cùng người kỹ sư trẻ tuổi như Trọng nhận ra rằng: cuộc đấu tranh trên những con đê có cái gì đó gần gũi lắm với đời sống hiện nay, một đời sống đang bị lay động bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Nhưng với niềm tin yêu cuộc đời anh vẫn tin vào nó: “Dẫu có thế nào và chính vì sự phức tạp của nó mà cuộc đời là vĩnh viễn đẹp. Cái đẹp của cuộc sống chia cho nhiều người. Anh là một khía cạnh vì anh may mắn nhận được sự thông đạt của mọi người. Anh là phiên bản của cuộc sống, chính cuộc sống dữ dội và những con người đã trải qua cuộc sống ấy đã đem lại cho anh niềm vui sống khỏe khoắn, mạnh mẽ. Từ nay, niềm tin, khuynh hướng, tình yêu của anh cũng như sức làm việc của anh sẽ bền vững, sâu sắc hơn vì thực sự có máu thịt của cuộc đời” [46, tr.337]. Đáng thương những con người ưu tú như anh đã phải vùi thân mình với “cả bốn mươi tám tỉ mét khối nước” nơi con đê ấy và không bao giờ trở lại.

Bên cạnh Trọng là Nam. Con người này “Suốt cuộc đời chống lại sự gian trá trong công việc, đã tận tụy dâng hiến toàn bộ sức lực, trí tuệ cho sự an toàn của những con đê… Anh đã cứu sống những con đê bằng sự quên mình của anh. Anh đã cứu cả một xóm, một làng khỏi cơn tai họa của trận đại hồng thủy” [46, tr. 222]. Anh vẫn cố gắng làm việc ngay cả khi đang nằm

trên giường bệnh, những tập tư liệu, sách vở và bản thảo ngổn ngang như: Báo cáo về lũ ở sông Hồng, những số liệu về thủy văn, khí tượng vẫn ởđó, cạnh anh.

Tự trong Đám cưới không có giy giá thú lại là con người luôn suy nghĩ day dứt về chân lí nằm trong sách vở và trong đời sống, anh đau đớn khi chân lí bị chà đạp. Cái cách anh giữ gìn, trân trọng những cuốn sách cha anh để lại trong “Tùng thư viện” cũng nói lên được nhiều điều. Vì những học sinh thân yêu, mà nói rộng ra là vì thế hệ tương lai, Tự đã dám nói lên những suy nghĩ của mình; vì trách nhiệm nghề nghiệp, anh có thể cho Tuẫn (một đứa học trò dốt bát, hư hỏng, lười biếng) - con trai ông bí thư Lại phải lưu ban, để từ đó anh phải nhận lấy bao nhiêu phiền phức và cơ cực. Trong ngôi trường Trung học số 5, nơi Tự công tác, đã có nhiều đồng nghiệp vì đồng tiền, vì danh lợi, thành tích mà đánh mất lương tâm của người thầy, nhưng anh vẫn cố giữ lấy cái nếp căn bản của một công chức, một nhà giáo bằng tâm huyết và lương tâm nghề nghiệp.

Bằng lòng nhiệt thành của sức trẻ và khát khao cống hiến, Thiêm (Gp g La Pan Tn) đã cùng bạn bè tình nguyện lên vùng cao, với mong muốn “trở nên một người có ích, một tên tuổi trong thời đại hiệp sĩ, trong các sự tích anh hùng” bằng công việc khai sáng văn hóa vùng rẻo cao. Anh nhận thức được rằng “sự nghiệp dạy dỗ con em đồng bào ở đây là cao quý” nên đã quyết tâm “dù có gửi nắm xương tàn ởđây tôi cũng sẵn lòng”. Bởi vậy mà sau năm năm lên La Pan Tẩn, trong khi bạn bè của Thiêm đã lần lượt bỏ đi vì đời sống kham khổ quá, vì buồn quá, vì bị bỏ rơi, vì công việc quá ư vất vả mà chẳng nên cơm cháo gì thì mình anh vẫn ở lại. Chứng kiến bao vất vả, khó khăn mà Thiêm phải trải qua trên bản Mèo ấy, người đọc cảm phục biết bao tấm lòng của anh đối với công cuộc khai sáng văn hóa ở vùng cao.

Một hành động nho nhỏ của Khiêm (Ngược dòng nước lũ) khi mua một lúc mười gói hạt hướng dương cho cô bé bán dạo ở bãi biển Thịnh Lương cũng làm cho chúng ta phải chú ý, nghĩ về số phận của cô bé mới học hết lớp bảy phải bỏ học đểđi bán hàng “không là nỗi quan tâm của bác sĩ Thịnh nhưng sẽ là nỗi lo buồn đau đáu của Khiêm”. Trước phản ứng của Liệu khi nói về anh trai mình rằng muốn từ lão ấy, muốn lão chết quách đi cho xong, Khiêm cũng đã giật mình phản đối. Mặc dầu biết Trương Kiển – anh trai Liệu là kẻ đứng bên kia chiến tuyến, là kẻ có tội với dân tộc, đất nước nhưng Khiêm cho rằng như thế là quá tàn nhẫn, quá cạn tàu ráo máng và “có cái gì đó nhẫn tâm độc địa, phản phúc, trái với nền luân lý thông tục của con người”. Và cứ như thế, Khiêm bao giờ cũng cố gắng đứng cao hơn những định kiến tầm thường! Quan hệ trong một cơ quan, một đám người được tổ chức theo quy tắc lý trí mà nói chuyện tình thương với ơn huệ thì có vẻ như là trái tai, nhưng sự thật là chính Khiêm đã nâng

đỡ những con người như Liệu, cái Tý Hợi rất nhiều cũng chính bằng cái tình thương ấy. Người xưa đã dạy: không gì gần con người hơn là lòng nhân ái. Khiêm đã thực sự sống và hành động như thế.

Đó là những hành động cao thượng của những con người chân chính, biết khát khao, biết yêu thương và đầy nhiệt thành. Viết về họ, Ma Văn Kháng thể hiện niềm tin yêu vào bản ngã tốt đẹp của con người. Giữa cái bộn bề, hỗn độn của lối sống thực dụng, đề cao lợi ích cá nhân thì vẫn còn đó biết bao con người dám hy sinh cho quyền lợi chung, dám sống vì lẽ phải, vì đạo nghĩa và vì tình yêu thương con người.

Bất tài thì vô đạo đức, đó là thông lệ. Đối lập với hành động cao thượng của những nhân vật như Khiêm, Tự, Thiêm, Trọng… là những hành động thấp hèn của những con người thiếu yếu kém về năng lực, sa sút vềđạo đức.

Đó là những kẻ lợi dụng tình hình khó khăn của xã hội, tìm mọi cách tiến thân như Hưng; bằng mọi cách để bảo vệ cái ghế hiệu trưởng của mình như Cẩm; sống thực tế và bất chấp, đam mê tính dục như Quốc Thanh; què cụt về nhân cách, tìm đủ mọi cách để hãm hại đồng nghiệp như Phô, Quanh... Mọi hành động của Hưng, Cẩm, Phô, Quanh, Quốc Thanh… đều nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu cá nhân của mình, vì với họ thì “…con người ta, anh quái nào chẳng vụ lợi, không ít thì nhiều. Và nói chung ai cũng vì mình cả thôi!” [46, tr.98]. Họ có thể dửng dưng trước cái chết của đồng nghiệp, đẩy đồng nghiệp vào chỗ khốn cùng… mà không chút mảy may đắn đo.

Đứng trước cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, con người luôn khát khao, đòi hỏi được đáp ứng các nhu cầu của bản thân. Nhưng khi những nhu cầu ấy không được đáp ứng, thì bản thể con người sẽ không giữ được tính cách đẹp đẽ ban đầu như vốn có. Có khi vì ái tình, vì chồng không đáp ứng được nhu cầu sinh lí mà con người đánh mất bản thân, trở thành người vợ lăng loàn, phản bội (Thoa - Ngược dòng nước lũ, Xuyến – Đám cưới không có giy giá thú). Có người vì đồng tiền, vì tham vọng vật chất mà giũ bỏ tất cả (Lý – Mùa lá rng trong vườn, Loan – Mưa mùa h). Có những kẻ bất tài, háo danh tìm mọi cách để vươn lên, bằng những mưu mô xảo quyệt nhằm loại bỏ các đồng nghiệp bất tuân phục (Phô, Quanh - Ngược dòng nước lũ; Hưng – Mưa mùa h; Cẩm, Dương – Đám cưới không có giy giá thú). Lại có những kẻ hống hách, cựa quyền luôn gây khó khăn cho người khác (bí thư Lại – Đám cưới không có giy giá thú, Quốc Thanh – Gp g La Pan Tn). Cũng có khi hoàn cảnh đã khiến con người phải làm những việc không muốn. Vì yếu thế mà họ phải thỏa hiệp với cái xấu (Liệu, Phù, Khoái, cái Tý Hợi - Ngược dòng nước lũ)… Cũng có người như ông Tiếu (Mưa mùa h)

bất mãn trở nên quá khích nhìn cuộc đời chỉ thấy dơ bẩn, nhìn con người chỉ thấy mặt xấu nên phản ứng lung tung. Ông văng tục chửi bậy cả vợ con “Ông dí đít vào cái tư tưởng thối tha của mẹ con nhà mày”, rồi ông đập cái nồi áp suất vì ông cho rằng “Đó là thuốc pê-ni-xi-lin tống vào mồm mẹ con nhà nó”, bởi ông muốn “để cho mẹ con mày mở mắt ra… đừng có tối mắt vì tiền”. Khi có thời giờ quan sát, ông nhận ra rằng “mình đang chìm ngập giữa cái bể tiểu tư sản, xung quanh toàn là tư tưởng thị dân, vụ lợi, trọng đồng tiền. Kinh khủng quá!”. Vợ buôn bán, kiếm được nhiều tiền mà ông lại không hoan nghênh, vì với riêng ông như thế là “mất lí tưởng”. Ông sẵn sàng đuổi thẳng cánh khách đến mua hàng vì “một câu nói, nó chửi đất nước, dân tộc mình một câu”.

Qua đó có thể thấy rằng “Con người có thể rất hèn hạ, vì họ bị miếng cơm manh áo ràng buộc. Vì họ cần được sống với danh vọng địa vị. Vì họ yếu đuối trước các thế lực cường bạo. Vì nỗi sợ hãi khủng long, sấm sét, thần quyền, ma vương, quỷ sứ truyền lại từ tổ tiên. Vì niềm tuân phục được dạy dỗ trong tinh thần dân chủ - tập trung. Vì thói quen phục tùng kẻ cầm quyền, vì hiện thời nền dân chủ còn chưa có một cơ chế hoàn bị để quyền lực khỏi rơi vào tay một cá nhân độc đoán. Vì cá tính của kẻ cầm đầu tập thể..., không hề biết kiêng nể bất kỳ kẻ dưới quyền nào, khác ý mình” [42, tr 166].

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)