Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 60 - 65)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng khá đa dạng, gồm đủ mọi lớp người. Có người tốt, người lương thiện, có những kẻ cơ hội, thấp hèn, có con người đầy bản lĩnh nhưng cũng không ít kẻ mất đi tình người , sống vô tâm, chỉ biết bản thân mình… Đó chính là những khám phá về con người tha hóa, sa ngã trong đời sống xã hội của ông. Mưa mùa h là chuyện ở một cơ quan, Mùa lá rng trong vườn là chuyện của một gia đình, nhưng cả hai đều biểu hiện sự rạn vỡ trong quan hệ cuộc sống và quan niệm đạo đức. Thực chất đó là vấn đề của toàn xã hội, đúng như Tô Hoài đã nhận xét: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội hôm

nay được thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc… và phong phú trong tác động xã hội và phản

ứng bản thân mỗi người, mọi nhân vật ở mọi vị trí, mọi điều kiện và hoàn cảnh” [78].

Một bức tranh thật ảm đạm về cuộc sống của những người trí thức chưa hẳn là một đề tài của Đám cưới không có giy giá thú. Nhìn qua có thể xem đây là cuốn tiểu thuyết về đề tài giáo dục nhưng xét kỹ thì không hẳn thế, bởi dung lượng hiện thực bề bộn trong đó liên quan đến nhiều hiện tượng của đời sống. Mối liên kết bên trong của hiện thực được miêu tả cho ta thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội và sự lộn sòng, coi thường những giá trị nhân văn chân chính đã đến mức báo động khẩn cấp. Đặt người thầy giáo và môi trường giáo dục vào trong nhịp sống đời thường, để từ đó khái quát nên những thuộc tính của cuộc sống là một thành công của Ma Văn Kháng. Đội ngũ những người thầy giáo trong tác phẩm đã vượt qua khỏi những chuẩn mực thông thường của tâm thức dân tộc, sa xuống cái hố thẳm của sự tha hóa. Những Cẩm, Dương, Thảnh, Thuật là những nhân cách què cụt, nham nhở đã đành, ngay cả Tự, người vẫn được xem là đứng đắn đang cố giữ lấy cái “lề”, cuối cùng vẫn bộc lộ sự yếu đuối. Cái yếu đuối cố hữu của anh trí thức được ngụy trang bằng sự trong sáng của nhân cách, của lòng tự trọng hay được thể hiện bằng những cuộc chạy trốn.

So với Sng mòn của Nam Cao, Đám cưới không có giy giá thú đặt ra vấn đề gay gắt và dữ dội hơn nhiều. Một bên thì chết mòn, “mốc lên, mòn đi, rỉ ra”, còn một bên thì đang chết mà cứ nghĩ là mình đang sống nên lao vào mà sống với một nhịp độ khẩn trương, sống một cách chụp giật với những âm mưu bần tiện, những ứng xử trơ tráo, bỉ ổi, không nhân tình, vô trách nhiệm. Tất cả được hình thành trên một cái nền cơ bản: mặt bằng văn hóa thấp kém. Lâu đài giáo dục thâm nghiêm và thiêng liêng bị dung tục hóa đến chân tơ kẽ tóc, bị ô nhiễm nặng nề đến từng phần tử nhỏ nhất. Môi trường tập trung tinh hoa về trí tuệ và nhân cách lại là nơi tha hóa trước tiên.

Đời sống xã hội những năm 80 có nhiều biến đổi, vì thế con người cũng phải thay đổi để phù hợp với cuộc sống mưu sinh. Nhưng đáng buồn thay là có không ít những con người đã không giữ được mình, không còn làm chủ được nhân cách và phẩm giá của mình, họ bất chấp dư luận, sống thoát ly đạo đức truyền thống, nên đã bị tha hóa, sa ngã. Loan (Mưa mùa h), Lý (Mùa lá rng trong vườn), Xuyến, Thuật, Trình (Đám cưới không có giy giá thú), Thoa, Liệu (Ngược dòng nước lũ)… là những con người như thế.

Vô số những con người có bản tính thiện đã bị bào mòn bởi hoàn cảnh. Cuộc sống quá thiếu thốn, quá khó khăn khiến con người trở nên ác khẩu, nhỏ nhen hơn, tính toán hơn, sùng bái vật chất, vô tình vô nghĩa. Trước khi sa ngã, họ cũng là những người tốt. Từng là một cô bé

dễ thương, có một tâm hồn thánh thiện, nên Loan đã từng biết khóc thương cho những số phận không may trong những cuốn sách cô đọc. Từng là người yêu bé nhỏ của Trọng và cho anh những cảm xúc thật nhẹ nhàng, lãng mạn, khơi cả nguồn thơ cho anh. Trong những năm tháng kháng chiến, Lý cũng từng là một tự vệ trực chiến, đẩy xe bánh tới trận địa pháo phục vụ chiến sĩ, thay chồng nuôi dạy con chu đáo, gánh vác việc gia đình chồng với trách nhiệm đứng mũi chịu sào. Trong mắt Tự, Xuyến vốn là “một phụ nữ quê kệch”, từ nông thôn lên, mang trong mình “tính tình bộc trực và vẻ đẹp thôn nữ thuần phác” và cô đã cố gắng lo toan đời sống bản thân gia đình như thiên chức của đàn bà để không thua kém ai. Còn Trình - Cái Chấm phẩy, hàng xóm của gia đình Tự, mấy năm trước “cũng ngoan ngoãn nết na lắm kia”. Dềnh dệch cái chân mang tật đi học về là nó không bế cháu thì đan len thuê hoặc bán hàng giúp chị nó. Trước khi sa ngã, Thoa vợ Khiêm trong Ngược dòng nước lũ cũng là một nữ công nhân dệt tiên tiến của nhà máy… Thế nhưng tất cả họ đều thay đổi đến không ngờ, thay đổi một cách chóng mặt trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường.

Sức hấp dẫn của cuộc sống vật chất, cái cảm giác thoải mái tức thời nó đem lại đã khiến cho con người thay đổi ghê gớm. Khác với một cô Loan thánh thiện trước đây, giờ là một cô Loan hoàn toàn xa lạ, tâm hồn xơ cứng, cách ăn nói ngoa ngoắt, thô lỗ, bạc ác hơn. Và bây giờ cô có kiểu đánh giá người khác qua khả năng kiếm tiền của họ: “…nhưng ông ấy còn hơn ba anh nhiều. Ông ấy làm được ối tiền. Vẽ truyền thần, mỗi bức phải ba chục. Ông ấy vẽ tranh thánh vớ mới bẫm.” [46, tr. 65]. Với một nhãn quan thực dụng ấy thì việc Loan phản bội Trọng đểđến với Thưởng không có gì khó hiểu. Thưởng đã dùng đồng tiền để mua chuộc cả gia đình ông Nhuần xích lô, chinh phục cả cô “con gái cảđẹp rực rỡ” của gia đình ấy chỉ trong khoảng một tuần lễ. Điều đó không mấy khó khăn vì “chính cô ta cũng đang khao khát sự sang giầu”. Hơn thế,trong gia đình ấy, từ già đến trẻ, ai ai cũng thấy “trọng vọng” Thưởng. Bà Nhuần đã rất hãnh diện khi được biếu “một cái nhẫn ba đồng cân”, dù không trọng vọng lắm nhưng ông Nhuần cũng “rất kính nể” Thưởng, lũ trẻ con thì rất yêu qúy gã vì được “cho qùa, cho tiền luôn”. Chính lối sống thực dụng của gia đình là lí do trực tiếp khiến Loan sa ngã.

Khác với Loan, Xuyến lại sa ngã phần lớn là do hoàn cảnh cuộc sống quá khó khăn. Để xoay xở cho cuộc sống gia đình, Xuyến cũng đã rất chịu khó, vừa làm cô thủ thư ở thư viện quận, vừa bán thuốc lá vỉa hè kiếm thêm thu nhập. Đồng lương của Tự quá ít ỏi không đáp ứng nổi cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày của gia đình. Khi thiếu cái nền tảng văn hóa cơ bản thì con người khó thích nghi được với đời sống. Xuyến cũng vậy. Hoàn cảnh đã biến cô thành một người phụ nữ luôn “lầm lầm cáu giận, lúc nào cũng bứt rứt về nỗi thiếu thốn” của gia đình

mình. Cô bỏ hẳn công việc nhà nước, “lao vào cuộc buôn bán trao tay, chỉ trỏ môi giới, lấy lãi lời, sinh lợi làm mục tiêu tối thượng”, cố vùng vẫy ra khỏi cái nghèo đói, túng quẫn. Tự phản đối gay gắt, nhưng dường như xưa nay cô chưa bao giờở trong vòng ảnh hưởng của anh, và lần này đây, cô lại càng “ra mặt phân liệt chính kiến”. Bằng lối tư duy thực dụng, “ít suy tư rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn”, Xuyến trả lời Tự rằng: “Không về thì lấy gì mà đổ vào mồm. Rõ chết

đến đít mà còn sĩ. Thanh với chả bạch. Ông thích ôm lấy cái nghèo đói thì cứ việc” [82, tr.24]. Con người ta ai lại không mong mình có một cuộc sống đủđầy, thoát ra cảnh nghèo túng, nhưng nếu là những người “sinh ra từ rơm rạ bùn lầy, khổ từ trong trứng, nghèo từ tam đại, tứ đại”, vốn đã “mang trong mình cái nghèo khó thâm căn” như Xuyến thì đó là niềm khát khao mãnh liệt hơn, thôi thúc hơn. Nguyện vọng duy nhất của cô là “giàu có, sung sướng”. Và cô có thể bất chấp tất cả cốt để không thua kém ai, không bị thiệt một xu. Khi mang trong mình lối tư duy thực dụng ấy, thì Xuyến “đã nhẩy cóc sang một bước phát triển nguy hiểm về phương diện đạo đức”. Ngay cả chồng mình, Xuyến cũng chẳng nể nang gì. Một người chồng đáng kính trọng và tự hào về tài năng, nhân cách như Tự, nhưng trong mắt Xuyến bây giờ cũng chỉ là một thằng đàn ông vừa hèn, vừa vô tích sự, chỉ là lũ “ăn tàn phá hại”. Sự đam mê vật chất đó kéo theo sự sa đọa về đạo đức. “Vợ và chồng là sự sở hữu lẫn nhau, không thể chia bôi, trước hết là ở phần thể xác”, nhưng sự nghèo khó đã đồng lõa với vết rạn nứt trong đời sống vợ chồng. Vì mưu sinh, và “ham muốn nhục dục”, Xuyến đã phản bội chồng, ngoại tình với “Quỳnh đĩ đực” ngay trong nhà mình, trên cái gác xép của Tự.

Càng ngày, con người càng đòi hỏi nhiều hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Khi không được đáp ứng, hoặc cả khi được đáp ứng đủ đầy, nếu không tỉnh trí cũng dễ dàng trở thành nộ lệ cho đồng tiền và quyền lực. Không hẳn nghiêng về lối sống thực dụng như Loan, không hẳn là do hoàn cảnh sống quá khó khăn, nhưng Lý trong Mùa lá rng trong vườn cũng sa ngã như họ. Lý được xem là nhân vật độc đáo nhất, hấp dẫn nhất của tác phẩm nhưng dần dần, Lý đã đánh mất đi cái vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ. Vẫn tháo vát, khéo léo nhưng càng ngày Lý càng thích ăn diện, so bì hơn thua, thích hưởng lạc và quay cuồng theo sức hút của cuộc sống vật chất. Càng ngày, chị càng ngông ngạo, đáo để, thấp hèn, tàn nhẫn trắng trợn. Chị lao vào những phi vụ làm ăn bất chính, từ bỏ chồng để trốn chạy theo gã trưởng phòng bất lương…

“Nhân cách con người phát triển trong cái hoàn cảnh đang bấp bênh này, ai dám chắc nó sẽ này chứ không thế khác”. Sự biến đổi của Trình đã khiến Tự “run cả người vì tiếc”. Bây giờ cô quái ác hẳn đi, không còn lễ độ, biết kính thầy như trước, càng ngày càng “bất chấp và liều

lĩnh” hơn. Cô chửi nhau thậm tệ với Xuyến và tỏ ra “già dặn như một mụ nạ dòng”. “Tóc xõa, ngực xổ ra vì đôi vú nở quá độ không mang coócxê, vừa xô tới định cào cấu, cắn xé Xuyến, nó vừa leo lẻo rủa nguyền Xuyến và không tha cả Tự. A! Mày đã thế thì bà sẽ làm cho mày tan cửa nát nhà, cho vợ lìa chồng, cha lìa con. Mày tưởng mày là vợ ông giáo cấp ba mà bà nể à! Giáo viên thì là cái đ.gì! Khối thằng, khối con ăn hối lộ, hủ hóa, dâm ô trụy lạc kia kìa. Ừ, bà làm

điếm đấy! Bà ngủ với cả chục thằng rồi đấy. Còn mày, thử xem cái thằng thầy giáo là chồng mày giữ được cái chính chuyên của mày đến ngày nào, giờ nào? [82, tr. 78]. Anh chị Trình đi vào Sài Gòn rồi vượt biên, bỏ cô lại bơ vơ một mình nên cô lao vào cuộc mưu sinh với lòng căm giận và “một ý chí phục thù hung hãn”…

Ở một dạng khác, nguyên nhân sa ngã của Thoa vợ Khiêm trong Ngược dòng nước lũ

lại nghiêng về phương diện bản năng. “Thoa gần với một đời sống dung tục”. Sống ở một thị xã miền ngược, năm năm chồng đi xa nhưng ở nhà chị đã “ba lần phá thai”. Khiêm không thể tự lừa dối mình, cố âu yếm để xóa đi vết thương lòng nhưng cũng chỉ là gượng gạo, từ đó “Thoa ấm ức vì không thỏa mãn mọi phương diện”. Không nghĩ gì cao xa, với Thoa “chị cần một người chồng là một thằng đàn ông đồi dào sức lực và kiếm được nhiều tiền. Dục vọng không lấp đầy, chị thèm muốn liên tục”. Chị cặp kè với một gã phụ trách nhà ăn ở xí nghiệp, một gã phóng viên nhiếp ảnh ở tờ báo tỉnh, nhả nhớt với tay Mộc lang băm ngay trong nhà mình, khi Khiêm đang nằm bệnh, làm tình với đàn ông ngay bên chân cầu Cốc Lý… Đồng ý rằng, đã là con người thì “bản năng ai mà chẳng có, nhưng đâu có phải vì thế mà xã hội trở thành khu rừng của muông thú”. Thoa đã không thể kiềm chế ham muốn của mình. Sống bên cạnh chồng, anh không động chạm gì đến thân thể cô, vậy mà trớ trêu thay, cô khiến anh tan nát cõi lòng khi phải ký vào tờ khai cho vợđi nạo thai.

Một đặc điểm nữa của các nhân vật nữ sa ngã trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng là hầu hết đều ngoại tình phản bội chồng, hay phản bội người yêu. Nghĩa là sự sa ngã của họ không chỉ vì ham muốn vật chất đơn thuần mà còn nghiêng về tình dục, cảm xúc bản năng của con người. Đó là vấn đề tình yêu - tình dục đã được nhiều tác phẩm văn học sau 1975 diễn tả. Nhiều nhân vật sẵn sàng bỏ chồng bỏ con để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Trong người họ chỉ có khát vọng là được sống cho chính mình, cho chính những khát vọng của bản thân mà thôi.

Mỗi nhân vật một dáng vẻ, mỗi người sa ngã vì một lý do riêng. Tất cả họ xuất hiện trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng đều tạo được một không khí sống động, có sức cuốn hút mạnh mẽ, đặc biệt là nhân vật Lý, “con người này tạo ra xung quanh mình một lực lôi kéo và

một trường hấp dẫn đến mê mẩn”. “Con người này hễ có mặt ởđâu là có khả năng làm cho nơi

ấy có không khí, sinh động hẳn lên” [65, tr.36]. Đó là những con người với những tính cách nổi bật: khôn ngoan, sắc sảo, cực kỳ nhạy cảm với đời sống nhưng sức đề kháng lại quá yếu ớt trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Đem so sánh với những nhân vật nữ này của Ma Văn Kháng với nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thì cách thể hiện của ông có chút khác biệt. Những nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu thường thiên về tính nữ, có sự tương đồng giữa hình thể và tâm hồn. Họ mang trong mình “nét dịu dàng truyền thống, sự nhẫn nại, lặng lẽ chịu đựng một cách âm thầm trong những nỗi buồn, nỗi đau, sự vất vả khó nhọc nơi cõi nhân gian đầy tục lụy và nhân tình thế thái” [83, tr.65]. Dẫu có một tính cách mạnh mẽ, chị hành động hoàn toàn theo suy nghĩ, sở thích yêu ghét của mình, nhưng cuối cùng Qùy trong Người đàn bà trên chuyến tàu tc hành cũng hiểu ra rằng ở đời cần phải có những hành động mang tính chất thánh nhân thì “con người mới ngày một tốt đẹp hơn, cuộc sống mới ngày một tốt đẹp hơn”. Qùy là một nhân vật mạnh mẽ, lạ lẫm bên trong nhưng thực chất có vẻ bề ngoài dịu dàng, hấp dẫn. Bản thân sự chịu đựng nhẫn nại, sự dịu dàng, thủy chung của Thùy, Tốt (Ca sông), Nết, Xiêm (Du chân người lính), Huy, Phượng (La t nhng ngôi nhà), Khơi (Mnh đất tình yêu), Thai (C lau), Qùy (Người đàn bà trên chuyến tàu tc hành)…dường như hoàn toàn tương phản với tất cả những ồn ào, xô bồ của đời sống bên ngoài.

Để cuộc sống có thể ngày càng tốt đẹp hơn, con người sống tốt hơn hiện tại, đòi hỏi mỗi người phải luôn cố gắng điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các chuẩn mực đạo đức, lương tri. Xây dựng kiểu nhân vật tha hóa sa ngã như trên, Ma Văn Kháng muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo xã hội về nguy cơ băng hoại các giá trị đạo đức trước những ảnh huởng tiêu cực của cơ chế thị trường, đồng thời thức tỉnh con người sự cảnh giác cho chính mình. Chỉ biết sống

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)