Miêu tả tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 87 - 92)

Thế giới bên trong của mỗi con người vốn rất phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp, vì thế việc thể hiện đời sống tâm lý của nhân vật thành công sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của một tiểu thuyết. Ở giai đoạn sáng tác trước, Ma văn Kháng chưa thực sự quan tâm đến việc đi sâu vào miêu tả tâm lý nhân vật, nhưng ở những tiểu thuyết thế sự, ông lại dùng phương thức này như một lợi thế. Nhân vật của Ma Văn Kháng thường xuyên tự ý thức về bản thân mình, và ý thức về các mối quan hệ xung quanh, tự bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ trung thực nhất của mình. Bằng việc sử dụng thủ pháp đối thoại và độc thoại, Ma Văn Kháng đã thể hiện một cách tinh tế đời sống nội tâm của nhân vật trong truyện.

Nếu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, nhân vật của thường hướng ngoại và giải quyết các khúc mắc bằng hành động, thì trong tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng, nhân vật được xây dựng trên một đời sống tâm lý phức tạp. Ông đã đưa người đọc đi vào thế giới tâm lý ấy, như dõi theo một hành trình tự ý thức, đầy mâu thuẫn và dằn vặt của nhân vật. Ông thích khắc họa những nhân vật luôn tự vấn, họ phải luôn tự vật lộn để giữ vẹn cái tâm trong, hòng thoát khỏi hoàn cảnh đầy rẫy sự nhỏ nhen, ích kỉ. Và như vậy, nhiều nhân vật của Ma Văn Kháng là nhân

vật bi kịch: họ thường phải trả giá đắt cho sự tìm kiếm và bảo vệ những điều tốt đẹp, cao cả trong đời.

Với nhân vật Lý (Mùa lá rng trong vườn), Ma Văn Kháng đã thể hiện cái sức sống mạnh mẽ, tràn đầy bản năng của một người phụ nữ ít học nhưng xinh đẹp và thông minh. Ông đã tài tình khi khắc họa trạng thái tâm lý của Lý, từ tình cảm yêu quý ngưỡng mộ chồng đến sự xem thường, chán ngán. Bởi theo cách miêu tả của Ma Văn Kháng, Lý là người phụ nữ năng động, chị không thể chấp nhận sự ù lì, mòn tẻ của Đông. Hơn nữa, hình như Ma Văn Kháng cũng thường thích chọn cái tuổi nhạy cảm của người phụ nữ, trong đó có Lý, để mà miêu tả: tuổi hồi xuân. Ma Văn Kháng đã miêu tả Lý như con diều gặp gió, khi xã hội bung ra về kinh tế.

Ngòi bút Ma Văn Kháng đã tập trung lách vào những diễn biến thất thường, phức tạp trong tâm lí nhân vật Lý. Ấy là một diễn biến khó lường, có lúc theo quy luật thông thường, song có lúc lại bất ngờ, dữ dội, không theo một quy luật nào cả. Tác giả để cho nhân vật đôi lúc cũng tự thấy ngạc nhiên về mình: “chị lờ đờ như bâng khuâng và vẻ như khó hiểu với cả chính mình”, khiến chị tự hỏi mình “vô lý hay thật như thế?”. Qua nhân vật Lý, Ma Văn Kháng dường như muốn xây dựng một loại nhân vật, khá phổ biến của ngày hôm nay. Loại người phụ nữ tháo vát, năng động, nhạy bén và táo bạo rất dễ thích nghi với thời đại, và cũng rất dễ bị tha hoá. Ma Văn Kháng đã cho Lý những nét đẹp rất tự nhiên bên cạnh những nét xấu rất bản năng. Do lòng hiếu thắng, Lý đã ích kỉ và vụ lợi, chị sẵn sàng xoay xở, lừa bịp, dối trá bằng mọi giá. Ngòi bút của Ma Văn Kháng đã miêu tả những diễn biến của một Lý - người con dâu - người vợ thảo đảm sang người phụ nữ nổi loạn. Ở Lý, lí trí vốn đã yếu ớt, nay đã trở nên hoàn toàn bất lực trước cái bản năng mạnh mẽ của chị nên chị đã phản ứng tiêu cực. Ma Văn Kháng đã chọn một không gian gia đình có tính gia giáo để làm nổi bật vấn đề con người và xã hội. Ông thiết lập những mối quan hệ chồng chéo, để làm sáng lên con người tâm lý của Lý. Có lúc Lý độc địa với cả vợ con Cừ đang trong hoàn cảnh bi đát phải dọn về ở chung, nhưng có lúc lại tỏ vẻ quan tâm và có ý định tìm cho một chỗ làm với suy nghĩ “chị em với nhau, không thương nhau thì thương ai?”. Chị vui vẻ, hay trò chuyện chia sẻ với Phượng nhưng lại dửng dưng lạnh lùng và sẵn sàng vu oan cho vợ chồng Phượng bày mưu mất xe đạp. Chị đối đáp bốp chát, ăn miếng, trả miếng với chồng, với em chồng chỉ vì sợ chiếm mất căn phòng. Không tha cả bà Chí, chị ngồi “xoen xoét rủa sả bà” một cách tàn tệ… Như vậy tính cách của Lý được thể hiện thông qua các mối quan hệ, và tính cách của chị cũng tác động vào các tính cách khác.

Đối lập hẳn với một Lý năng động, tháo vát, Đông lại là người “chậm chạp, thản nhiên, ụ ị, mù mờ” và an phận. Trải qua nhiều năm trận mạc và bây giờ Đông ngơ ngác, ù lì trong chính căn nhà của mình, như người thừa bên cạnh vợ mình nên lắm lúc Đông “sa vào buồn tủi thật nhiều”, cảm thấy mình cô lẻ, trơ trọi giữa trống vắng. Nhưng chính sự thay đổi của Lý đã khiến cho tâm lý của Đông cũng đã biến đổi rất nhiều. Ma Văn Kháng cũng đã phác họa khá chân thực sự thay đổi tâm lý của nhân vật Đông khi chứng kiến cảnh vợ mình đang dần tha hóa. Theo sự miêu tả của Ma Văn Kháng, Đông là một ông trung tá về hưu, ít nhiều phải giữ cho được cái cốt cách của người lính, và không thể coi khinh những giá trị tinh thần. Đông không thể chấp nhận cách sống chụp giật, cơ hội, chạy theo vật chất của Lý. Bởi thế, tâm lý Đông đã biến đổi hoàn toàn: “Đông không còn là Đông của mọi ngày. Mặt co rút trong một nỗi đau sinh tử. Đông đập bàn gào lên thống thiết và uất hận… Đông bị choáng, cơn giận dữ đau xé, biến

đổi con người từ bản tính”.

Gần giống trường hợp Lý, Xuyến (Đám cưới không có giy giá thú), Thoa (Ngược dòng nước lũ), Ma Văn Kháng đã miêu tả họ là những người phụ nữ tháo vát, nhanh nhẹn, sống thực tế. Ông khá thành công khi miêu tả trạng thái tâm lý của những nhân vật này từ tình cảm yêu quý chồng đến sự xem thường. Trong cách miêu tả của Ma Văn Kháng thì bởi họ không thể chấp nhận sự thiếu thốn vật chất, không đủtrang trải cho cuộc sống với những đồng lương còm cõi của các ông chồng. Mặt khác, đời sống sinh lí vợ chồng không thỏa mãn cũng là lí do mà Ma Văn Kháng dùng để cắt nghĩa sự biến đổi về tâm lí của họ. Tất cả đã biến họ thành những người đàn bà quái ác, độc địa, lăng loàn. Xuyến luôn cáu kỉnh, riếc lác, chửi bới chồng tàn tệ vì nỗi thiếu thốn. Với Thoa thì “Chị không nghĩ cao xa. Chị cần một người chồng là một thằng

đàn ông dồi dào sức lực và kiếm được nhiều tiền. Dục vọng không lấp đầy, chị thèm muốn liên tục”…

Quá trình biến đổi tâm lí của Lý, Đông, Xuyến, Thoa…đã có sựtác động từ hoàn cảnh. Mọi sự thay đổi của Lý đều xuất phát từ quan niệm của Lý rằng “Đời chỉ là một chữ T thôi”, bởi Lý cần sung sướng, không chịu thua kém đứa nào… Hơn thế, Đông không còn là người chồng lý tưởng để cho chị tôn thờ, tự hào, kiêu hãnh, những dục vọng mạnh mẽở chị càng tăng cường độ hơn khi đời sống tinh thần ở chị vốn thấp kém lại không được bồi bổ thỏa mãn. Chị không vượt qua được cái thô tục vốn có của tự nhiên, cái mà ở chị tích tụ khá đậm đặc dồi dào. “Lý giàu thực tiễn nhưng nghèo tư duy, một tư duy năng động có khả năng hiệu chỉnh cả bản thân. Chị trong trẻo ở nhiều lúc, do bản chất yêu đời, ham sống, do nhạy cảm, tháo vát. Nhưng chị mong manh dễ thay đổi vì thiếu nền tảng, dễ bị kích động tức hứng nhất thời bởi các ý

tưởng cuồng nhiệt, hoang đường”. Và quan trọng là chị thiếu một người hướng dẫn tinh thần. Mặt khác, cuộc sống là một chuỗi ngày không hoàn toàn mãn nguyện. Giữa Đông và Lý có quá nhiều điểm khác nhau từ gốc gác, tâm lý, sở trường, sở nguyện. Sống chung mà họ không tạo lập nên một hệ thống tâm lý sinh hoạt phù hợp với cá tính của mỗi người. Cá tính đã không làm phong phú thêm cho cuộc sống chung, trái lại, lại gây trở ngại cho nhau.Để đói quá thì cừu non cũng hóa thành chó sói. Có sự thật đó trong sự phát triển của những nhân vật như Xuyến, Thoa. Họ ấm ức vì không thỏa mãn mọi phương diện. Do hoàn cảnh thiếu thốn vật chất, cộng thêm đời sống tinh thần (đời sống vợ chồng) không thỏa mãn nên mỗi nhân vật đều đã thay đổi đến không ngờ.Mặt khác, họ “thuộc một tầng lớp dân chúng phổ thông, ít suy tư rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn, thảng hoặc có học hành thì chỉ tiếp thu nổi khía cạnh thực dụng của các lý thuyết mà thôi”.Nhân cách con người phát triển trong hoàn cảnh đang bấp bênh như thế, ai mà dám chắc nó sẽ thế này chứ không thế khác. Chúng ta có thể hiểu và thông cảm cho những sự biến đổi tâm lí đó của họ, nhưng cũng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những nguy cơ đang từng ngày bào mòn nhân cách con người.

Trong tiểu thuyết thế sự của mình, Ma Văn Kháng đã xây dựng những nhân vật có sự

dồn nén tâm lí ghê gớm. Căng thẳng nhất là ở những nhân vật gặp phải rắc rối trong nghề nghiệp, bị phụ tình, phản bội. Đó là những nhân vật như Trọng (Mưa mùa h), Tự (Đám cưới không có giy giá thú), Khiêm (Ngược dòng nước lũ). Tự đã yêu nghề biết bao và đã xem đời sống gia đình chính là cái nền tảng của luân lý làm người, nhưng cuối cùng anh đã thất bại với cả hai. Đau lòng biết bao khi Tự nghĩ đến cảnh vợ mình ngoại tình ngay trên căn gác xép của anh, gia cho nó tất cả sự ô uế bẩn thỉu. “Tự có cảm giác mình như tội phạm nằm trên giàn lửa thiêu. Đó là một đêm nặng nề nhất trong đời anh. Lòng tự trọng khiến anh giả tảng, đui điếc, câm lặng. Nhưng anh hiểu, thế là từ đây đời anh sang một bước ngoặt u ám rồi” [Đám cưới không có giấy giá thú, tr.294]. Và Tự cảm nhận được đó chính là nỗi đau đời thứ hai trong đời mình (Nỗi đau đời lớn nhất của Tự là khi anh nhận ra mình chỉ là một quân cờ thấp hèn trong bàn tay bạo tàn của tên Lại). “Đau đớn, khổ nhục đến thế này là cùng cực rồi. Không đủ hơi sức để phẫn uất nữa, anh lảo đảo đi ra cửa…” [Đám cưới, tr.296]. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau này. Nó khác với tất cả mọi nỗi đau, vì nó động chạm tới nơi tận cùng sâu thẳm là trái tim anh. “Anh bước lảo đảo, xiêu vẹo trên hè đường. Nhìn trời xanh thấy màu xanh thật vô duyên. Nhìn hoa phượng thấy sắc đỏ của nó thật ngoa ngoắt, đĩ thõa. Không có gì là đẹp đẽ, là thơm tho cả” [Đám cưới…, tr.298]. Với Trọng, sau cái chết của Nam dường như một phần tinh thần và thể xác của anh cũng đã ra đi. Thêm vào đó, “vẫn biết tình yêu của anh với Loan vô cùng

mong manh, nhưng tin Loan sắp đi lấy chồng vẫn gây đau đớn cho anh. Anh vừa mất đi một cái gì hệ trọng quá. Suốt đêm, Trọng đi lang thang trong thành phố, ngất ngư trong một cơn bão ngầm” [Mưa mùa hạ, tr.225]. Cảm giác mất mát đó khiến Trọng như đang muốn né tránh. Đó cũng chính là “những ngày buồn thảm, nặng nề nhất của đời Trọng. Những buổi tối rỗi rãi, anh cũng không dám tạt về ngõ 401 thăm ba anh… Trọng ngồi lặng trong đêm… dâng lên trong anh bao mùi vịđắng cay” [Mưa mùa hạ, tr.235 - 236].

Bên cạnh sự dồn nén tâm lí ấy, cô đơn cũng là những trạng thái tinh thần thường xuất hiện ở các nhân vật. Với Tự, anh như thấy mình lạc lỏng ngay trong gia đình mình, và anh cảm nhận rõ điều đó qua từng giây phút “Cô đơn là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người; anh đã nhận ra và đang gắng gỏi để chống lại nó. Anh có cảm giác đang phải vượt qua ngàn trùng hỗn độn, để đến với sự an bằng của cõi lòng riêng” [Đám cưới…, tr.285]. Cũng có khi, để chống lại cái cảm giác cô đơn, Tự đã cất tiếng gọi thất thanh một người quen khi bỗng nhiên gặp họ trên đường. Không chỉ có Tự, Khiêm (Ngược dòng nước lũ) cũng đã mang tâm trạng cô đơn đó khi cảở cơ quan và trong gia đình anh đều gặp chuyện không hay. Anh lẻ loi giữa đồng nghiệp, những kẻ ở một tầng văn hóa thấp, xa cách anh, nhưng bề ngoài lại luôn tỏ vẻ tuân phục anh. Vợ bỏ bê nhà cửa chạy theo những chuyến buôn, rồi ngoại tình bát nháo… nên “cô đơn, căn bệnh ám ảnh con người là trạng thái sống của Khiêm, trong những năm anh bước vào tuổi năm mươi” [tiểu thuyết MVK, tập 6, tr.30]. Anh chán ghét sự ồn ào vì anh coi nó là vô bổ, anh ghê tởm và xa lánh các cuộc tranh giành danh lợi đầy mưu mẹo… từ đó, “cô đơn như một định mệnh, từ bên trong Khiêm, sống cùng Khiêm…” [tiểu thuyết MVK, tập 6, tr.30].

Cùng với cô đơn làtrạng thái xa lạ. Trạng thái này đã xuất hiện nơi Tự, khi anh quay lại trường sau những ngày nằm viện. “Cảm giác xa lạ lướt qua anh rồi hòa tan. Anh thấy mình như

một kẻ đi xa mới trở vềAnh bỗng ôm chặt lấy ngực mình, và cảm thấy đã xảy ra một cơn hụt hẫng thật khủng khiếp, từ bên trong anh, khiến anh rơi vào trạng thái vừa đau đớn, vừa hoang ” [Đám cưới …, tr.397]. Cảm giác xa lạ như thế thường xuất hiện ở những nhân vật giàu cảm xúc, sống tình cảm. Khi những người thân yêu nhất của họ không thể sẻ chia với họ, khi họ mất đi những gì họ yêu quý nhất. Xuyến đã không còn như lòng Tự mong và anh cũng đã không thể tiếp tục công việc người thầy của mình trong ngôi trường Trung học số 5 ấy.

Ma Văn Kháng không cố ý phơi bày hết cái thế giới bên trong đầy biến động và rất phức tạp của con người, nhưng qua những trang viết của ông, tất cả cứ lần lượt hiện lên rất rõ. Quá trình diễn biến tâm lý được nhà văn diễn tả khá tinh tế và uyển chuyển. Không dữ dội nhưng nó

luôn âm ỉ, tích tụ lâu ngày nên khi biểu hiện ra bên ngoài thì trạng thái tâm lí của các nhân vật cũng rất mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)