Miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 79 - 83)

Khi nói đến ngoại hình là nói đến những đặc điểm về hình dáng bên ngoài, bao gồm: diện mạo, trang phục, cử chỉ… Ngoại hình là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật, tính cách nhân vật phần nào sẽ được bộc lộ qua ngoại hình, vì thế việc miêu tả ngoại hình một nhân vật như thế nào cũng hết sức quan trọng. Khảo sát các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy ông đã rất quan tâm đến diện mạo của các nhân vật, đặc biệt là những nhân vật đội lốt trí thức, nhân vật phản diện…

3.2.1.1. Khác với các nhà văn khác, Ma Văn Kháng cho rằng tính cách mỗi con người sẽ bộc lộ nhiều nhất ở cái tướng. Bởi vậy, ông thường chú ý nhiều đến tướng hình. Trong truyện ngắn Tóc huyn màu bc trng, Ma Văn Kháng đã viết rằng: “Tướng mạo học đã chứng tỏ không hoàn toàn chỉ là những điều nhảm nhí”. Dân gian có câu: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, đọc tiểu thuyết của Ma Văn kháng, qua cách ông miêu tả nhân vật, chúng tôi nhận thấy ông đã vận dụng triệt để kinh nghiệm dân gian ấy và dường như ông đã rất tin vào tướng mạo học. Những người tốt chưa hẳn đã có một tướng mạo đẹp, và không nhất thiết phải có một tướng mạo đẹp, nhưng là kẻ xấu thì thường dữ tợn và mang một tướng hình xấu. Không thể che lấp, bản tính con người thường thể hiện ra ở tướng hình, bởi thế khi xây dựng nhân vật, Ma Văn kháng đã rất quan tâm đến điều này. Khi tiếp cận với các tuyến nhân vật của ông, người đọc dễ dàng nhận biết được tính cách mỗi người qua cái hình dạng bên ngoài của họ. Đây cũng là một thành công đáng ghi nhận của Ma Văn Kháng trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật.

Trong Mưa mùa h, tác giả miêu tả nhân vật Thưởng như sau: “Bà mụ hình như đã biết trước tính tình, đường đời hắn nên đã nặn cho hắn một khuôn mặt dữ dằn và ngang ngạnh. Mặt tròn, căng bứ. Mũi nhọn, gồ ở sống mũi. Môi dầy, tham lam vô độ. Mày rậm, xếch. Mắt ráo hoảnh. Mi lồi, lì lì. Khuôn mặt ấy phủ một làn da tai tái vì trác táng. Khuôn mặt ấy quyến rũ đàn bà con gái lớp tiểu thị dân vì cái vẻ giang hồ, táo tợn, vô văn hóa, thiếu trí tuệ của nó” [46, tr.192,193].

Ông Quốc Thanh trong Gp g La Pan Tn lại là một dị tướng. “Thấp hơn Thiêm, nhưng vai rộng, ngực bè, lưng tròn. Mặt phẳng bẹt khiến cái mồm đã rộng lại càng thêm rộng, dưới cái mũi nở to là đôi môi mỏng vén cao, hở hàm răng nhe nhe cả khi nói…. Nhìn toàn cục, con người này có cái vẻ thô mãng, trần tục nhưng ở trạng thái lưỡng phân, nghĩa là vừa chất phác ngô nghê vừa gian giảo độc địa” [36, tr. 541].

Vừa là hiệu trưởng và trước đó là một giáo viên văn của trường Trung học số 5 nhưng Cẩm (Đám cưới không có giy giá thú) lại có một ngoại hình không mấy phù hợp. “Cẩm to ngang, cục mịch, trùng trục một khối, lại như đang vận nội công, quằn quại, trông thật khổải… Môi Cẩm dầy, bóng, đầy vẻ thèm thuồng. Cảm nghĩ chung là Cẩm kệch cỡm và hèn hèn thế

nào” [82, tr.55]. Và “Ở gần càng nhận rõ những nét thô kệch trên mặt Cẩm. Cũng là mặt đầy thịt, nhưng sao trông mặt Cẩm nặng nề thế. Cứ như là đất nện… Cả giọng nói cũng vậy, to khỏe, nhưng ít âm ba, không có hậu” [82, tr.110].

Cóc cụ mắt lé, cái biệt danh mà Hoan đã đặt cho Quanh (Ngược dòng nước lũ) thật phù hợp với con người ông: “Mặt ông dài, da ông thô, mắt ông một bên bị lé. Con mắt có tật khiến ông trở thành một ấn tượng. Nhất lé, nhì lùn… thành ngữ ấy ai mà không biết…. Nó khiến mặt ông đần đần và gian gian thế nào” [42, tr. 124]

Từ ngoại hình của Phô (Ngược dòng nước lũ), Khiêm cũng đã nghĩ ngay rằng Phô thật ứng hoàn toàn với câu ca của khoa tướng mạo học dân gian: “Mặt tày lệnh, cổ tày cong. Kỳ

hình dị tướng thì lòng gian tham”. Bởi vì Phô sở hữu một khuôn mặt “thô lạnh, tròn như cái mâm, tóc trên thóp đã rụng thưa xơ xác, cằm Phô trề trễ một cái nọng. Mũi Phô to sụ, mồm Phô bèn bẹt hơi giống miệng cá trê. Mắt Phô hai quầng thâm, di chứng của căn bệnh mất ngủ

và suy thận, hay đi đái đêm. Toát lên từ diện mạo Phô là một tính cách khó đoán định: vừa đần

độn vừa ranh ma, vừa lạnh lẽo cô hồn vừa nham hiểm”. [42, tr. 158]

Mỗi người một vẻ, nhưng tất cả đều là những bức biếm hoạ dưới ngòi bút Ma Văn Kháng. Có thể một trong số họ là những người có chức có quyền nhưng điều đó cũng không làm tăng thêm giá trị con người họ. Ứng với mỗi tính cách là một hình dạng đặc biệt đi kèm. Trong cách miêu tả như trên, Ma Văn Kháng bộc lộ rõ thái độ ngay từ đầu, và người đọc có thể xác định đâu là nhân vật phản diện. Ma Văn Kháng thường đưa những câu tục ngữ nói về tướng mạo con người xen vào các trang miêu tả của mình: “Người đi chân bước còng còng. Rùng vai lắc chuyển động trong vọng ngoài. Là người bần tiện hình hài”, “ Mo nang, mặt nạc, đóm dầy. Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn”… Đặc biệt, tác giả chủ yếu tập trung ngòi bút biếm họa vào một số nhân vật nam.

3.2.1.2. Ngược lại với các nhân vật nam, các nhân vật nữ luôn được Ma Văn Kháng miêu tả bằng ngòi bút lãng mạn.Đọc tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, chúng ta dễ dàng nhận ra ông thường miêu tả vẻ đẹp phụ nữ gắn liền với năng lực tình cảm. Hầu hết những nhân vật nữ mà ông chú ý miêu tả ngoại hình là những phụ nữ ở độ tuổi bốn mươi. Một độ tuổi mà theo ông, con người ta vừa chín tới về nhan sắc, vừa chín chắn về tâm hồn, đủ để mãn khai, rực rỡ

nhất, “là lúc mặt trời lên đến thiên đỉnh.. là hoa mãn khai…là vùng trời thu thăm thẳm… là cái tận cùng”. Đó là vẻ đẹp của những nhân vật như Lý (Mùa lá rng trong vườn), Xuyến (Đám cưới không có giy giá thú), Hoan (Ngược dòng nước lũ)… Mỗi người mỗi vẻ, nhưng dưới ngòi bút của Ma Văn Kháng, nhìn chung họ đều hiện lên với một vẻ đẹp phồn thực.

Ở tuổi bốn mươi, Lý có cái nhan sắc làm mê hồn đàn ông. Chị “đẹp và sang như một diễn viên trên sân khấu; chị tỏa ra xung quanh một không khí thơm tho, hơi đài các nhưng đáng yêu”. Lúc chị ngắm mình trong gương, người đọc cũng không ngỡ đấy là vẻ đẹp của một phụ nữ ở cái tuổi bốn mươi: “Trong gương, bây giờ là một cô gái mình trần, đẹp mỡ màng. Gương Tầu, soi rất thật mặt, mà lại như soi một người khác, một thiếu nữ đã nẩy nở chín muồi, hoàn thiện về thể chất và sắc đẹp…. Chị yêu thích làn da trắng hồng mơn mởn thanh tân và nhiều lúc xoa vỗ bắp tay, bả vai, bầu ngực, cặp chân hừng hực sức sống của mình, chị rơi vào trạng thái

đê mê nhục cảm…. Vào tuổi bốn mươi, chị đẹp đầy đặn, toàn vẹn và thuần thục” [34, tr. 116]. Mấy anh trai trẻ trong phòng làm việc của Lý cũng đã có nhiều cuộc ghen tuông âm thầm. Ở cơ quan, trong mắt những người đàn ông đã vợ con đàng hoàng “Chị bừng lên, đẹp hơn, giới tính bộc lộ đầy đủ hơn và đáo để hơn. Những ao ước trong sáng lớn dậy cùng những khát vọng mây mù…. Cũng như hình bóng chị trước gương, chị vừa là vẻ đẹp của tự nhiên cao quý, vừa là vật chất hóa những thèm muốn tục lụy phàm trần” [82, tr.123].

Ngòi bút Ma Văn kháng vừa tỏ ra rất sắc sảo, vừa đậm nét trữ tình trong thủ pháp khắc họa chân dung nhân vật. Là nhân vật chính của tác phẩm, Lý nổi bật xuyên suốt tác phẩm với một ngoại hình khá nổi trội: “Mặt Lý tròn phính, bừng một màu men hồng bóng lọng của nắng gió phương Nam. Mắt Lý tô xanh, lẳng và táo tợn. Tóc Lý cuốn gọn trong cái mũ vải có lưỡi tròn xòe to cum cúp che trước mặt. Cái mũ màu trắng sang trọng thường thấy những thiếu nữ

nhởn nhơđội ở ngoài bãi biển. Cái quần côn đắp cái túi sau mông, thon bó dưới ống, mầu sáng làm nổi bật cái may ô láng như sa tanh đỏ gắt nịt lấy người, tôn sự đầy đặn của đôi tay trần nuột óng và một bộ ngực nhô cao như đắp nặn, ngạo nghễ và thách thức” [82, tr.246]. Có vẻ như cái chân dung này đang chuyển động cùng thời đại, cùng cái biến thiên của nền kinh tế thị trường. Vẻ ngoài ấy của Lý phản ánh trung thực những thay đổi bên trong con người chị. Và vì thế người đọc cũng nhận thấy sự biến động trong tâm trạng con người chị: “Yêu đời nồng nhiệt và những hoan lạc thầm kín cùng lúc đồng thời bộc phát”.

Cũng ở tuổi bốn mươi, Hoan - một phụ nữ quá lứa lại có một vẻ đẹp ngọc ngà hiếm thấy, luôn gây cho người khác một ảo giác. “Ở tuổi bốn mươi, mỗi chi tiết trên cơ thể Hoan đã được chọn lựa kỹ càng và đạt đến chuẩn mực. Hài hòa ở chị một niềm vui sáng láng và một vẻ đẹp

ngọc ngà. Riềm áo tắm chờm một lằn ranh âu yếm, ấp iu lên lồng ngực đầy phồng, và giữa hai ngọn triều đang rộn rực nọ là một vũng sâu huyền bí hút hồn. Khiêm không thể ngờ chân chị

lại óng mượt và thẳng thế. Da thịt chị trắng và nẩy nở hơn anh tưởng… gây ấn tượng sâu sắc nhất lại là đôi mắt long lanh màu xanh biển và nụ cười trắng muốt hoa bưởi, ngát thơm” [42, tr. 32]

Khác với Lý và Hoan, Xuyến lại có vẻ đẹp riêng của Xuyến, có cái mặn mà của hương sắc đồng ruộng, thôn xóm: “Ba mươi tám tuổi, chị nở nang hết độ. Mắt chị sáng ngời, lay láy

đen như tóc chị.... Ngực chị căng và eo hông chị thì giàu có ý nghĩa phồn thực nguyên sơ.

Đường nét khuôn mặt chị không thanh nhã, như cuộc sống thô mộc chưa hề qua bào rũa, nhưng óng ả cái hình sắc của tự nhiên phôi thai”. [82, tr. 283]. Đó là cái đẹp hữu hình mà như ảo mộng vì những khối hình tròn trặn, những đường nét căng lượn trên thân thể chị. Một nét đẹp vừa sơ khởi, vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm và dẫu thế nào cũng cứ là niềm khát muốn dai dẳng, huyền bí đối với Tự - chồng chị.

Qua đó ta thấy rằng, Ma Văn Kháng đã rất nhạy cảm trong việc phát hiện ra vẻ đẹp của những người phụ nữ như Lý, Hoan, Xuyến… Họ không đẹp lộng lẫy đến nỗi “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” nhưng rõ ràng là ở họ có một sức hút lạ kỳ. Thế mới biết rằng “vẻ đẹp của Thúy Kiều không phải là vẻ đẹp duy nhất trên thế gian”.

Có thể lí giải việc tại sao Ma Văn Kháng lại rất quan tâm đến vẻ đẹp của người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ ở độ tuổi trung niên đầy sinh lực như Lý, Xuyến, Thoa… ngay từ việc chuyển hướng đề tài. Sự xuất hiện của không gian gia đình trong văn học đổi mới điễn ra đồng thời với sự trở lại thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ. Họ chính là những người không thể thiếu trong gia đình. Cho nên nói chuyện gia đình không gì hơn là nói về người phụ nữ. Và khi nhìn nhận người phụ nữ ở những điểm thuộc về thiên tính, cũng như những nhà văn khác, Ma Văn Kháng thường quan tâm đến vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ và những nhu cầu bản năng của họ. Những “lạch đào nguyên”, những “tòa thiên nhiên” là vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Trước đây, khi mô tả ngoại hình nhân vật nữ, các nhà văn cách mạng thường chọn mô tả mái tóc, vì “mái tóc là vóc con người”, vừa nữ tính lại vừa “an toàn”. Nhưng trong xã hội ngày nay, mái tóc không còn nhiều giá trị khu biệt về giới tính, nên khi nhắc đến những người phụ nữ đầy sinh lực, ta hiểu vì sao Ma Văn Kháng thường quan tâm hơn đến làn da, bầu ngực, đôi chân, những đường cong cơ thể… “Chị đẹp ở mỗi chi tiết,ở mỗi đường nét uốn lượn và phập phồng. Hai bầu ngực chị nở bồng, tròn trịa, như buột ra

cái vỏ nịt vú trắng hồng và nét soải mềm mại từ sườn chị dẫu còn thấp thoáng sau làn vải mỏng của chiếc quần trong, đã lộ hình nét của đôi chân nuột nà và đầy đặn” [37, tr. 268]

3.2.1.3. Khi miêu tả cái xấu ông cũng tỉ mỉ không kém với một ngòi bút sắc sảo trong so sánh. “Tý Hợi bé lắt chắt, lại hóp hép. Không mông, không ngực, nhác trông nó như khúc xương khô… Còn nhan sắc nó, ông trời thật quá ư tai ác: hình hài nó đã dị biệt, ông lại còn bắt nó mang cái dung mạo bần hèn, dị ngợm. Mũi đã hếch môi lại hở. Mắt thì vừa leo lét vừa cô hồn. Mặt nó nhạt nhẽo, tản mạn. Trông hình hài nó tí tẹo, mặt mũi, hồn cốt nó khô khan, chẳng có tí sắc nhụy, tinh huyết thiếu nữ gọi là…” [42, tr.133]. Mọi người trong cơ quan cứ thế đặt cho nó đủ biệt danh: Cái quái thai ngâm dấm, con ma xó, con oắt xà lai. Đã vậy, về sức khỏe, Tý Hợi cũng không bằng ai “xách cái xô nước thải đi đổ, cái thân hình que tăm của nó vẹo vọ như chực gẫy. Bê ấm phích leo cầu thang … nó thở như trâu hạ địa”. Tính tình lại không được điểm nào: “Tham lam. Điêu toa. dối trá. Vô lễ phép, ăn nói chỏng lỏn… Và gian. Gian lắm”, đã vậy lại còn lăng nhăng tình ái với gã xe ôm trước cổng cơ quan, chửi nhau với mấy bà bán nước. Ở một cơ quan văn hóa phải giao tiếp với nhiều khách bên ngoài thì không thể không chấm dứt hợp đồng với một con bé đã xấu người lại xấu tính như nó. Người đọc có cảm giác như cái xấu xí của Tý Hợi đã được cường điệu lên nhưng cũng có những lúc tác giả đã khiến cho người đọc phải thương cảm cho nhân vật này.

Qua việc miêu tả ngoại hình của nhân vật, Ma Văn kháng đã chứng tỏ được khả năng quan sát tinh tế của mình. Ở ông có cách so sánh rất lạ, không theo một khuôn mẫu nào. Thông qua cái nhìn của người kể chuyện hoặc một nhân vật nào đó, chỉ vài nét vẽ những điểm nổi bật về diện mạo, người đọc đã có thể thấy rõ tính cách con người thật của các nhân vật.

Một phần của tài liệu Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)