Chuyện làng Cuộ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 98 - 100)

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời đầy đau khổ của bà Hiêu Đất. Chuyện bắt đầu và kết thúc bằng cái chết của bà. Từ đấy, tác giả cho các nhân vật tái hiện lại dòng quá khứ

thông qua những mối tình.

Đất được xem là cô gái xinh đẹp nhất làng Cuội. Cô đã lọt vào mắt "xanh” Tổng Lỡi – một kẻ giàu có, đầy quyền hành và đã có 3 bà vợ. Cô bị Tổng Lỡi hãm hiếp và hắn hứa sẽ lấy cô làm vợ. Đất tin lời Tổng Lỡi. Thế rồi cô mang bầu. Tổng Lỡi không thực hiện lời hứa mà đưa cô lên một vùng dân tộc thiểu số trên núi. Ở đấy, cô phải tự lo lấy tất cả. Năm Hiếu được 10 tuổi, Đất đã dẫn con về làng Cuội – nơi cô sinh ra và lớn lên. Cô đã “hợp thức hoá” lai lịch của mình bằng một câu chuyện “cô bỏđi theo chồng – cha của cu Hiếu - anh ấy đi bộđội và đã hy sinh".

Đất là một người chịu thương chịu khó, cô không hề oán trách kẻ gieo tai hoạ cho mình. Cô trải lòng mình âm thầm trên những dòng nhật ký. Sau trận lụt, làng Cuội thực sự ấm trở lại vì Việt Minh về. Trong số đó có anh Kiêm, một chiến sỹ giàu lòng yêu nước. Anh đã đến làng Cuội và thực sự thay đổi cuộc sống ởđây. Từ những em bé như Cu Hiếu

dốt cho dân. Trước người phụ nữ “gái một con trông mòn con mắt”, Kiêm đã thực sự rung

động. Còn Đất, người con gái đã một lần lầm lỡ ấy vừa tha thiết lại vừa e dè. Thế rồi sau khi có quyết định cho phép của đơn vị, họđến với nhau. Hạnh phúc ngỡ như mỉm cười với

Đất, thế nhưng sau ngày cưới, họ lại phải xa nhau, Kiêm bị bắt . Dân làng Cuội khốn đốn.

Đất không là một ngoại lệ. Cô lại còn phải chịu bao đau đớn hơn vì nàng là vợ của “thằng Việt Minh“ đầu sỏ. Hằng ngày chúng bắt chị lên trình diện trên bốt qua đêm để hai đứa con bé dại ở nhà. Tỗng Lỡi lúc này lại làm quan lớn, hắn về làng, tìm mẹ con cô. Hắn bắt bọn tay sai là từ nay không ai có quyền được bắt nạt cô và yêu cầu chúng lấy gạch đá từ

nhà hắn về xây dựng nhà dưới hình thức là động viên dân chúng cho mẹ con cô ở.

Hoà bình lập lại, hạnh phúc ngỡ như mỉm cười với người đàn bà tội nghiệp ấy. Thế

nhưng, chồng cô – anh Kiêm bị đưa ra đấu tố. (Người ta cho rằng Kiêm là kẻ phản động bởi mặc dù những ngày tháng giặc ráo riết tìm kẻ Việt Minh để chém giết nhưng Tổng Lỡi vẫn cho người xây căn nhà cho mẹ con cô. Và đây chính là lý do khiến người ta khép gia

đình cô vào một giai cấp khác, giai cấp bóc lột nông dân). Lúc này, ngay cả con dâu và con trai cô cũng xa lánh. Chồng bị hàm oan mà chết, sau một thời gian, người ta nhận ra những sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu kia, chồng cô được minh oan.

Hiếu ngày càng thăng quan tiến chức. Hai người em cùng mẹ khác cha với Hiếu không được học đại học vì người ta sợ có lòng thù hằn Cách Mạng. Mai xung phong đi B. Anh bị giặc tung tin đồn nhảm là theo giặc, do vậy, bà Đất bị mọi người xa lánh vì có con

đầu hàng giặc. Bà đau đớn không dám nhìn mặt ai. Đứa con trai út cũng xin ra trận để làm sao cho mẹ vui lòng.

Hiếu đi lại với Nho, người đàn bà bên quán nước ven đường. Trong lúc Hiếu còn lo sợ chạy đôn chạy đáo để thăng quan tiến chức thì được tin hai em trai đều hy sinh một cách anh dũng trên chiến trường. Tin ấy đến tai bà Đất trong khi bà đang phát biểu về việc học tập gương các bà mẹ anh hùng ở miền Nam…

Hiếu bỏ vợ, đổ mọi trách nhiệm lên đầu bà Đất. Bà vì con nên mang tiếng là người ác độc.

Thời gian cứ thế trôi đi, trên con đường danh vọng, Hiếu vẫn luôn gặt hái được những điều may mắn mặc dù hắn vẫn trải qua những sai lầm như việc mở rộng đường sá, bán chuối… Trong hạnh phúc gia đình, hắn không hề gặp may. Hắn không lấy Nho – người đàn bà một thời hắn đã ăn nằm mà lấy con gái của bà ta. Cuộc hôn nhân thứ hai này cũng không mang lại hạnh phúc cho hắn bởi vợ hắn là một con đàn bà hư hỏng. Ả ăn nằm

với bạn trai của chồng ngay trong nhà. Hắn tìm cách trả thù cùng một lúc hai nỗi nhục trong đời do hai người vợ gây ra bằng cách chiếm đoạt người bạn gái của Huyền trong một lần đi dưỡng sức ở nước ngoài. Đấy là con gái của kẻ thù ngày trước – con gái của đội Lăng.

Về phần mình, vì thương cháu, vì hạnh phúc của con trai, bà Đất đã bao phen cắn răng chịu đựng. Bà tận tuỵ lo cho con cho cháu trong những ngày vợ hắn sinh nở. Thế

nhưng chỉ một thời gian sau, khi con lớn, biết đi mẫu giáo là cô ta lại mặt nặng mày nhẹ

với mẹ chồng. Buộc bà phải về quê để cho con trai thoải mái. Bà đã phải chịu đựng cái cảnh con dâu làm tình với trai khi con trai bà vắng mặt. Thương con, bà chấp nhận tất cả. Bà chấp nhận cả những việc làm sai trái của Hiếu. Ngay cả việc Hiếu viết thư xin tiền Tỗng Lỡi – người cha đích thực của hắn mà không bao giờ hắn dám nhìn nhận.

Thế rồi bà đã ra đi, đi mãi mãi vì sự phản bội của chính núm ruột của mình. Hắn xỉ

vả nhiếc móc bà thậm tệ. Bà đã chọn lấy cái chết đầy đau đớn. Bà chết trôi và người ta vớt xác bà lên tại nơi đầm Cuội ngày xưa.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 98 - 100)