Thủ pháp đồng hiện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 68 - 70)

NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

3.1.1. Thủ pháp đồng hiện

Theo Lê Huy Bắc thì đồng hiện chính là "cách viết mà ở đó các lời văn, chi tiết, hình tượng (không gian, thời gian, nhân vật...) được tái hiện hỗn độn, trong cùng lúc, thông qua dòng nội tâm nhân vật (có khi là của người kể chuyện)"[9, tr49]. Như vậy, đồng hiện chính là khái niệm để chỉ một hiện tượng nghệ thuật trong đó không - thời gian quá khứ, hiện tại đan xen nhau trên một cái trục chính là hiện tại.

Thực ra, thủ pháp này không phải là sự sáng tạo mới vì trong lịch sử văn học dân tộc

đã xuất hiện. Ta có thể thấy qua những khúc ngâm, truyện thơ Nôm bình dân. Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc và người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc luôn sống trong những hồi tưởng về quá khứ. Đặc biệt, thi hào Nguyễn Du đã từng sử dụng thủ pháp

ấy để bộc lộ nỗi đau đớn của Thuý Kiều khi cho nàng nhiều lần sống lại trong không - thời gian quá khứ. Thế nhưng các tác giả chỉ sử dụng nó như một thủ pháp nghệ thuật để thể

hiện tâm trạng nhân vật chứ chưa phải là một thủ pháp mang tính chất chi phối toàn bộ tổ

sáng tác sử dụng như là hình thức tổ chức kết cấu tác phẩm. Thủ pháp này chiếm ưu thế

trong những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. Bởi vì nó giúp cho nhà văn tái hiện lại

được quá khứ, dựng lại được khoảng không- thời gian của cuộc chiến.

Nằm trong dòng chảy của văn học thời kỳ đổi mới, Lê Lựu tìm tòi và vận dụng nó. Ông đã sử dụng thủ pháp này trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm nhưng không phải cho

đề tài chiến tranh mà cho những số phận cá nhân trong cuộc sống thường nhật.

Ở tác phẩm Thời xa vắng, thủ pháp đồng hiện hoàn toàn không được vận dụng nhưng

Chuyện làng Cuội Sóng ởđáy sông thì đấy là một trong những thủ pháp khá đắc dụng giúp cho nhà văn tổ chức kết cấu tác phẩm.

Chuyện làng Cuội được bắt đầu với cái chết của bà Hiêu Đất, để từ đó, hiện tại và quá khứ đan xen lẫn nhau tái hiện lại cuộc đời người đàn bà tội nghiệp và đáng thương. Trong hiện tại, người đàn bà ấy chết, xác trôi về làng Cuội- nơi bà đã sinh ra và lớn lên. Sau khi công an xác nhận đó là mẹ của đồng chí Lưu Minh Hiếu, tác giả bắt đầu hé mở

bức màn bí mật thông qua những cuộc tình của tất cả các nhân vật liên quan. Mỗi một cuộc tình gắn với chuỗi thời gian dài trong quá khứ mà ở đó, nhân vật đã từng sống, từng chứng kiến, từng trải qua... : "Cuộc tình thứ nhất", "Cuộc tình thứ hai", "Cuộc tình thứ

ba"...cho đến "Những chuyện tình cuối cùng" . Từđó, nhà văn quay về với hiện tại là việc tổ chức đám ma cho bà. Ở đây, cốt truyện được xây dựng bằng thủ pháp đồng hiện. Từ

hiện tại, nhà văn dẫn dắt bạn đọc trở về với quá khứ và sau cùng là quay trở về với hiện tại. Câu chuyện được đan xen giữa quá khứ - hiện tại khiến cho người đọc khó nắm bắt cốt truyện nhưng cũng chính vì thế mà lôi cuốn, hấp dẫn và gây hứng thú hơn. Mạch truyện

được tổ chức linh hoạt và sinh động. Đồng thời khoảng không - thời gian cũng được mở

rộng. Tác giả tái hiện lại cả một chặng đường lịch sử không chỉ là của một nhân vật, một số phận riêng lẻ mà không khí chung của nông dân trước cách mạng, trong cách mạng, sau cách mạng và những năm đổi mới.

Thủ pháp đồng hiện gắn liền với kết cấu dòng ý thức tiếp tục được tác giả sử dụng tổ

chức trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông. Theo dòng ý thức của nhân vật "hắn" một ông chủ

nghề mộc của 33 con người nhưng vẫn mặc áo tù - nhà văn để cho nhớ lại quãng thời gian dài cuộc đời hắn trong quá khứ. Một cuộc đời chông gai với những mất mát đắng cay.Với thủ pháp đồng hiện, câu chuyện "Sóng ở đáy sông" lại có vẻ như một hồ sơ của phạm nhân được lần giở từng sự kiện qua việc phân tích chặt chẽ những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn tới hành vi phạm tội. Kết thúc tác phẩm, tác giảđưa chúng ta về hiện tại với

những chiêm nghiệm suy tư của nhân vật "hắn". Theo dòng ý thức, hắn nhớ lại tất cả, hắn kể lại gia đình hắn, những diễn biến thăng trầm của một ông chủ xưởng mộc "nghiện" áo tù cho mọi người nghe.

Như vậy, dù không có những cách tân quan trọng trong lối viết nhưng không phải Lê Lựu không có ý thức tìm tòi, cố gắng thay đổi ở từng tác phẩm nhằm lôi cuốn bạn đọc, tránh sựđơn điệu nhạt nhẽo trên từng trang viết của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)