Nhận thức về lối sống thực dụng, ích kỷ, biến chất tha hóa của con người trong xã hội hiện đạ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 60)

SỰ ĐỔI MỚI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT CỦA LÊ LỰU TRONG BỘ BA TÁC PHẨM THỜ I XA V Ắ NG,

2.2.2.3.Nhận thức về lối sống thực dụng, ích kỷ, biến chất tha hóa của con người trong xã hội hiện đạ

trong xã hi hin đại

Từ cuộc sống bất bình thường của chiến tranh, giờ đây, con người bước vào cuộc sống bình thường nhưng là cuộc sống với tất cả những gì lạ lẫm và mới mẻ nhất. Trong vòng xoáy ấy, chúng ta nhận thấy bao phen chìm nổi của những cuộc đời, thân phận không kém phần nghiệt ngã. Bằng trái tim yêu thương, nhạy cảm, Lê Lựu đã nhận thức hiện thực cuộc sống xã hội hiện đại và phản ánh nó một cách chân thực.

Trước hết, trong thế giới nghệ thuật Thời xa vắng, ta thấy rõ, nếu như phần đầu truyện, tác giả phản ánh một thời kỳ mà con người yêu thương, lo lắng, quan tâm cho nhau hết sức thì sang phần thứ hai, tức là chuỗi ngày sau khi Sài lấy Châu làm vợ, người ta không còn quan tâm đến nhau nữa. Cuộc sống của xã hội hiện đại mở ra bao nhiêu điều

mới mẻ nhưng đồng thời thu hẹp, khép lại tình yêu thương con người dành cho nhau. Đấy là một thực tếđau lòng được Lê Lựu nhận chân và phản ánh. Điều này một lần nữa được ông khẳng định trong Một lần hỏi chuyện tác giả và tìm hiểu tác phẩm: "Có một thời kỳ, thời xa vắng, người ta sống hào hùng, hồn nhiên, người ta quan tâm đến nhau, mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, có điều người ta đơn giản ấu trĩ, người ta không hiểu rõ cái sâu xa nhất của một con người, tưởng đâu sống rất sát, quan tâm đến nhau rất nhiều nhưng thật ra chỉ

hiểu và quan tâm đến cái bên ngoài, cái hời hợt, còn cái bên trong của con người thì người ta không biết đến. Sống cạnh nhau mà vẫn xa nhau. Có một thời kỳ khác - thời kỳ của Sài Châu, đời ai người nấy lo, số phận ai nấy biết, người ta không còn quan tâm đến nhau nữa, Sài một con người có năng lực, có chí tiến thủ, lại mụ mẫm đi trong sự lầm lẫn của đời mình mà không ai giúp đỡ anh ta" [104, tr. 550- 551].

Nhận thức chân thực về lối sống thực dụng, ích kỷ, sự biến chất tha hóa của con người trong xã hội hiện đại không dừng lại ở Thời xa vắng. Hơn thế nữa, nó được phản ánh đậm nét trong những tác phẩm về sau, cụ thể là Sóng ở đáy sôngChuyện làng Cuội.

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng. Thế nhưng trong xã hội lúc bấy giờ, người ta có thể chà đạp lên nó. Vì vậy, các nhà văn đã phản ánh và lên án một cách gay gắt về hiện tượng này. Nguyễn Minh Châu trong truyện Mùa trái cóc ở miền Nam đã tố cáo sự tha hoá của đứa con thông qua nhân vật Toàn. Hắn dửng dưng xa lạ với người đẻ ra mình vì bà quá quê mùa. Hắn gượng gạo ôm hôn bà mẹ già trước mặt nhà báo, để rồi vội quay đi, lén đưa tay lên mũi ngửi. Nằm trong dòng chảy ấy, Lê Lựu cũng đề cập đến tình mẫu tử. Nhưng người tha hoá ở đây lại là người bố chứ

không phải đứa con. Bố của Núi hầu như đã chai lỳ, không hề có cảm xúc. Mọi ý nghĩ

việc làm của người đàn ông này chỉ cốt làm sao cho mình được yên thân. Ông không hề

bận tâm đến cuộc sống của con cái. Trách nhiệm, tình yêu thương của một người cha hoàn toàn không hề có ở người làm cha này. Ông tính toán mọi việc khiến cho mọi người không ai cười chê hay trách móc ông được...Nhận chân sự băng hoại đạo đức trong mỗi con người, Lê Lựu không khỏi đau đớn xót xa. Ông phê phán, lên án "hiện thực" ấy một cách quyết liệt. Thông qua lời nói của người bạn - cha ông viện trưởng - khi bố của Núi viết

đơn xin cho con mình ở tù chung thân, ông qủa đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người làm cha làm mẹ rằng: "Tôi nghĩ cái đơn bác viết như thế này tôi sợ...Khi công bố công khai nó ra thì những lớp con cháu chúng ta nó kinh sợ những người làm cha

làm mẹ, không đứa nào dám có cha mẹ nữa" [105, tr. 245]. Từđó, nhà văn đi đến kết luận có tính chất triết lý trước hiện thực những kẻ làm cha làm mẹ mà lại vô tâm, vô trách nhiệm : "Thì ra, có những người sống đến mấy đời ở Hải phòng, hiểu rất rõ người Hải Phòng "trải lòng mình ra với thiên hạ" mà lại cạn tình ngay với đứa con mình đẻ ra... Không hiểu ở thành phố này còn bao nhiêu kẻ nhân danh người Hải Phòng, có gốc gác hẳn hoi lại ăn ở cạn tàu ráo máng với nhau như thế " [105, tr. 246]. Không chỉ nhận chân sự

tha hoá, lối sống ích kỷ thực dụng của con người trong xã hội hiện đại. Điều quan trọng hơn của ngòi bút nhân đạo có lẽ chính là từ nhận chân, lên án, phê phán, nhà văn đi đến thức tỉnh tình yêu thương, lòng bao dung vị tha nơi con người:"Con cái đẻ ra, có đứa này,

đứa thế kia " cha mẹ sinh con trời sinh tính". Có đứa lành, đứa dữ, có đứa chất phác thật thà lại có đứa gian giảo lừa lọc, nhưng người làm cha mẹ phải sống làm sao để bất cứ một

đứa con nào dù hư hỏng độc ác đến mấy, mỗi lần nó gọi đến tiếng mẹ, tiếng cha, là một lần nó phải thức tỉnh lương tâm làm người của nó. Sự êm ấm của gia đình, sựđùm bọc che chở và lòng vị tha, rộng lượng của cha mẹ ...là bức tường thành che đỡ, cũng là sự cản bước không cho nó vượt sang vòng tội lỗi."[105, tr.246- 247].

Tiếp tục nhận chân cuộc sống hiện đại đầy phức tạp, trong thế giới nghệ thuật

Chuyện làng Cuội, một lần nữa Lê Lựu đã chỉ ra cho ta thấy lối sống thực dụng, ích kỷ, sự

tha hoá của con người qua cuộc đời của nhân vật Lưu Minh Hiếu.

Khác với Núi trong Sóng ở đáy sông - kiểu nhân vật "đa diện", Lưu Minh Hiếu trong

Chuyện Làng Cuội lại là kiểu nhân vật hoàn toàn biến thành kẻ "bất nhân". Hắn sinh ra trong một hoàn cảnh không bình thường như bao đứa trẻ khác. Hắn là kết quả của một mối tình vụng trộm. Mẹ hắn quá hiền lành, ngây thơ để ôm vào mình bao đắng cay nhục nhã. Hắn hiểu những gì mẹ hắn phải trải qua, thế nhưng đáng buồn thay, kẻ "bất hiếu" ấy như

con thú hoang mất hết nhân tính. Cùng với thời gian, hắn biến chất đến thảm hại. Lúc đầu, sự tha hoá của Hiếu chỉ biểu hiện ở thói "háo danh" muốn lấy lòng cấp trên để thăng quan tiến chức. Hắn ra sức tô vẽ, dựng nên những thành tích giả cho xã Đại Thắng. Và càng về

sau, khi đã "tót" lên những bậc thang danh vọng cao hơn, hắn càng bộc lộ bản chất gian giảo, quỷ quyệt. Ở con người này, sự tha hoá, biến chất được che đậy dưới bộ mặt đạo đức nhân nghĩa giả tạo. Tất cả mọi việc làm của Hiếu đều thể hiện hắn là một con người thủ đoạn và cơ hội. Hắn làm mọi việc đều có mục đích và đều xuất phát từ lợi ích cá nhân chứ

ngay cả người đẻ ra hắn, nuôi hắn thành người, hy sinh mọi niềm vui và hạnh phúc của mình cho hắn, hắn cũng không từ. Hắn chà đạp lên tất cả.

Cuộc đời của hắn được chia làm hai giai đoạn hoàn toàn trái ngược nhau. Và điều này được nhà văn lý giải một cách cụ thể qua những bước thăng trầm trong cuộc đời của hắn. Tìm hiểu những hành động, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Việc đầu tiên là khi tiến hành sửa sai, cả làng chạy đuổi "nhét cứt vào mồm con Xuyến" thì Hiếu lại ra sức bảo vệ vợ trước mặt mọi người. Hắn yêu cầu vợ xin lỗi mẹ. Thế

nhưng thực chất là đang cố tình thực hiện một âm mưu. Hiếu đã giải thích cho mẹ hiểu tại sao hôm thấy mẹ bê cả rổ khoai đứng nhìn con ở chỗ bờ giếng nhưng con tránh mặt vì "Hôm ấy mẹ có giết con, con cũng không thể nào làm gì để mẹ hiểu được con. Con đã ra

đầm Cuội tự tử mà không xong" [106, tr.268]. Trước mặt mẹ và các em, Hiếu đã lật mặt sự trăng gió của vợ với đội Lăng. Hiếu kết luận "Chuyện này tôi nói cốt để mẹ hiểu cái ngày hôm ấy con mẹ cũng chả sung suớng gì." [106, tr.270]. Và như vậy, chỉ một việc nhỏ

thôi, chúng ta cũng nhận thấy Hiếu đã đạt được bốn thắng lợi lớn cùng một lúc :

" Một là: Bà mẹ muốn ôm chầm lấy con trai để xoa dịu nỗi đau đớn âm ỉ nhục nhã hơn cảđau đớn khổ sở của bà.

Hai là: Hôm trước anh là cốt cán, cùng đội ngũ với giai cấp bần cố, hôm nay anh là người của nỗi oan trái cùng cảnh ngộ với những người bị giam giữ cùm, trói.

Ba là: trước nhân dân và bác Văn Yến, người bí thư tỉnh ủy của những năm sau, anh là một con người đầy bản lĩnh, biết kìm nén và chịu đựng, biết vì cái chung mà nén nỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đau riêng, gương mẫu đi đầu trong sửa sai.

Bốn là: Anh đã làm được phần nào của những gì anh nghiến răng lại trong đêm cùng anh đội Quyền và anh Thó tắm ởđầm Cuội:"Phải sống" [106, tr.271].

Con người ấy dường như chỉ chờ cơ hội đến để thực hiện những khát vọng cháy bỏng trong mình là tiền tài và quyền lực. Hắn đứng ra tổ chức lễ truy điệu cho bố (từ sau khi sửa sai, Hiếu không gọi anh Kiêm bằng chú nữa mà gọi bằng Bố) khiến cho cả huyện, cả tỉnh đều biết. Hiếu bày ra trò tụng kinh niệm Phật bởi nó tạo ra sự trang trọng linh thiêng, nhưng hắn lại sợ bác Văn Yến quở trách việc mê tín dị đoan. Do đó, bằng sự khéo léo, Hiếu đã đẩy trách nhiệm cho những người xung quanh. Còn hắn thì yên tâm mà "đau

đớn", "xót thương" mệt mỏi bắt tay, và gật đầu khi khách "chia sẻ"[106, tr. 279].

Và kết quả mang lại sau những sự việc trên là Hiếu được cấp trên chú ý, nâng đỡ. Thế nhưng con người ấy ngày càng tha hoá. Nếu như những năm sửa sai "anh Hiếu là con

bà, gọi anh Kiêm bằng bố. Thì bây giờ, thành phần của anh ấy và tất cả mọi mối quan hệ

giống như khi đã được tách thành phần trong cải cách. Anh gọi chú Kiêm bằng ông

ấy"[106, tr.286]. Hắn tính toán chi ly mọi chuyện. Hắn đã làm mọi cách để thay da đổi thịt cho xã Đại Thắng ở thôn Cuội dù chỉ là hình thức. Nhưng việc hắn làm không phải vì bà con nông dân mà đấy chỉ là bàn đạp trên con đường danh vọng sự nghiệp. Những sự thật dần dần được nhà văn lột mặt, phơi trần: "Nhà ông Mây có ba con đi bộ đội. Hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ của ông ở trong một nhà tranh dột nát, ải mọt chỉ chực xô đi, khuỵu xuống, trông lụp xụp quá"[106, tr. 294], Hiếu đã cho "sang ở nhà ông Hỷ mới xây... khiến cho đoàn tham quan kéo vào nhìn cơ ngơi khang trang ai cũng phải gật gù khen "khá quá". Hay "Bà Ba Sòi là mẹ liệt sỹ, một thân một mình già yếu vẫn ở túp lều trông như cái chuồng lợn đã được anh Nạc đón về từ chiều hôm qua để bà nhận mặt nhớ tên các cháu.

Đêm bà lại về lều, sáng sớm nay lại sang ở với vợ chồng anh(!) Khi đoàn đến, các cháu con anh Nạc xúm xít quanh bà đọc báo cho bà nghe tin tức...Các y sĩ, y tá của xóm của thôn mặc áo choàng trắng, đội mũ chữ thập đỏ nghe tim, nghe phổi, bắt mạch đo huyết áp

đánh mắt hột cho hết mẹ liệt sỹ lại đến con bộ đội...Các cháu thiếu nhi thì đến giúp các nhà vợ bộ đội neo bấn. Nào quét tước cửa nhà, chăm lợn, nuôi gà (nhà nào không có gà có cá, mang của nhà khác đến nhốt trong các chuồng, các nơm) trông cứ là ngăn nắp, sạch bong..."[106, tr.294- 295]. Chưa hết, bí thư đảng uỷ còn ra lệnh "Nào là phải mở rộng thêm chuồng trại. Phát triển thêm đầu lợn của hợp tác xã... để đón nhiều khách...Nào là nuôi gà đẻ trứng. Ngoài ra phải trồng cam chanh, quýt, na, chuối, mít, vải, nhãn ở tất cả

mọi chỗ, mọi nơi để lấy quả. Không có quả thì đi mua để có cây nhà lá vườn làm quà tặng khách...[106, tr. 295].

Đọc những trang viết như thế, chúng ta không khỏi thầm thán phục về sự tinh tế và sắc sảo ở ngòi bút Lê Lựu. Dường như ông đã dò thật sâu, đi tận cùng vào mọi ngõ ngách của cuộc sống hết sức phức tạp. Với phương châm nhìn "trực diện", phản ánh "sự thật", tác giả không ngần ngại mà mạnh dạn lột mặt sự giả dối tởm lợm, đưa nó ra ánh sáng để

mọi người nhìn rõ, hiểu thấu hiện thực của một thời. Nhà văn cho ta thấy, trong trái tim người đàn ông mà mọi người xung quanh vẫn thầm nghĩ đầy lòng vị tha bao dung ấy vẫn ngày đêm canh cánh một "nỗi nhục" bị cắm sừng do vợ gây ra. Thế nhưng để tự mình

đứng ra bỏ vợ lại không thể được vì như thế sẽ "mất hết". Do vậy, hắn thuyết phục mẹ - một người thương yêu con đến mức mù quáng - làm theo tất cả những gì hắn yêu cầu. Hắn biến mẹ mình trở thành kẻ bất nhân bất nghĩa. Hắn bắt mẹ đứng ra nhận mọi lời chê bai

quở trách của bà con xóm giềng. "Trông bà ấy hiền vậy mà ác", hay vì bà mà "con mất mẹ, chồng xa vợ, gia đình con cái tan đàn xẻ nghé chỉ vì bà mẹ chồng ác nghiệt".

Lần theo từng trang sách, chúng ta thật sự phẫn nộ về sự lưu manh hoá ở đứa con khốn nạn này. Trước mặt mọi người, hắn vẫn là một người tốt. Một con người đầy bản lĩnh. Một cán bộ mẫu mực. Thế nhưng đằng sau bộ mặt giả dối kia, nhà văn cho chúng ta thấy sự biến chất tha hoá tột cùng. Hắn nhanh chóng chớp lấy thời cơ "ngàn năm có một",

để tổ chức cùng lúc lễ truy điệu cho hai đứa em đã hy sinh. Hắn không hề quan tâm đến nỗi đau đớn tận cùng của mẹ. Hắn làm mọi cách nhằm thực hiện tất cả những khát vọng của mình. Hắn không thực hiện theo hai phương án của tỉnh đội:" Một: tung tin bán tín, bán nghi dần dần. Độ ba bốn tháng sau nếu thấy có thểđược, lựa thời điểm nào đó để báo cho bà cụ. Hai: có thể một vài tháng nữa báo cho Mai trước. Cũng là dịp công bố với quần chúng thanh minh cho anh ấy. Rồi tuỳ theo, một hai năm sau báo nốt trường hợp thứ hai "[106, tr.333 – 334]. Hắn tổ chức lễ truy điệu cho hai em cùng một lúc vào dịp đại hội tỉnh

Đảng bộ vào cuối tháng sau. Con người nhạy cảm với thời cơ ấy biết rằng "Trước mất mát tang thương lớn lao của gia đình anh, không kẻ nào còn đủ nhẫn tâm để hại anh. Anh đã hình dung toàn bộ công việc phải làm ngay lúc anh thượng uý chính sách đang nói. Tỉnh uỷ có về đây dự lễ hay không không quan trọng. Quan trọng là anh còn ngại chuyện vợ

con của anh, không nỡ "mổ xẻ" trước những lúc như thế này" [106, tr. 335].

Như vậy, một lần nữa, hắn đã chớp lấy cơ hội để thực hiện mục đích cá nhân của mình chứ không vì mẹ mà cũng chẳng vì ai khác. Tất cả mọi việc hắn làm đều có tính toán sít sao. "Khi cần thì bỏ qua tất cả mọi người. Có khi lại phải cân nhắc từng cái cười to hay nhỏ, chỉ mủm mỉm hay phô cả hàm răng xởi lởi ra. Cả cái bắt tay, cả lúc ôm vào người thì hờ hững hay nồng nhiệt. Lúc nào "cương", lúc nào "nhu" để có hiệu quả tốt hơn! Tính hết"

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 60)