Kết cấu truyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 68)

NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

3.1.Kết cấu truyện

Theo Lý luận văn học, kết cấu "là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh

động, gợi cảm của nó". Kết cấu "không phải là sự liên kết theo những công thức, những biện pháp có sẵn, mà là liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tường - thẩm mỹ" [103, tr. 296]. Như vậy có thể

xem kết cấu chính là toàn bộ tổ chức tác phẩm mà thông qua đó, nhà văn thể hiện tư tưởng quan điểm nghệ thuật của mình. Nói đến kết cấu trước hết là nói đến cốt truyện. Cốt truyện chính là "hệ thống sự kiện cụ thểđược tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất... trong tác phẩm tự sự"[132, tr.70].

Để thể hiện cảm hứng bi kịch cũng như phục vụ cho việc nhận thức lại hiện thực của một thời xa vắng, Lê Lựu đã có những nỗ lực lớn trong việc khai thác cốt truyện. Tìm hiểu cốt truyện ở bộ ba tác phẩm, đặc biệt là Thời xa vắng, giới nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Lê Thành Nghị:"Cuốn tiểu thuyết hầu nhưđược chia làm hai phần rõ rệt mà "sự kiện" chính để làm nền cho hai phần này là hai khoảng đời. Sài sống chung với hai người vợ bất hảo của mình. Phần đầu tác giả nghiêng về phân tích những nguyên nhân xã hội đã tác động đến tính cách Sài, phần sau phân tích con người xã hội của Sài. Phần đầu chính là để diễn tả một cách "khẳng định mình" của Sài. Tư tưởng của tác giả chuyển động mềm mại, ẩn hiện giữa các bức tranh đời sống, trong mọi mối ràng buộc của nhân vật"[104, tr. 563]. Cũng theo ông, "Hai phần tập sách như là bức tranh được vẽ bằng hai chất liệu khác nhau"[104, tr.563]. Còn Thiếu Mai lại cho rằng: "Xét về kết cấu thì Thời xa vắng gồm ba phần mà phần I là phần trọng tâm của tác phẩm, cũng là phần thành công hơn cả. Ở phần này, con người Giang Minh Sài gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại giữa xã hội với con người rất mật thiết. Vì vậy, ý nghĩa xã hội của phần này hết sức sâu đậm. Giá trị của tác phẩm cũng chính là ở đây...Phần II đi sâu vào câu chuyện bất hoà, cọc cạch giữa hai vợ chồng. Kẻ quê người tỉnh có một khoảng cách lớn về cách sống, về tính cách...và ngừơi đọc thấy hứng thú khi đọc những trang miêu tả chân xác những cảnh như

cảnh sinh hoạt hàng ngày của một gia đình cán bộ, cảnh anh chồng vụng vềđi săn sóc vợ đẻ, cảnh gia đình ở nhà quê lo toan cho chú em lấy vợ trên tỉnh" [104, tr.582- 583-584]. Và cuối cùng ông đi đến kết luận: "Dường như hai phần được viết với hai ý định, hai quan niệm do hai bút pháp khác nhau. Song thực ra sự khác nhau này là ngoài ý muốn chủ quan của tác giả và đựơc quy định bởi trình độ nhận thức, lý giải còn bị hạn chế của tác giả về

cuộc sống, về xã hội, về con người" [104, tr.584]. Nhận xét về kết cấu của Thời xa vắng,

hùng của dân tộc, người đọc vì thế tuỳ theo sự hiểu biết của mình mà tiếp nhận nó theo những cách khác nhau. Đấy có thể là cuốn sách về hôn nhân gia đình, có tình yêu - hôn nhân lọc lừa đầy bi kịch. Có chiến tranh, ồn ào khói lửa súng đạn giúp người đọc được sống lại những năm tháng sôi động hào hùng của dân tộc. Và đặc biệt nhất là tái hiện tất cả những gì thuộc về "thời xa vắng" nhưng chưa xa....Thời xa vắng ra đời có tiếng vang lớn, vượt quá sức hình dung của người đẻ ra nó. Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ, tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch. có cảm giác nhưđấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại làm một"[104, tr. 678].

Chúng ta biết rằng một trong những thành công của người nghệ sỹ chính là tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm của Lê Lựu, ta thấy quả thực ông không có nhiều tìm tòi mới mẻ, thế nhưng những tác phẩm của ông vẫn mang giá trị sâu sắc. Đặc biệt, nó đã tạo ra những mảng màu khác nhau cho bức tranh muôn nghìn màu sắc của văn học thời kỳ đổi mới. Bạn đọc nhìn thấy Lê Lựu trong Thời xa vắng khác hẳn với Lê Lựu của những tác phẩm trước đó. Dường như tác giả đã chuyển hướng rõ rệt trong phong cách nghệ thuật. Sự chuyển hướng này thể hiện ở một số yếu tố nghệ thuật góp phần tạo nên phong cách riêng của Lê Lựu như thủ pháp đồng hiện, hiện tượng phân rã cốt truyện, tình huống truyện, kết thúc truyện....

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 68)