Nhận thức về những hạn chế của đường lối chính sách

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 49)

SỰ ĐỔI MỚI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT CỦA LÊ LỰU TRONG BỘ BA TÁC PHẨM THỜ I XA V Ắ NG,

2.2.2.1.Nhận thức về những hạn chế của đường lối chính sách

Không chỉ dừng lại việc nhận thức quan niệm duy ý chí một thời, Lê Lựu còn mở

rộng phạm vi phản ánh trong việc nhận thức một cách chân thực và chỉ rõ cho mọi người thấy không ít chính sách cải cách mang tính quan liêu và tác hại ghê gớm của nó.

Đây qủa là một trong những điều mới mẻ và chân thực nhất. Chúng ta biết rằng trong công cuộc đổi mới, với những chính sách tiến bộ, đất nước đã đạt được những thành tựu lớn lao. Thế nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít những hạn chế, những lầm lẫn đáng tiếc. Bạn đọc không khỏi xốn xang khi chứng kiến những giông bão do chính nó gây ra.

Điều này chúng ta bắt gặp trong hàng loạt tác phẩm thời ấy. Ở đó, không còn anh em, bè bạn, cha con. Để tồn tại, họ phải quay mặt lại với nhau. Trong Lão khổ của Tạ Duy Anh, em bị buộc phải bịa ra chuyện để "tố" anh. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, con trai - VũĐình Phúc - đứng ra tổ chức thanh thiếu niên hô vang khẩu hiệu đã đảo chính người đẻ ra mình - Vũ Đình Đại. Khi người cha bị đưa ra đấu tố

công khai, con dâu cầm liềm dỉa dói trước mặt cha chồng, còn đứa con trai thể hiện đầy bản lĩnh rằng "mày có biết tao là ai không?". Nằm trong dòng chảy đó, Lê Lựu cũng cho chúng ta thấy một cách đầy đau xót về cuộc cải cách này. Ông đã vạch ra, chỉ rõ cho mọi người thấy những bước đi "chệch choạc" của chính sách ở một "thời xa vắng".

Đến với những trang viết như vậy, người đọc thật sự xúc động bởi vì những điều ấy, trước khi có sự chỉ đạo của Đảng thì hầu như không ai dám nói. Nhà văn dường như "cho

qua", "lờ đi" hoặc vờ như "không thấy, không biết". Điều đó có thể là do hạn chế của thời

đại nên các nhà văn chưa có được một thái độ dũng cảm hơn trong phản ánh. Giờ đây, với sự động viên khuyến khích "trả lại cho văn học bản chất vốn có của nó", Lê Lựu cũng như các nhà văn trong thời kỳ đổi mới đã mạnh dạn mổ xẻ, đặt lại vấn đề.

Nhận thức lại những mặt trái của chính sách cải cách là một trong những vấn đề khá tế nhị và nhạy cảm. Cần phải nhìn nhận một cách khoa học đúng đắn, bởi nếu không thì

điều ấy sẽ có tác dụng ngược lại, không những không nói được gì mà còn có tính chất "bôi

đen".

Trước khi là một nhà văn, Lê Lựu đã là một chiến si. Đứng trong hàng ngũ của những anh lính cụ Hồ, ông hiểu rõ hơn ai hết những chính sách cải cách của Đảng đề ra cho đất nước trong vận hội mới. Ông không những hiểu ngọn nguồn sâu xa, hiểu một cách cặn kẽ những chính sách đường lối đúng đắn của Đảng mà thông qua tác phẩm, ông đã chỉ

cho mọi người thấy những mặt hạn chếđáng tiếc của chính sách cải cách đó. Hơn thế nữa, trên những trang viết, ta thấy ông nhận chân để hiểu một cách trọn vẹn, thấu đáo chứ

không phải hằn học, miệt thị với những sai lầm của quá khứ. Đấy chính là "cái tâm" cần có và đáng trân trọng của người nghệ sỹ.

Trong thế giới nghệ thuật Chuyện làng Cuội, ta thấy rõ những hạn chế của chính sách cải cách mang tính quan liêu bao cấp và tác hại của nó.

Trước hết là chính sách "Thăm nghèo hỏi khổ". Thật ra, chính sách ấy không hề sai mà cái sai cơ bản chính là những con người tiến hành thực hiện. Trong truyện, thông qua nhân vật đội Lăng - một trong những cốt cán tiêu biểu lúc bấy giờ - nhà văn đã phơi trần cho thấy hiện thực cay đắng của một thời xa vắng. Bằng năng lực tài tình, đội Lăng nhanh chóng xem xét, điều tra và cung cấp lý lịch của anh Kiêm một cách hợp "logic" khiến bà con nông dân ai cũng thán phục và hết sức ngỡ ngàng: "...đội và đoàn uỷ tưởng là do nông dân tố giác. Bà con nông dân lại tưởng đội " người tài tình biết từ chân tơ kẽ tóc của nó hàng mấy chục năm nay". Cho nên ai cũng "à" lên "đúng rồi" [106, tr. 207]. Với việc quy kết, chụp mũ của đội Lăng, anh Kiêm phải chết một cách oan ức, đau đớn, tủi nhục. Hai

đứa con trai sau này của anh cũng không được đi đâu học vì một lần nữa người ta lo sợ

chúng là con của một "kẻ tử tù". Chúng có thể "phá hoại", "hằn thù" với cách mạng như

lời ông Cu Từ: "Người ta sửa sai là hạ thành phần, giả nhà cho cô, dù nó chỉ còn là cái khung. Cô không là giai cấp bóc lột, chồng cô không là phản động, được khôi phục đảng tịch. Nhưng ai sửa sai cho chú ấy sống lại. Không sống lại được, tức là vẫn ấm ức với cái

án tử hình chứ gì? Gia đình cô là gia đình cách mạng. Nhưng các con cô sau này ai dám bảo nó không còn uất ức với cái chết của bố nó. Cho nên nó vừa xuất thân của một gia

đình cách mạng nhưng nó lại là phần tử có thù oán với cách mạng, buộc người ta phải phòng xa, không được để nó đi đâu, không diệt từ mầm mống của nó, sau này nó phá ra, có giời mà giữ"[106, tr.292]. Cho nên "Dù sao, con em những người bị cách mạng xử lý cũng không được đi học đại học và đi làm bất cứ việc gì ngoài việc làm ruộng ở nông thôn"[106, tr.286].

Đặc biệt nhất là ở đây, nhà văn đã chỉ ra một cách đầy đau xót sự quy kết, chụp mũ

của những con người nhân danh "Đảng" thi hành nhiệm vụđể rồi gây ra biết bao thiệt hại cho người dân mà vẫn hoàn toàn sống "bình yên" sau những sai lầm do mình gây ra như đội Lăng. Đội Lăng đã làm tờ khai lý lịch tội trạng của anh Kiêm một cách hợp lôgich, không cần biết đúng sai như thế nào. Mọi người cũng không cần kiểm chứng, cấp trên cũng không xem xét đúng sai và do đó để lại hậu quả thảm thương.

Như vậy, tuy có người cho rằng Chuyện làng Cuội chưa hay nhưng chỉ với chi tiết này, nhà văn Lê Lựu đã thực sự có những đóng góp to lớn trong việc nhìn nhận hiện thực và phản ánh nó một cách chân thực thông qua những hình tượng nghệ thuật sinh động. Trên những trang viết ấy, chúng ta nhận thấy ăm ắp hơi thở của cuộc sống. Đó là khí thế

bừng bừng của công cuộc cải tạo xã hội, là tinh thần cách mạng nhiệt tình của nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ. Nhưng bên cạnh những thành quảđạt được, những khẩu hiệu, thành tích còn có cả sự ấu trĩ, có cả cay đắng và thất bại, cả những bất hạnh và ngang trái mà trước

đó người ta chưa nói hết ra, chưa đi đến tận cùng.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 49)