Bi kịch trong bản thân mỗi cá nhân

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 36 - 40)

SỰ ĐỔI MỚI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT CỦA LÊ LỰU TRONG BỘ BA TÁC PHẨM THỜ I XA V Ắ NG,

2.1.3.2. Bi kịch trong bản thân mỗi cá nhân

Với cảm hứng bi kịch, nhà văn Lê Lựu đã đi thật sâu vào mọi ngõ ngách của mỗi cuộc đời, mỗi tâm hồn để suy nghĩ và từđó chỉ cho mọi người thấy những bi kịch của con người trong thời đại mới. Ngoài những bi kịch do hoàn cảnh mang lại còn có những bi kịch do chính bản thân con người tạo ra. Đấy là sự lý giải khá nghiêm khắc ở ngòi bút Lê Lựu mà không phải nhà văn nào cũng có được. Và phải chăng, thông qua những tác phẩm

Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, nhà văn muốn cảnh báo với mọi người trong cuộc sống phải tự chịu trách nhiệm về chính mình ?

Tìm hiểu bi kịch của "cu Sài", chúng ta nhận thấy, ngoài những hoàn cảnh đẩy đưa khiến Sài rơi vào bi kịch thì một phần những nỗi đau khổ còn do chính anh tạo nên.

Phải thừa nhận rằng hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho Sài, nhưng nếu Sài biết vượt lên trên hoàn cảnh, dám nghĩ dám làm thì anh đã không phải kéo dài chuỗi ngày đau khổ. Vì muốn rời bỏ mái nhà có người "vợ" mà Sài ghét cay ghét đắng, muốn chạy trốn cuộc sống gia đình...Sài đã đi bộđội. Sài đã để vuột mất tình yêu của mình để suốt cả cuộc đời không bao giờ anh tìm lại được mặc dù anh biết đó là việc "hèn nhát" và "ngu xuẩn". Sài lên đường nhập ngũ với sự lặng thinh lầm lũi, với quyết định được coi là vô cùng "dũng cảm" của mình: "Hãy im lặng chịu đựng!".

Khi thoát khỏi những ràng buộc gia đình, Sài lại rơi vào những ràng buộc mới. Tại

dàng mà không phải ai cũng có thểđạt được. Sài được đi học đại học, được bồi dưỡng để

có thể trở thành đảng viên...Sài mạnh mẽ biết bao nhiêu! Chúng ta ngỡ rằng lúc này Sài sẽ dám sống với một tình yêu chính đáng. Thế nhưng một lần nữa Sài lại không vượt qua

được bức tường thành dư luận, không vượt khỏi "nếp nghĩ tập thể" là phải yêu vợ, phải gắn bó với vợ...Anh đã "yêu" vợ theo ý muốn của cấp trên, không dám vượt lên hoàn cảnh, bỏ Tuyết lấy Hương. Anh đã "nhìn ý tứ mỗi người một tí, để bóp mình theo họ" chứ

không dám "việc mình mình làm, việc gì cứ phải rình rập xem người khác khen hay chê".

Vì vậy, chính anh đã tự tạo ra bi kịch cho cuộc đời mình.

Hoà bình lập lại, anh ly hôn với Tuyết - người mà anh "căm ghét từ đầu tới chân". Giờ đây, khi nghĩ về quá khứ, Sài lại nặng nề đổ lỗi cho hoàn cảnh. Anh có ý trách chính uỷĐỗ Mạnh: "Giá như cách đây vài chục năm gia đình tôi và các thủ trưởng đừng bó buộc tôi thì làm gì đến nỗi". Như vậy là ở đây, Sài chỉ mới nhìn thấy một chiều từ phía hoàn cảnh. Anh nhận ra bi kịch của chuỗi ngày đau khổ kia là do sự "bó buộc của hoàn cảnh" mà không nhận ra rằng một phần của những bi kịch trên là do chính anh. Lê Lựu đã thông qua chính uỷĐỗ Mạnh để lý giải điều này: "Đúng thế! Đúng! Nhưng anh có biết tại sao? ... Chính bản thân anh đầy cách sống của một anh làm thuê. Sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm, chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán định đoạt một việc gì. Lúc bé đã đành, khi học hành đỗ đạt anh đủ tư cách làm một công dân, một chiến sỹ tại sao anh không dám chịu trách nhiệm về nhân cách của anh? Sao anh không dám nói thẳng rằng: hoàn cảnh của tôi bị ép buộc như thế, tình cảm của tôi không thể nào chung sống

được với người như thế, nếu các anh cứ bắt ức tôi, tôi sẵn sàng đánh đổi tât cả dù phải trở

về làm anh cày thuê, tôi cũng sẵn sàng đểđược sống tự do. Kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi, thấp thỏm cầu may."[107, tr.174-175].

Ngoài ba mươi, anh bắt đầu xuất phát từ con số không. Anh yêu hối hả. Anh không tỉnh táo xem tạng mình thích hợp với ai, hoắng lên chạy theo cái mình không có, không phải của mình để rồi cay đắng nhận ra giữa mình và Châu "cọc cạch" quá. Vợ chồng sống với nhau như sống với người hàng xóm trái tính trái nết. Bây giờ đây anh cảm thấy "hụt hơi", "chới với" và có lúc dường như mất luôn phương hướng...Anh rất muốn bỏ Châu, nhưng đã một lần bỏ vợ, anh không muốn "dư luận" hiểu mình lăng nhăng - lại vì "dư

luận" mà anh đành cố gồng mình chịu đựng, cố mặc cái "áo" không phải của mình.

Còn bà Đất (trong Chuyện làng Cuội) cũng thuộc dạng tương tự. Những chuỗi ngày

chịu, nhẫn nhục của bà. Giá như sau khi bị Tổng Lỡi cưỡng hiếp, bà không ngây thơ tin vào những lời đường mật của hắn thì đâu đến nỗi. Bà tin lời hắn là sẽđược làm "bà tư" để

rồi hậu qủa bà gánh lấy là phải bỏ quê hương ra đi. Khi anh Kiêm - chồng bà bị vu oan, nếu bà dám thẳng thắn nói cho mọi người hiểu rằng chồng bà vô tội, chồng bà chẳng có mối quan hệ nào với tên phản động đó, rằng cái nhà mà Tổng Lỡi xây dựng cho mẹ con bà

ở là vì bà đang mang giọt máu của hắn thì đâu đến nỗi chồng bà phải chết oan ức như thế? Nếu bà không chiều theo ý của Hiếu - con trai bà, vu cáo cho con dâu xô mẹ chồng ngã trong lúc chị Xuyến đỡ bà thì bà đâu bị mọi người cho là người mẹ chồng ác nghiệt rồi xa lánh bà? Đến khi bị chính thằng con trai - niềm hy vọng suốt cuộc đời phản bội, xỉ mắng, bà cũng không nên chọn cái chết thảm thương như thế. Một cái chết "không bình thường",

đó là bi kịch mà bà lựa chọn. Cho nên bi kịch suốt cuộc đời của người đàn bà ấy một phần là do chính bà. Nếu bà biết sống cho riêng bà, nghĩ đến bà một chút, không phải vì con

đến mức "mù quáng" như thế thì bà đỡ khổ hơn.

Với Núi trong Sóng ở đáy sông cũng vậy, tấn thảm kịch của anh một phần do hoàn cảnh mang lại. Cuộc đời của anh là chuỗi ngày bi kịch vì anh có một người cha quá vô tâm tàn nhẫn, vì mẹ chết để lại cho anh một gánh nặng trách nhiệm quá lớn là phải lo lắng cho mấy đứa em ăn học, vì anh bị lễ giáo phong kiến lỗi thời lạc hậu ngăn cách, giết chết tình yêu đầu đời vào năm 17 tuổi, vì anh có một người vợ "lăng loàn", có trái tim của loài "quỷ dữ", vì anh phải chăm sóc cho đứa con gái tội nghiệp của mình.... Đó là do hoàn cảnh. Nhưng một phần cũng do chính anh tạo nên. Anh đã "ăn cắp" quen tay. Bên cạnh anh còn biết bao nhiêu người thương yêu đùm bọc cha con anh. Xóm làng và bà tổ trưởng bán nước sôi là chỗ dựa tinh thần cho anh. Ai cũng mong anh hoàn lương, kiếm lấy cái nghề lương thiện. Thế nhưng anh vẫn "ngựa quen đường cũ". Có những người có hoàn cảnh khó khăn hơn anh, họ không có thân thể đầy đặn như anh nhưng ý chí của họ hơn anh rất nhiều. Trong truyện, nhà văn đã cho ta thấy có những người chừng "24, 25 tuổi mà trông chỉ bằng đứa bé. Đôi chân của anh, một bên nhỏ nhưống nứa. Chỗ đầu gối nhọn ra như một nửa của hình thoi. Một chân to, nhưng bàn chân vặn nghiêng, các ngón và lòng bàn chân chổng lên trời. Mỗi khi anh bước đi trông rất khập khiễng và vất vả...[105, tr.111]. Thế nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn không thể quật họ gục ngã. Họ đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn "Con giun, con dế nó còn dũi đất sống được, huống hồ mình còn hai bàn tay còn cái đầu. Mình cứ đi bới rác, nhặt sắt vụn, ống bơ giấy ni lông, dép nhựa

hỏng, có khi cả đồng hồ nhẫn vàng, tiền đánh rơi như thế này cũng được ba bữa no"[105, tr.114]. Thế còn anh? Anh đã không vượt qua hoàn cảnh để cuối cùng trở thành kẻăn cắp.

Như vậy, đi vào thế giới nghệ thuật của bộ ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, có thể nhận thấy khác với những trang viết trước thời kỳ đổi mới,

ở đây, cảm hứng bi kịch đã thay thế cho cảm hứng lãng mạn, cảm hứng ngợi ca. Mỗi một nhân vật hiện lên đều bộc lộ trọn vẹn sự day dứt, dằng xé, đau đớn khôn cùng. Ở đấy không phải là sự đau đớn về thể xác mà là sự đau đớn về tinh thần. Một anh lính gặt hái bao nhiêu chiến công hiển hách trong cuộc chiến để rồi thất bại thảm hại trong cuộc sống

đời thường. Có lúc ta cảm thấy Sài không còn là Sài nữa mà là một tên nô lệđáng thương. Một bà mẹ cả cuộc đời lo lắng chăm sóc cho con để rồi cuối cùng nhận một cái chết thảm thương. Quả không sai khi tác giả ví von bà "giống như một cái rốn đựng không biết bao sự đau thương khốn khổ, khốn nạn ở đời" [104, tr.715]. Bao nhiêu cái khổ của một kiếp người đều có mặt trong suốt cuộc đời của người đàn bà này. Bi kịch đánh mất mình, bi kịch tha hoá của một nhân cách trong Sóng ở đáy sông.

Mỗi nhân vật tiểu thuyết của Lê Lựu là một mảnh đời riêng nhưng lại có sức khái quát cao về tấn bi kịch đa dạng mà con người phải gánh chịu trong xã hội mới. Đó là những bi kịch từ trước đến nay hầu như văn học "không được phép" nói tới hay "phải lờ đi". Cùng với hàng loạt tác phẩm có cảm hứng bi kịch lúc bấy giờ nhưMùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Đám cưới không có giấy giá thú, Những thiên đường mù... những bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về số phận con người, giúp con người nhận thức về cuộc sống của mình rõ hơn. Nhà văn đã mạnh dạn nhìn vào sự thật, phản ánh sự thật như chủ trương của Đảng. Lấy "bi kịch" làm cảm hứng sáng tác, Lê Lựu qủa đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền văn học nước nhà lúc bấy giờ.

2.2. Sự nhận thức lại hiện thực trong bộ ba tác phẩm "Thi xa vng, Sóng đáy Sông, Chuyn làng Cui" Sông, Chuyn làng Cui"

Nếu Mở rừng là cuốn tiểu thuyết đầu tay thì đến Thời xa vắng - tức là vào khoảng mười năm sau trong địa hạt tiểu thuyết, Lê Lựu đã thực sựđứng trên đỉnh cao của sự thành công. Thời xa vắng với độ dày chỉ hơn ba trăm trang gây ra bao nhiêu cuộc tranh cãi, bàn luận sôi nổi ngay khi vừa mới ra đời. Nó ra đời vào đúng những năm thời kỳđổi mới. Hay nói cách khác, tác phẩm “rơi đúng tầm đón nhận” của thời đại lúc bấy giờ. Thời xa vắng

Tiếp tục đi sâu về đề tài những người lính sau chiến tranh cũng như hình ảnh người nông dân trong thời kỳ đổi mới, Lê Lựu tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình qua hai tác phẩm

Chuyện làng CuộiSóng ở đáy sông. Có thể nói, cùng với sự trở lại của cảm hứng bi kịch thì khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, Lê Lựu thực sự đóng một vai trò không nhỏ trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết nước ta lúc bấy giờ. Nhà văn không những khẳng định được phong cách của mình trên văn đàn mà còn in dấu đậm nét tên tuổi trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)