SỰ ĐỔI MỚI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT CỦA LÊ LỰU TRONG BỘ BA TÁC PHẨM THỜ I XA V Ắ NG,
2.2.2.4. Nhận thức hiện thự cở nông thôn
Trong bài thuyết trình về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định biểu hiện của sự đổi mới trước hết là "phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó[117]. Điều đó dường như trở thành khuynh hướng sáng tác cho các nhà văn giai đoạn này trong đó có Lê Lựu. Vậy phải chăng con đường mà các nhà văn và Lê Lựu đang đi chỉ
là dẫm lên lối cũ của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa?
Văn học hiện thực 1930 - 1945 đã lật xới nhiều vấn đề của cuộc sống. Thế nhưng, văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới vẫn không dẫm lên "đường mòn". Đối diện với hiện thực, các nhà văn giai đoạn này không ngừng nỗ lực đổi mới ở bề mặt mà ở cả chiều sâu của sự phản ánh. Không chỉ là sự mở rộng phạm vi hiện thực được phản ánh, không chỉ là sự tiếp nhận kỹ thuật hiện đại mà còn chiêm nghiệm tư duy mới mẻ về đời sống. Tiểu thuyết Lê Lựu mở ra một hiện thực sống động nhưng hết sức phức tạp. Qua số phận các nhân vật, nhà văn tái hiện một cách chân thật nhất gương mặt lịch sử và đời sống xã hội. Ông đã mở rộng đường biên của sự phản ánh. Khám phá cuộc sống và con người trong mọi trạng thái. Khai thác tối đa mọi mối qua hệ ràng buộc đan xen. Ông giúp cho chúng ta nhìn sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống nông thôn trước những đổi thay lớn như cách mạng, chiến tranh, cải cách ruộng đất, hợp tác hoá.
Tiểu thuyết gắn bó với đề tài nông thôn từ Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, cho đến Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng.... đã đi được những chặng đường dài trong việc phản ánh những bước thăng trầm bộ mặt làng quê Việt Nam. Đến với Lê Lựu, ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết, chúng ta đều dễ dàng nhận ra
mảnh đất quen thuộc của nhà văn làng quê, đồng bãi với dòng sông, con đê làng, luống khoai, vồng cải. Ông viết về nông thôn bằng sự thông hiểu và những âu lo về sự biến đổi từng ngày ngay trong từng ngôi nhà, từng thửa đất. Sự quan sát tận tường về nông thôn và khiếu hài hước đã đem lại cho tác giả những chi tiết rất đắt. Giới nghiên cứu từng khẳng
định: "Lê Lựu đã chạm đến làng quê, có khi chỉ chấm phá đôi ba nét qua mấy câu đối thoại ngắn gọn của nhân vật, ngòi bút của Lê Lựu bỗng như xuất thần, nhưđộng gió và toả
hương. Người đọc biết anh tiềm tàng một vốn sống trù phú về làng mạc quê kiểng" [104, tr. 672- 673]. Đi sâu khám phá những trang viết, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Trước hết, trong Thời xa vắng, có nhiều đoạn viết về nông thôn rất đặc sắc. Điều này
được Thiếu Mai trong bài "Nghĩ về một " Thời xa vắng" chưa xa" đánh giá "Chương tả
cảnh dân làng Hạ Vị đi làm thuê, chương tả cảnh lụt, chương tả cuộc họp gia đình ông đồ
Khang để bàn chuyện vợ chồng thằng Sài, chương tả đám ma ông đồ Khang với rất nhiều kẻ đến viếng mang những động cơ khác nhau... là những chương độc đáo, để mãi trong người đọc những ấn tượng sâu." [104, tr. 582-583]. Quả đúng như vậy, nhà văn phản ánh một cách sắc bén những hoàn cảnh, những thói quen, những tập quán thuộc di sản xã hội cũ...qua hình ảnh làng Hạ Vị chuyên đi làm thuê. Cảnh ông đồ Khang và người thân... hay những trang tả tuổi thơ Sài, cuộc sống làm thuê của gia đình anh, của cả làng...đều là những trang chân thực, hết sức cảm động. Đặc biệt, cảnh người làng Hạ Vị đi làm thuê
được mô tả với một ngòi bút sắc sảo xúc động, là bức tranh tiêu biểu của làng quê và những người nông dân làm thuê ngày xưa. Đoạn tả mẹ con Sài bưng nồi cơm của nhà chủ
dọn ra, nâng bát cơm chưa kịp ăn đã bỏ chạy, cu Sài đói khát thèm thuồng ngoái lại nhìn bát cơm vừa mới xới ra, nuốt nước miếng...Thật xót xa thấm thía. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét một cách xác đáng: "Phải là người từng trải qua, từng chứng kiến, từng đau đớn tủi nhục vì một miếng cơm của kẻ ăn người ở, vì số phận của những người nông dân nghèo khổ mới viết được những câu văn ứa lệ như vậy". Đoạn đám ma ông Đồ Khang
được nhà văn viết với ngọn bút sắc lẻm, "có khi phẩy vài nét mà lột hết hồn vía, tính cách, tâm điạ nhân vật. Mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng tựu chung lại họ đều là một lũ xu nịnh, cơ hội, một bầy quan lại nhà quê. Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò hỏi tập quán, phong tục, ý thích của gia đình người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong túi áo của ông bí thư có cái đơn xin xỏ gì đó của mình. Người ta đã lạm dụng cái chết của ông đồ Khang trong sạch để làm những việc bẩn thỉu, ti tiện. Lê
Lựu tỏ ra sắc bén khi hạ một câu: "Hình như họ không viếng cụ đồ mà viếng ông bí thư, và xun xoe ông bí thư ra nghĩa địa" [104, tr. 677-tr 678].
Nhìn chung, có thể nhận thấy bức tranh nông thôn hiện lên vô cùng chân thực và sinh
động ấy xuất phát từ chính tình yêu tha thiết mà người cầm bút dành cho quê hương yêu dấu của mình. Lê Lựu từng khẳng định: "Mình vốn ở trong gan ruột của nông thôn mà ra, có máu nhà quê chính cống, vậy mà mình không viết được ư? Thế là tôi quyết tâm, quyết chí viết, viết một mạch như từ máu thịt tuôn ra trên ngòi bút: Thời xa vắng ra đời như vậy. Tôi viết nhưđể trả món nợ cho làng quê đã sinh ra mình [104, tr. 546].
Những sắc màu khác nhau của bức tranh làng quê Việt Nam còn tiếp tục được nhà văn thể hiện qua tiểu thuyết Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông. Ở tác phẩm Chuyện làng Cuội, hiện thực cuộc sống ở nông thôn được nhà văn phản ánh khá sắc nét. Lần theo cuộc đời của mỗi nhân vật, nhà văn đã tái hiện một chặng đường khá dài, hết sức phong phú và sinh động của làng quê Việt Nam từ những năm trước Cách mạng tháng Tám cho
đến khi đất nước hoà bình thống nhất. Đặc biệt, trên những trang viết, "sắc màu nông thôn" cứ hiển hiện một cách tự nhiên, ăm ắp sức sống. Hơn thế nữa, những tập tục, lề thói, phong vị, tập quán của làng quê Việt Nam được miêu tả một cách chân thực với một chất giọng đằm thắm, yêu thương hồn hậu.
Những trang miêu tả cảnh thiên nhiên ở làng Cuội "Đứng ở phía nào nhìn về làng Cuội cũng trơn mượt, múp míp khi đỏối đất phù sa, khi mơn mởn màu xanh, tre, chuối và những hàng nhãn đầy lên lùm lùm..." [106, tr.31] cho đến cảnh bà con tắm ao hết sức chân thực: "Đàn bà cũng nhưđàn ông, thói quen của làng là tắm dưới sông, dưới đầm là không
để cái gì vướng víu vào người... Các bà, các cô cởi yếm và ruột tượng, sà tích, còn váy thì một tay túm lại, dâng lên chùm kín bờ vai, tay kia nâng gấu cao hơn mặt nuớc cho đến khi ngồi thụp xuống…Những bà con mọn và cụ già bị bọn trẻ làm ướt váy, ướt tóc, lập tức có bao nhiêu "của ngon vật lạ", các bà các cụđổ ra cho các cô, các cậu tưởng đặc kìn cảđầm nước. Mặc các cụ. Đám trẻ vẫn té tát trêu chọc nhau, làm cho tiếng cười, tiếng nói cứ vỡ
ra dập dềnh, sóng sánh đến tận tối nhọ mặt người" [106, tr.43]. Rồi cảnh lũ lụt "Những ngọn tre cũng chỉ còn lơ phơ, thuyền thúng, bè chuối vè vè đi thông tuông trong các vườn, ngõ mới ngày trước còn um tùm. Thỉnh thoảng còn vài ba cụm tre mắc mứu vào nhau nhô khỏi mặt nước, là nơi tụđọng của cặn rác, chuột bọ rắn rết, cả những con sống thập thò và những con chết trắng phễnh, nổi lều phều cứ rập rình theo sóng cuốn lấy bờ tre trông như
líu ríu vào nhau quanh đình làng trung và miếu ông Cuội, nước mấp mé mái ngói. Tất cả
thuyền bè, thúng câu vừa là những "ngôi nhà che mưa che nắng vừa là phương tiện đi lại chợ búa, đánh cá, và kiếm củi. Trên những bè mảng bằng cây chuối, bằng tre nứa khép lại lềnh bềnh ở mặt nước này vẫn hiện lên rõ rệt cái xã hội làng Cuội từ thuở cha sinh mẹ đẻ..." [106, tr.78]. Cho đến những thói quen "tế nhị" nhất cũng được nhà văn miêu tả hết sức sinh động:"Có mấy cây chuối ghép lại chẳng che đậy cũng không kê đệm, ăn đâu ỉa
đấy. Mưa dúi dụi vào nhau úp cái mẹt, cái thúng lên đầu. Gió, bão ăn ngồi, ngủ ngồi ôm lấy nhau... cũng đủ sự cãi cọ mắng chửi..."[106, tr.79]. Không chỉ hiểu thấu đáo những sinh hoạt hằng ngày mà ngay đến tâm lý của bà con ông cũng tỏ ra là bậc thầy trong việc phản ánh. Ông hiểu rằng với bà con, tinh thần là quan trọng nhất. Họ không ngần ngại cực khổ miễn sao công sức mình bỏ ra được mọi người biết đến. Với họ, một lời khen còn quan trọng hơn mâm cỗ cao đầy. Vì thế, sau bao khổ cực vất vả, khi nhận được múi bưởi từ tay ông bí thưđảng uỷ, bà con đã xúc động đến cỡ nào: "Gia đình nào cũng run run cảm
động, cũng giàn giụa nước mắt và chia nhau cả nhà ăn múi bưởi xong, những ngày sau lại nuôi lợn, nuôi gà, lại nộp đỗ, nộp lạc "buộc bụng đãi khách" mà vẫn cứ phấn khởi tự hào, lại sẵn sàng cho con đi ra mặt trận, lại sẵn sàng gánh chuối, gánh khoai, gánh lạc, gánh đỗ đi tặng bộđội cao xạ, bộđội hành quân trú tạm ở xã bên. Vậy mà người nào cũng thấy nhẹ
nhàng lâng lâng. Vui. Căn bản là vui, vui quá."[106, tr.302]. Cho nên "Lại chỉ cần có thế, là từ bà già rụng hết cả hai hàm răng đến thằng bé thò lò mũi đều hăng hái đêm ngày đi
đào hào giao thông, đắp ụ, bắn máy bay, gác đêm báo động có máy bay địch... không còn biết mệt mỏi, vất vả là gì..."[106, tr.308]. Quả thật, Lê Lựu tỏ ra am hiểu tâm lý, tập tục, nếp sống, nếp sinh hoạt của bà con hết sức. Nhà văn khá nhạy cảm với tâm lý bà con nông dân: "Thế nhưng không họp, bà con lại buồn, nhớ và nhiều lúc không có việc gì mà làm. Vả lại nhiều việc phải phổ biến nội bộ, chỉ thị riêng trong nội bộ, xử lý trong nội bộ, bàn bạc cãi cọ nhau trong nội bộ. Cũng là lạ, không biết nội bộ nó là cái gì mà phổ biến đến tận đứa trẻ con. Ngành nào, cấp nào làm gì cũng là làm theo những chỉ thị, nghị quyết nội bộ chứ không làm theo luật pháp. Luật pháp cứ ra, cứ học, cứ thuộc ra rả như con vẹt mà làm gì, xử lý bất cứ việc gì, kể cả tội giết người cũng cứ là từng làng, từng xóm, từng ngành, từng giới có cách giải quyết riêng theo những chỉ thị, nghị quyết nội bộ của người ta. Luật pháp coi như thua, vô tích sự.."[106, tr.296].
Chính vì vậy mà giới nghiên cứu khẳng định: "Đề tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ có nhiều người viết, nhưng Lê Lựu là người viết thành
công hơn cả. Hình ảnh anh nông dân mặc áo lính về trở thành viên chức ở thành thị cũng có những nhà văn đề cập đến, nhưng Lê Lựu đã thành công hơn. [104, tr. 663]
Lê Lựu đã dựng lên bức tranh nông thôn đặc sắc. Điều này được Đỗ Hải Ninh khẳng
định : "Nếp sống của người nhà quê" theo chân nhân vật vào tiểu thuyết của Lê Lựu thật
ấn tượng, như cách biểu lộ tình cảm qua lời mời chào rối rít, chộp tay lắc lắc, hay thói quen sống tuềnh toàng, ăn uống xì xoạp, ăn xong ngồi xỉa răng nhanh nhách, hoặc như
việc tiết kiệm kiểu dồn lẫn thức ăn thừa vào nhau để dành cho bữa sau. Nhà văn thấy ởđó cái hồn nhiên chất phác của người dân quê khác biệt rõ rệt với lối sống thị thành. Ông viết về nông thôn với tình cảm thiết tha của người đã sinh ra và lớn lên nơi đây có cả niềm khắc khoải về cuộc sống và số phận những người quê đã nhuốm bụi phố phường..."[127]. Trần Đăng Khoa cũng cho rằng: "Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao, qua một chút Kim Lân, Nguyễn Khắc Trường đến Lê Lựu, chúng ta mới có
được một nhà văn nông thôn thứ thiệt. Anh không nhìn nhà quê, cảnh quê bằng con mắt
đô thị như một số nhà văn khác. Anh là người nhà quê nói chuyện quê, với cách cảm nhận người dân quê."[104, tr. 677]
Nói tóm lại, con thuyền thời gian vô cùng khắc nghiệt nhưng cũng hết sức công bằng, nó sẽ chắt lọc những gì tinh tuý nhất còn lại cho đời. Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông chính là những tinh tuý của ngòi bút tiểu thuyết Lê Lựu. Trên những trang viết, nhà văn đã thể hiện trái tim hồn hậu, ấm áp đầy yêu thương và trách nhiệm của người nghệ sỹ. Với cảm hứng bi kịch, ông đã thực sự làm một cuộc "cách mạng" trong văn học. Nhà văn đã sáng tác nên những tác phẩm giàu chất thực, "gần đời hơn", tự nhiên hơn và có sức sống lâu bền. Chất sống rào rạt trên từng trang viết, cùng với khả năng bao quát độ rộng của không gian, độ dài của thời gian, các tác phẩm của Lê Lựu
đã mời gọi các đạo diễn phim. Cho nên, có thể những tác phẩm ấy chưa đạt đến kiệt xuất, nhưng quả thực nhà văn đã chinh phục bạn đọc bởi nội dung thấm đẫm "chất đời", "chất hiện thực". Qua cuộc đời của Giang Minh Sài (Thời xa vắng), bà Hiêu Đất (Chuyện làng Cuội), Núi (Sóng ở đáy sông), ông không chỉ nhận chân "sự thật". Lên án, phê phán một cách công phẫn gay gắt mà quan trọng hơn, có giá trị hơn chính là gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh con người ở mọi thời đại: hãy tự chịu trách nhiệm với mọi hành động của bản thân mình. Làm cha làm mẹ thì hãy yêu thương nhưng không phải là thương yêu một cách mù quáng, cũng nhưđã sinh ra con thì phải có trách nhiệm với con....Có thể nói, với cảm hứng bi kịch, với ý thức trả lại cho văn học "bản chất vốn có", Lê Lựu đã "luồn
lách" vào mọi "hang cùng ngõ hẻm" của đời sống xã hội và đời sống nội tâm của mỗi con người. Vì vậy, mỗi người có thể tìm thấy bóng dáng cuộc đời mình trong thế giới nhân vật của tác phẩm.
Chương 3: