.Nhận thức thực trạng của sự bao che, cho qua

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 53)

SỰ ĐỔI MỚI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT CỦA LÊ LỰU TRONG BỘ BA TÁC PHẨM THỜ I XA V Ắ NG,

2.2.2.2.Nhận thức thực trạng của sự bao che, cho qua

Một trong những hiện thực không nhỏ trong xã hội lúc bấy giờđó là sự "bao che, cho qua, lờ đi" những tội trạng của nhau. Anh em bao che cho nhau, cấp trên phạm lỗi, cấp dưới cho qua, tập thể phạm lỗi thì cấp trên cũng lờ đi vì "không thể vì một người mà bỏđi những người khác". Và điều quan trọng là không phải nó chỉ tồn tại ở "thời xa vắng" mà nó vẫn đang, sẽ tồn tại bên cạnh chúng ta đến ngày hôm nay. Vấn đềấy cũng được Lê Lựu

đặt ra một cách bức thiết trong Thời xa vắng qua việc chú Hà giải quyết vụ "Hương - Sài

ăn ở với nhau" bị tên kẻ trộm bắt gặp.

Ông mắng Tính:"sao không lấy độc trị độc" dẹp đi khi nghe tin sự việc Sài trăng gió?

Đặc biệt, khi kẻ "phát hiện ra vụ việc" định nói, ông vùng dậy chỉ vào mặt:"Tại sao các

mấy vụ rồi không?" Sau đó ông đi đến kết luận khiến ai cũng phải thán phục:"Lẽ ra khi thấy chuyện này bùng ra, ta phải dập ngay. Một mặt dẹp dư luận, một mặt xem thực hư ra sao... ...cứ giả thiết là có thật trăm phần trăm, thì các đồng chí cũng phải tìm cách dẹp nó

đi. Tội thằng Sài đến đâu ta xử nội bộđến đấy. Xử lý thật nghiêm nhưng bằng những lý do khác, ở thời điểm khác...Như thế có phải nghiêm khắc mà vẫn giữ được uy tín cán bộ

không?"[107, tr.73].

Như vậy, dù sự việc giữa Hương và Sài là "chuyện trăm phần trăm có thật thì cũng phải dẹp, phải cho qua để khỏi ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ". Không gay gắt, không phẫn nộ nhưng với sự khéo léo tài tình, Lê Lựu đã mạnh dạn đưa lên trang viết một trong những thực trạng đáng báo động chính là tội bao che, cho qua để giữ uy tín cho "cán bộ"

ấy. Những người cầm cân nảy mực đã lấy sự thật nhỏ đè lên sự thật lớn. Và "sự lờ đi, cho qua" không dừng lại ở đó. Tác giảđặt lại vấn đề này một lần nữa qua việc xử lý của chính uỷ Đỗ Mạnh đối với những sai lầm của cấp dưới: "Thật là phẫn nộ về việc làm của các anh. Nhưng với cương vị một chính uỷ, tôi cũng chỉ phê bình để các anh rút kinh nghiệm. Vì rằng, không thể vì một chiến sĩ mà tôi phải bỏ đi cả bốn cán bộ đại đội, không thể bỏ

cái thành tích lao động thứ nhất sáu tháng qua của đại đội...Và quan trọng hơn, tôi không thể bỏ quá nửa số cán bộ trung đoàn có quan niệm về công tác tư tưởng con người như

kiểu các anh. Thành ra cứ phải cho "êm" đi"[107, tr. 99-100].

Tiếp tục nhận chân nó, qua Chuyện làng Cuội, nhà văn lại khắc hoạ một cách đậm nét. Ông Văn Yến, một cán bộ lão thành cũng đành phải ngậm đắng nuốt cay "cho qua" dù biết Hiếu là kẻ phản bội, lừa lọc, dối trá biến chất "Nếu phanh phui ra chuyện này để

"phanh" việc đề bạt, mọi người sẽ nghĩ về ông như thế nào? Cả cuộc đời ông lo toan cho mọi người không hề sai phạm gì, đến lúc sắp về hưu mới "bục" ra chuyện tầy đình liên quan trực tiếp đến uy tín và sự cống hiến của ông và bao nhiêu đồng chí khác. Ông còn đủ

sức tự phơi mình ra trước công chúng và lịch sử không" [106, tr.508 – 509]. Vì vậy ông buộc phải: "Thôi. Bằng cách nào cũng phải "khoanh" chuyện này lại. Phải tìm cách theo dõi, khống chế, "dẹp" cho nó "êm đi". Nếu không mọi người hoang mang, không có lợi cho việc bảo vệ uy tín của cán bộ mà kẻ địch lại khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của chúng ta."[106, tr. 509].

Thế đấy, dù có những tội lỗi hay sai phạm gì đi chăng nữa người ta cũng lấy lý do này, lý do khác để cho êm đi, cho qua. Không thể giải quyết triệt để, không thể làm rõ

ngọn ngành, không thể làm mất uy tín của cán bộ. Đọc những dòng này, ta mới thấy sự

từng trải hiểu đời, sự khéo léo sâu sắc của nhà văn Lê Lựu.

Không dừng lại ở đó, nhà văn còn phản ánh một cách toàn diện thời kỳ quá độ thông qua những việc làm của nhân vật Lưu Minh Hiếu trong tác phẩm Chuyện làng Cuội.

Sau khi trúng vào thường vụ tỉnh uỷ, Hiếu đã áp dụng mô hình giống như nước bạn ngay tại quê hương mình. "Dù người mù chỉ nghe nói, người điếc chỉ biết xem đều biết chỗ nào là nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy đay, nhà máy dệt, nhà máy làm chuối hộp, nhà máy làm tinh dầu, nhà máy xay xát, nhà máy đóng hộp thịt lợn, thịt gà, thịt vịt thịt ngỗng xuất khẩu...Có thể bắt cò làm thịt đóng hộp xuất khẩu, là sản phẩm đặc biệt của huyện này mà cả thế giới chưa chắc đâu đã có. Nếu ăn khách ta xây dựng thêm nhà máy chuyên sản xuất thịt cò xuất khẩu theo một dây chuyền từ A đến Z...Những con

đường xe nối đuôi nhau cũng phải thể hiện "ngựa xe như nước". Máy bay trực thăng đang phun thuốc trừ sâu ở cánh đồng nào? Ca nô tàu thuỷ bốc dỡ hàng ở đâu? Chỗ nào là những bể nước khổng lồ phân phối nước cho những hệ thống tưới tiêu ngầm. Những tấm thảm màu xanh tương lai hy vọng cứ là cò bay gãy cả cánh" [106, tr.392-393]. Thế nhưng những dựđịnh tốt đẹp, những ước mơ ấy cuối cùng cũng chỉ là mơ ước vì thực tế và khát vọng hoàn toàn khác nhau, cách xa nhau. Kết qủa là "Gần mười năm sau, những cây cột

điện bằng xi măng vẫn xếp hàng đứng giữa cánh đồng như những bàn tay cụt quyết tâm

đâm lên trời kiên nhẫn chờ đợi những tấn dây tải đã được duyệt cấp phát từ mười năm trước mà không biết nó còn nằm ở đâu? Những nhà máy ầm ầm ì ì suốt ngày suốt đêm? Quên đi. Từng đàn máy bay phun thuốc sâu? Quên đi. Những đường nhựa xe chạy một chiều cũng quên đi. Chỉ còn lại những con đường liên thôn liên xã vẫn lầy lội gồ ghề, có chỗ mặt đường chỉ còn bằng hai bàn chân đặt ngang" [106, tr.417]. Với chính sách viển vông thiếu thực tế, Hiếu vẫn thăng quan tiến chức còn hậu quảđể lại cho bà con nông dân thì vô cùng thảm hại "hàng chục người chết vì kiệt sức, vì tai nạn, hàng trăm người bị đánh trói, cầm tù...hàng nghìn ngôi nhà bị phá dỡ"[106, tr.417].

Chưa hết, những chính sách của Hiếu còn khiến nhân dân phải mấy phen lao đao. Vụđầu tiên là thu mua chuối của bà con nông dân sau khi Hiếu nghe được tin vỉa hè từ hai người buôn chuối tại một quán nước. "Cả huyện nô nức chặt chuối khiêng vác, đùn đẩy vận chuyển ra sông... thế nhưng đến 27 tết vẫn không ai mua một nải nào" [106, tr. 420]. Cho nên "đến tối 29 tết, trừ dập nát hư hao trộm cắp, rơi vãi thất thoát mất gần một phần trăm. Số còn lại bán chịu. Tính bình quân cũng được hào rưỡi một nải. Mua ba đồng bán

hào rưỡi, chưa kể tiền thuê xe, thuê sà lan, công bốc vác và mấy trăm cán bộ các ngành chạy ngược chạy xuôi hàng tuần lễ." [106, tr.421]. Bi kịch bà con nông dân tiếp tục gánh lấy là "gần 10 năm trời chưa thấy ai nói lại cái khoản nợ và không biết đòi ai khi những cán bộ chủ chốt, lúc bấy giờ không còn ai ở huyện" [106, tr. 421]. Tiếp theo là vụ tiêu tiền lẻ. Thế là có một chiến dịch thì thào "từ bà bán bánh đúc riêu cua đến ông hoạn lợn, từ cô mậu dịch viên đến anh răng vàng hàn dép nhựa. Ở tất cả mọi chợ, mọi hàng quán, mọi xó xỉnh đều lặng lẽ "quán triệt" cái ý thức tiêu tiền lẻ. Kể cả khi bán con trâu, con bò, cái cát xét, tivi phải mang quang thúng đi gánh tiền lẻ cũng nhất quyết không tiêu tiền chẵn" [106, tr.423]. Thế nhưng khi đổi tiền thật "một chục chỉ còn bằng một đồng. Chỉ vài tháng sau không ai mua bán bằng cái giấy hai chục và trông thấy năm chục rơi, ngại không muốn nhặt. Những đồng tiền lẻ chỉ tiêu loanh quanh trong huyện với nhau, rất khó tiêu ở

ngoài. Nhất là những người ở tỉnh khác họ trông thấy mướt mả mồ hôi, khệ nệ khoác từng ba lô, gánh từng bao tải, chở hàng ô tô tiền lẻđi mua hàng, họ lăn ra cười gọi nhau xô đến xem, như đi xem thằng hề ở rạp xiếc...Mặc cả xong xuôi, người mua giở tiền ra trả. Trông thấy toàn tiền lẻ, lập tức người bán hàng giật lấy hàng của họ lại, buông ra những câu khinh miệt lạnh lùng "đợi nhé". Mua bằng thứ tiền ấy có ma nó rây vào các ông. "Nào thôi" gút bai" lấy chỗ cho tôi bán hàng"[106, tr. 424]. Có lẽ trong cái thời xa vắng ấy, "Ai mở mồm ra cũng bảo vì người này, vì người kia, vì cả làng, cả tổng mà thực ra chả vì ai. Không có con người, chỉ có mục đích của đội, sau này là của xã, của huyện" [106, tr.362]. Với quyền lực trong tay, Hiếu bắt hàng nghìn người đi cấy lúa ở dưới cửa sông. Không biết đất mặn, đất chua ra sao, không biết hình dáng kích thước vùng đất ấy nó thế nào! Hậu quả là: "17 người chết vì ăn nước lợ đi ỉa chảy hàng loạt. 3 người chết do ngâm mình dưới nước lâu bị cảm lạnh. Một người chết đói, năm người gãy chân, cụt tay do tai nạn lao

động. Cả thảy 26 người chết và tàn tật. Hết hơn 10 vạn công. Nợ hàng trăm triệu đồng tiền mua sắm dụng cụ, tiền thuê kĩ thuật, tiền giống và tiếp khách cộng với hàng chục khoản phụ phí khác....Biến hàng trăm mẫu ruộng đất chua mặn thành ruộng cấy lúa thế nhưng nhân dân không thu được một hạt thóc nào ở 100 mẫu ruộng chua mặn ấy." [106, tr.362- 363], Hiếu thì vẫn trúng vào thường vụ huyện ủy, và sự việc ấy cũng chỉ được "rút kinh nghiệm, ai nhắc đến nó, oán trách nó coi như kẻ xấu, có ý đồ không tốt, tiếp tay cho kẻ địch phá hoại đoàn kết của ta. Hoặc là "Nói ra nhằm mục đích gì? Giải quyết cái gì? Cái

Tất cả những sai lầm của cán bộ chỉ được họp để "rút kinh nghiệm". Dù sai sót, lầm lỡ thì cuối cùng "Chủ tịch vẫn được điều lên làm trưởng ty công nghiệp. Còn bí thư lên làm phó chủ tịch thứ nhất, chuẩn bị thay thế chủ tịch"[106, tr. 425].

Như vậy, với nhân vật Lưu Minh Hiếu, nhà văn đã mạnh dạn phản ánh một thực trạng đau lòng ở giai đoạn này. Những người cán bộ, những người thực hiện việc cải cách dù mang lại kết quả hay không, dù sai lầm thì họ vẫn "bình yên vô sự", vẫn "thăng quan tiến chức" còn người trực tiếp gánh lấy mọi hậu quả thảm hại lại là bà con nông dân chứ

không phải ai khác.

Có thể nói rằng khi đến với những trang viết của Lê Lựu, ta dễ nhận thấy một điều là vấn đề nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về thời kỳ quá độđã được nhà văn xem xét khá toàn diện và phản ánh nó một cách sâu sắc. Nhà văn không phủ nhận những thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Nhưng điều quan trọng hơn, mới mẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn chính là không làm ngơ, không bỏ qua những sai sót, những non nớt, yếu kém, ấu trĩ

của một "thời xa vắng". Xuất phát từ quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, tác giả đã nhìn nhận nó với một tinh thần biện chứng năng động. Bằng cảm hứng phê phán và một cảm quan hiện thực sắc bén, nhà văn đã nắm bắt được những chi tiết cực kỳ sinh động, góp phần khắc hoạ tấn bi - hài kịch một thời. Và điều đáng trân trọng là nhà văn đã phê phán cái ác, cái xấu, cái tiêu cực trên tinh thần nhân văn. Dù có vẻ mỉa mai, dù vạch trần tội ác không nương tay nhưng tất cảđều xuất phát từ tình yêu thương đối với con người. Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội đã thể hiện sinh động và chân thực về quá trình chuyển biến trong cách nhìn nhận, đánh giá lại thực tại đó.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 53)