Xây dựng hệ thống đánh giá cho 3 lĩnh vực có nhu cầu: Môi tr−ờng lành mạnh,

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 67 - 68)

3. Chức năng cụ thể của các bộ/ngành và các cấp theo cácb −ớc của công tác quản lý rủi ro

3.3.1. Xây dựng hệ thống đánh giá cho 3 lĩnh vực có nhu cầu: Môi tr−ờng lành mạnh,

Giảm nhẹ thiệt hại và Bảo tồn tài sản

Vấn đề: Một khi ‘thảm hoạ’ xảy ra, Chính phủ cần các hệ thống có thể nhanh chóng đánh giá nhu cầu về y tế, giảm nhẹ thiệt hại và bảo tồn tài sản để có thể quyết định nhanh h−ớng ứng phó thích hợp của Chính phủ (liệu có phải ban bố về ‘thảm hoạ’ hay ‘tình trạng khẩn cấp’ hoặc chỉ đơn giản là vận hành các cơ chế ứng cứu nhất định của Chính phủ) và các đánh giá này có thể giúp Chính phủ quyết định hành động.

Hệ thống hiện hành ở Việt Nam và các điểm mạnh, điểm yếu: Tại các cấp ở Việt Nam đều có các hệ thống dự phòng giúp ứng phó đó là quân đội, công an và các đơn vị xung kích của địa ph−ơng. Thủ t−ớng Chính phủ và Chủ tịch UBND các cấp có quyền đ−a ra quyết định huy động và phân bổ các nguồn lực, tài chính và thiết bị trong tr−ờng hợp cứu trợ khẩn cấp.

Nhìn chung hệ thống này đ−ợc quản lý t−ơng đối hoàn hảo và các chuyên gia cho biết hệ thống hoạt động tốt tại những nơi mà đã xác định đ−ợc dây chuyền đối phó thảm họa. Tuy nhiên vẫn thiếu quy định trách nhiệm hoặc ch−a phân giao trách nhiệm rõ ràng liên quan đến loại thảm hoạ ch−a đ−ợc quy định trong luật nh− đối với dạng thiên tai động đất chẳng hạn.

Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về thiên tai, Thủ t−ớng Chính phủ có quyền huy động quân đội và các lực l−ợng khác để đối phó, nh−ng trình tự ban bố tình trạng khẩn cấp phải thực hiện theo đúng quy định tại Pháp lệnh về Tình trạng Khẩn cấp (Tr−ớc tiên Thủ t−ớng sẽ đề nghị Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội tuyên bố tình trạng khẩn cấp cấp. Trong tr−ờng hợp Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội không thể nhóm họp, thì Thủ t−ớng Chính phủ sẽ đề nghị Chủ tịch n−ớc xem xét quyết định việc ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai).

Bộ Quốc phòng có các đơn vị chức năng chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến các loại thảm họa thiên tai, đó là Cục tác chiến và Văn phòng th−ờng trực Uỷ ban Quốc giaTìm kiếm, Cứu nạn. Cũng có một vài ý kiến trong Bộ cho rằng hai lực l−ợng trên có thể có sự chồng chéo về chức năng.

Khi hậu quả thiên tai v−ợt quá khả năng tự khắc phục của địa ph−ơng thì Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội chữ thập đỏ Việt Nam có thể kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong n−ớc ủng hộ đồng bào bị thiên tai theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Trong tr−ờng hợp cần đến sự trợ giúp của quốc tế, Bộ Ngoại giao sẽ thực hiện việc kêu gọi hỗ trợ, sau đó Hội Chữ thập đỏ cũng có thể kêu gọi.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)