Xây dựng kế hoạch đáp ứng những nhu cầu về sức khoẻ, bảo vệ tài sản và giảm

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 64 - 65)

3. Chức năng cụ thể của các bộ/ngành và các cấp theo cácb −ớc của công tác quản lý rủi ro

3.2.1. Xây dựng kế hoạch đáp ứng những nhu cầu về sức khoẻ, bảo vệ tài sản và giảm

thì sinh mạng con ng−ời;

• Giám sát và dự báo các thiên tai sắp xảy ra: Hệ thống dự báo hiện tại của Việt Nam nhìn chung tốt, giúp ng−ời sử dụng cuối cùng có thể có đ−ợc những thông tin cần thiết đáp ứng đ−ợc nhu cầu của họ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các trách nhiệm giải trình trực tiếp đ−ợc quy định trong hệ thống, cơ quan có chức năng dự báo của Chính phủ vẫn có vai trò độc quyền trong các hoạt độngdự báo tạo nên nguy cơ gây ra những xung đột về lợi ích và có thể dẫn đến làm giảm chất l−ợng thông tin; và

• Thông báo về các nguy cơ/hiểm hoạ sắp xảy ra: Mặc dù quy trình thông báo về các nguy cơ/hiểm hoạ khá đầy đủ, nh−ng trách nhiệm giải trình thì lại ít đ−ợc phân công trong hệ thống trao đổi thông tin và ít có các biện pháp đánh giá chất l−ợng thông tin hay giá trị của thông tin đối với ng−ời sử dụng thông tin (phần 3.2.3).

3.2.1. Xây dựng kế hoạch đáp ứng những nhu cầu về sức khoẻ, bảo vệ tài sản và giảm thiệt hại thiệt hại

Vấn đề: để sẵn sàng đối phó trong các tr−ờng hợp khẩn cấp, cộng đồng cần có những kế hoạch sẵn sàng và khả năng thực hiện các kế hoạch đó một cách hiệu quả, với khả năng có thể đáp ứng những nhu cầu thuộc ba lĩnh vực: bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tài sản, và giảm nhẹ thiệt hại. Những hệ thống có hiệu quả tính toán đ−ợc tất cả những tổn thất có thể xảy ra khi có thiên tai, cả về những nguy cơ tr−ớc mắt đối với tính mạng, tài sản và những ảnh h−ởng lâu dài về thể chất và tinh thần (nh− ảnh h−ởng của chấn th−ơng, và những ảnh h−ởng về dinh d−ỡng làm cho sức khoẻ yếu đi khi có thiên tai do dịch bệnh và những tổn th−ơng về sức khoẻ) và khả năng cuả cộng đồng và những quan hệ xã hội đối cới những ng−ời đã bị mất nhà cửa

Hệ thống hiện tại ở Việt nam và các điểm mạnh,điểm yếu: Mặc dù việc lập kế hoạch để đối phó với thiên tai có ở tất cả các cấp, việc lập kế hoạch này ch−a thống nhất cho tất cả các loại thiên tai và đôi khi bị chồng chéo ở các uỷ ban khác nhau có vai trò cụ thể trong việc lập kế hoạch phòng chống thiên tai. Nỗ lực chủ yếu về ứng phó truớc hết tập trung vào việc bảo vệ tính mạng con ng−ời. Việc tăng c−ờng năng lực là trách nhiệm của các bộ theo ngành dọc về những lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, ch−a có biện pháp rõ ràng nào để đánh giá việc thực hiện.

ở Việt Nam, những cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị khi có những tr−ờng hợp khẩn cấp xảy ra đều là cơ quan trung −ơng hoặc thuộc chính quyền địa ph−ơng, nh− đã đ−ợc quy định trong Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân và UBND tất cả các cấp là những ng−ời chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng của các công dân

ở cấp cộng đồng, không có Ban nào có trách nhiệm chuẩn bị chung ngoài hai Ban có nhiệm vụ chuẩn bị đối với hai loại thiên tai phổ biến nhất, đó là Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung −ơng và Ban chỉ đạo Trung −ơng Phòng cháy, Chữa cháy rừng. Theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Đê điều năm 2000, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức sơ tán dân ở những khu vực có rủi ro để đảm bảo an toàn trong tr−ờng hợp bị thiên tai đe doạ. Kinh phí để thực hiện đựoc lấy từ các nguồn vốn dự phòng cho các tr−ờng hợp khẩn cấp của địa ph−ơng.Trong tr−ờng hợp v−ợt quá khả năng của địa ph−ơng thì Chủ tịch UBND tỉnh cũng có thể đề nghị Chính phủ hỗ trợ thêm.

Trong quá khứ, theo yêu cầu của Chính phủ cũng có những phân tích sơ bộ về về chi phí-lợi ích. Ví dụ nh− trong thời kỳ chiến tranh, Bộ Y Tế không tìm cách để cung cấp các dịch vụ khẩn cấp đến Hà Nội vì ng−ời ta tính toán rằng không có đủ nguồn lực để có thể có ảnh h−ởng. Hiện nay đã có nỗ lực huy động nguồn lực, tuy nhiên hệ thống đánh giá chi phí-lợi ích trong Bộ ch−a phát triển.

Bộ Y Tế đã có kế hoạch đáp ứng những nhu cầu về y tế trong các tr−ờng hợp khẩn cấp. Bộ căn cứ vào kế hoạch khẩn cấp trong quá khứ để tính toán chi phí cho hiện nay và trong t−ơng lai. Sau đó Bộ tính toán phân bổ dựa vào số ng−ời có khả năng có nguy cơ. Những kế hoạch này th−ờng hỗ trợ đầu tiên là cung cấp túi thuốc gia đình và khử trùng n−ớc. Bộ cũng có kế hoạch chế ngự dịch bệnh cho từng vùng. Bộ Y tế cũng dự phòng thuốc men cho những đợt thiên tai kéo dài và có cơ số thuốc là 30.000 túi thuốc gia đình để bán với giá thấp hoặc cấp miễn phí, và khuyến khích các gia đình chuẩn bị thuốc sẵn sàng trong tr−ờng hợp có thiên tai.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)