Xác định rủi ro thiên tai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

1. Các trách nhiệm của cơ quan điều phối quản lý rủi ro thiên tai cấp cao nhất của chính phủ

1.1.1. Xác định rủi ro thiên tai ở Việt Nam

Vấn đề: Một trong những mối quan tâm chính của công tác quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam là đảm bảo chắc chắn giám sát đ−ợc các loại thiên tai mới có nhiều khả năng xảy ra cho đất n−ớc (ví dụ nh− hạn hán gay gắt và sạt lở ven biển) và đảm bảo là cơ cấu tổ chức Chính phủ hiện đang bắt đầu tiến hành phòng chống và giảm nhẹ các nguy cơ tiềm tàng mới này. Cách tiếp cận chủ động kiểu nh− vậy ngày càng trở nên quan trọng hơn và các n−ớc cũng ngày càng nhận thức đ−ợc rõ rằng họ sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn nếu nh− họ chỉ có những phản ứng bằng cách đối phó với các hiểm hoạ sau khi nó đã thực sự xảy ra. Mặc dù về ph−ơng diện lịch sử thì khí hậu và môi tr−ờng của đất n−ớc vẫn giữ ở mức khá ổn định trong những khoảng thời gian rất dài và các cộng đồng xã hội có thể lập kế hoạch dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, song do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và rất nhiều vấn đề xuyên biên giới khác nữa đang ngày một tăng dẫn đến làm tăng khả năng gây tổn thất về ng−ời và của. Một phần của công tác phòng chống đ−ợc thực hiện tốt là khả năng đảm bảo chắc chắn không bỏ qua những nguy cơ tiềm tàng do không xếp chúng vào ‘danh mục’ mà Chính phủ có khả năng nhận định về chúng một cách đúng mức và có tồn tại một cơ quan chính phủ nào đó hay một quy trình nào đó để có thể xác định những nguy cơ tiềm tàng này và phân công trách nhiệm để kiểm soát những nguy cơ này ngay từ tr−ớc khi chúng thực sự xảy ra.

Hệ thống hiện tại ở Việt Nam: Quản lý thiên tai ở Việt Nam đã có quá trình phát triển từ rất lâu nhằm đối phó với các thiên tai xảy ra tr−ớc đây và nhận định về ‘thiên tai’ ở Việt Nam luôn luôn có nghĩa là ‘phòng chống và kiểm soát lụt, bão” do nguyên nhân mang tính lịch sử là lũ, bão luôn là những mối hiểm hoạ đe doạ đến tính mạng, tài sản, các cộng đồng và sinh kế của ng−ời dân. Hiện nay cũng đã có một vài nỗ lực nhằm dự tính tất cả các nguy cơ tiềm tàng do Tổng cục khí t−ợng thuỷ văn tr−ớc đây mà nay là Bộ Tài Nguyên và Môi tr−ờng và Ban CĐPCLBTW thực hiện. Nh−ng các nỗ lực này chỉ hạn chế trong một loại hình đặc thù của hệ thống tự nhiên có khả năng dẫn đến thiên tai mà ch−a chú ý một cách tổng thể đến tất cả các hệ thống rất có thể cần phải tập trung giám sát.

Chính phủ Việt Nam hiện đang nhận định có 3 loại nguy cơ cần phải −u tiên ứng phó ở Việt Nam, đó là: ‘thiên tai’, ‘thảm hoạ’ và ‘tình trạng khẩn cấp’. Tuy nhiên, việc phân biệt những điểm khác nhau và các điểm giống nhau không đ−ợc quy định một cách rõ ràng trong bất kỳ luật nào. Mặc dù đ−ợc xếp vào một trong 3 loại nguy cơ này, song cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ cấp kinh phí hay dành −u tiên để giải quyết chúng do việc ứng phó với từng loại hình nguy cơ tự bản thân nó lại đ−ợc cụ thể hoá trong một luật cụ thể nào đó thay vì phải dành kinh phí và −u tiên giải quyết cho phù hợp với từng loại hình cụ thể. Có sự chống chéo và không tập trung đúng mức cho các nguy cơ tiềm tàng do còn tranh luận về vấn đề phạm vi chức năng. Ví dụ nh−, trong các tr−ờng hợp mà một loại nguy cơ tiềm tàng nào đó không chắc chắn ‘thuộc tự nhiên’ hay ‘có liên quan đến khí hậu’ thì các cơ quan Bộ đ−ợc phân công các trách nhiệm nhất định sẽ không tập trung chú ý để giải quyết.

Việt Nam có nhiều luật trong lĩnh vực ‘thiên tai’ nh−: Luật tài nguyên n−ớc, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Pháp lệnh đê điều. Cháy rừng và hạn hán lại đ−ợc đề cập đến trong các luật khác. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, không hề có định nghĩa để phân biệt ‘thiên tai’ với các ‘tình trạng khẩn cấp’ khác. Các luật khác đáp ứng các loại thiên tai cụ thể, nh−ng lại không cụ thể hoá các quy trình cho những loại hình thiên tai mới.

Đánh giá các mặt mạnh và yếu: Hệ thống quản lý của Chính phủ Việt Nam mạnh trong việc thiết lập các hệ thống ứng cứu với các thiên tai đã từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tái diễn nhiều lần. Thực tế là, theo các kết quả thống kê thì để ứng phó với các thiệt hại về ng−ời thì Việt Nam có một hệ thống rất mạnh. Trong khi đó, không tiến hành đánh giá hoặc phòng chống một cách th−ờng xuyên đối với các loại thiên tai mới và có khả năng sẽ xảy ra trong t−ơng lai. Các luật hiện hành thì mang tính tuyệt đối và không cho phép coi các loại thiên tai

mới nh− những vấn đề cần −u tiên hay phải giải quyết nhanh. Trong hệ thống không có cơ quan chịu trách nhiệm dự báo th−ờng xuyên các sự kiện mới sẽ xảy đến trong t−ơng lai hoặc th−ờng xuyên cảnh báo để các nhà ra quyết định trong hệ thống Chính phủ phải tập trung chú ý.

Hiện tại, ở Việt Nam không có một cơ quan Chính phủ độc lập đ−ợc giao nhiệm vụ th−ờng xuyên tiến hành giám sát và quan trắc các ‘thiên tai’ có tiềm năng xảy ra trong t−ơng lai nh−ng hiện ch−a hề xảy ra ở Việt Nam hoặc để ra quyết định xem ai sẽ đứng ra giải quyết các ‘vấn đề đ−ợc coi là thảm hoạ’ trong các tr−ờng hợp có tranh chấp do còn phải xét xem đó có thực sự là ‘thiên tai’ không (hay là một thảm hoạ do con ng−ời gây ra) hay là ‘một thảm hoạ về thời tiết’ (hoặc là thảm hoạ thời tiết có ảnh h−ởng đến con ng−ời) hoặc là ‘vấn đề về n−ớc’ (là một vấn đề đối chọi với các vấn đề về khí hậu hoặc đất đai). Thẩm quyền đ−a ra các quyết định kiểu nh− vậy ở Việt Nam do Thủ t−ớng Chính phủ và/hoặc Quốc hội đảm trách. Tuy nhiên:

- Quốc hội hiện không có một Uỷ ban chuyên trách giám sát và quan trắc các thảm hoạ có thể xảy ra trong t−ơng lai một cách th−ờng xuyên và cảnh báo với các đại biểu về nhu cầu cần phải có một luật mới;

- Văn phòng Chính phủ không có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm tiến hành giám sát th−ờng xuyên các thiên tai có thể xảy đến trong t−ơng lai.

Không có cơ quan nào th−ờng xuyên tổ chức họp với các nhà khoa học hoặc với các cộng đồng để thu hút những ý t−ởng cần thiết cho việc xây dựng các kế hoạch phòng chống thiên tai trong các giai đoạn 10, 20, hoặc 50 năm và cũng không có cơ quan nào đ−ợc phân công trách nhiệm cụ thể trong việc giám sát và theo dõi những thông tin kiểu nh− vậy. Mặc dù các nhà khoa học cũng đ−ợc các cơ quan cụ thể của Chính phủ mời đến để t− vấn về các loại hình thiên tai cụ thể thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan đó, nh−ng chỉ là để ứng phó với các vấn đề thiên tai cụ thể đã đ−ợc xác định cụ thể và không dự báo những vấn đề sẽ có khả năng xảy ra trong t−ơng lai. Một nhà khoa học nào đó khi nhận thức đ−ợc một vấn đề mới nào thì đều có mong muốn là sẽ có một cơ quan giúp nêu ra những vấn đề này trong hệ thống Chính phủ từ cấp Bộ lên đến cấp Thủ t−ớng Chính phủ, hoặc sẽ chủ động tự mình gửi ý kiến đề xuất lên Quốc hội. Trong quá trình từ lúc một ý t−ởng nào đó đ−ợc phát hiện bởi một nhà khoa học đến đ−ợc với một nhà ra quyết định của Chính phủ, là ng−ời cũng sẽ quan ngại về vấn đề đó và có thẩm quyền để có những hành động thích hợp thì cũng rất có khả năng là các ý t−ởng này bị thất lạc ngay trong kênh l−u chuyển thông tin này.

Cũng ch−a hề có một tr−ờng đại học nào tiến hành nghiên cứu cụ thể các loại thiên tai có khả năng xảy ra trong t−ơng lai kể cả bằng các nguồn tiền của Chính phủ hay của t− nhân mà chỉ có các cơ quan hữu quan hoặc các viện đ−ợc giao nhiệm vụ xem xét các mối quan ngại hiện hữu cụ thể nào đó.

Trong các tr−ờng đại học hoặc trong hệ thống các tr−ờng phổ thông của Việt Nam, không có chuyên ngành hay là môn học nào dạy về các ph−ơng pháp chuẩn bị cho t−ơng lai, các nhà nghiên cứu cũng không có ý định xem xét khía cạnh này nh− là một trong những mối quan tâm chung của các ngành khoa học và công nghệ (mặc dù hiện đã có các ch−ơng trình giáo dục về khoa học môi tr−ờng) hoặc là dạy về các ph−ơng pháp tính toán (dự tính) rủi ro ngoài những chuyên ngành cụ thể.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)