Aaaaaaaaaaaaaa (ngân dài A)

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 101 - 105)

X: (khẳng định )A (Điều kiện: A phải vô lý)

Y: Aaaaaaaaaaaaaa (ngân dài A)

Kéo dài ngữ điệu tạo nên nhiều mục đích thể hiện khác nhau từ ngạc nhiên, thích thú tới giễu cợt, mỉa mai, bác bỏ. Công thức chung của khung bác bỏ là người thực hiện bác bỏ không sử dụng các yếu tố trực tiếp bác bỏ, không thể hiện sự bác bỏ bằng đơn vị câu hoàn chỉnh mà dùng phương thức vật chất, cách thức tạo lời đặc trưng để tập trung vào một hoặc vài từ hạt nhân cần bác bỏ.

X: Đây là nhà tôi. Y: Nhà a a a a a!

Ở ví dụ này, sự ngân dài giọng của Y bộc lộ thái độ ngạc nhiên cùng với hành động bác bỏ các thuộc tính đặc trưng về ý niệm nhà trong sự so sánh đối chiếu với sự vật được gọi là nhà trước mặt.

Tiểu kết

Có thể nói, hành động bác bỏ trong tiếng Việt vừa phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, gắn kết chặt chẽ với các dạng thức ngôn từ khác. Phong phú về nội dung vì hành động bác bỏ không chỉ nhắm đến đích nghĩa biểu hiện của câu, mà cả hàm ý, tiền giả định, thái độ phát ngôn, thậm chỉ cả hành động cụ thể trong giao tiếp. Có thể nói nó có khả năng bác bỏ mọi yếu tố tham gia vào hội thoại. Sự đa dạng về hình thức thể hiện ở chỗ hành động bác bỏ không có một hình thức nào nhất định, nó có thể dễ dàng mượn hình thức của các dạng câu từ nghi vấn, cảm than, cầu khiến, trần thuật…để làm lớp vỏ cho đích ngôn trung của mình. Cũng chính từ mối quan hệ qua lại này, mà người ta thấy hành động bác bỏ có khả năng gắn kết với các hoạt động ngôn từ khác như cầu khiến, tuyên bố, van xin, ngờ vực v.v…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy bác bỏ không mang tính lưỡng phân chặt chẽ, tức hoặc đúng hoặc sai mà nó còn có ranh giới trung gian đôi khi rất khó phân định. Đó là dạng bác bỏ nửa vời, mà chúng ta hay quen gọi dưới cái tên hành động bắt bẻ.

KT LUN

Nói khái quát, hễ ở đâu có bất đồng, tranh cãi thì ở đó có bác bỏ, và sự bác bỏ xuất hiện trong mọi vấn đề của cuộc sống, từ những vấn đề thường nhật, đơn giản tới những vấn đề phức tạp, hệ thống. Có thể nói, không có một lĩnh vực nào của giao tiếp mà không có sự tồn tại của hành động bác bỏ ngoại trừ những vấn đề có tính chất cấm kỵ, thiêng liêng thuộc về đức tin như tôn giáo, tín ngưỡng… Vì nó liên quan tới yếu tố đức tin cùng sự nhạy cảm tâm linh nên hầu như chỉ tồn tại vấn đề của việc chấp nhận hay không chấp nhận về mặt nhận thức chứ không được thể hiện ra thành lời nói trong giao tiếp thông thường. Nguyên nhân sâu xa ở chỗ những thể hiện thành lời trong địa hạt này thường rất nguy hiểm, mang tính nhạy cảm cao và dễ dẫn đến các cuộc xung đột lớn.

Bác bỏ là một hành động có tính phổ quát tồn tại trong giao tiếp ngôn ngữ. Bên cạnh tính phổ quát về phương châm, mục đích giao tiếp, nó còn có những đặc trưng văn hóa, cộng đồng, đa dạng về hình thức, phương thức biểu hiện. Do đó, hiểu ngôn ngữ trên bình diện ngữ nghĩa từ, câu, chưa chắc sẽ hiểu được nội dung xác thực của hành động và đích ngôn trung mà người nói nhắm tới. Nói cách khác, từ, ngữ chỉ là điều kiện cần thiết chứ không phải là điều kiện đủ để có thể tri nhận được đầy đủ nội dung hành động. Do đó, nếu không tính đến các yếu tố khác liên quan, hiệu quả giao tiếp có thể sụt giảm hoặc thất bại.

Mức độ bác bỏ không chỉ phụ thuộc vào từng yếu tố tạo nên hành động, mà còn phụ thuộc vào mức độ liên kết và sử dụng các yếu tố. Do đó, khi một hành động bác bỏ có càng nhiều phương thức và hình thức khác nhau cùng tồn tại, cấp độ bác bỏ sẽ càng cao và ngược lại.

Ví dụ 134

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U

để cho con ở nhà chơi với em con.

(48-tr.28)

Ở trích đọan này, lời “Tý” là một hành động bác bỏ rất thiết tha và quyết liệt. Nhân vật “” đã dùng cả hình thức câu hỏi “U bán con thật đấy ư?”, hình thức van xin “Con van u, con lạy u”, cả ngôn ngữ cử chỉ “giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc”…,

tất cả kết hợp với nhau thành một hành động phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt và làm đau lòng người mẹ trẻ.

Tuy không có các tiêu chí rõ ràng để phân cấp về mức độ nhưng nhìn chung, hành động bác bỏ không phải luôn luôn đồng nhất mà có xu hướng nằm trong khoảng giữa của hành động bác bỏ tuyệt đối (biểu hiện cụ thể là bác bỏ hoàn toàn nhận định) và bác bỏ tương đối (biểu hiện cụ thể là lối bác bỏ nửa vời đã được phân tích ở phần 3.1.2.8).

Người Việt có thể sử dụng các hình thức và phương thức bác bỏ phù hợp để đạt đến hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tuy nhiên, hành động này có thuyết phục được đối tượng tiếp nhận hay không lại không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân hành động. Có những yếu tố bên ngoài cần phải tính đến như quan hệ giao tiếp, nội dung sự tình… Do đó, có thể nói phương thức và hình thức phù hợp chỉ có hiệu quả khi đôi bên đối thoại có xu hướng tích cực tham gia giao tiếp, và cùng hướng tới giao tiếp trong sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau. Còn những giao tiếp không có tính cân bằng giữa một bên thống trị và bên bị trị, hiệu quả bác bỏ sẽ thuộc về bên mạnh hơn, những yếu tố phương thức và hình thức, nếu đi ngược với mong muốn của bên thống trị, cũng sẽ vô tác dụng và bị lờ đi.

Hội thoại chỉ là môi trường phổ biến nhất của bác bỏ, nhưng không phải là môi trường duy nhất mà bác bỏ được hiện thực hóa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy bác bỏ còn được thể hiện dưới những dạng thức đặc biệt, có thể coi như những môi trường biến thể như hành động tự nói trong nội tâm và bác bỏ trong nội tâm, hành động bác bỏ cử chỉ hoặc bác bỏ lời nói bằng cử chỉ. Do đó, khi nghiên cứu và xác định hành động bác bỏ, cần xem xét quá trình diễn ngôn theo một hướng mở và linh hoạt, nhằm tránh bỏ sót những hành động bác bỏ không đi theo quy luật bác bỏ thông thường của cấu trúc lượt lời.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)