Bác bỏ tiền giả định của câu

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 72 - 73)

ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT

3.1.2.1.Bác bỏ tiền giả định của câu

Mỗi một câu được nói ra để thông báo ít nhất một sự tình, cũng đều ẩn chứa ít nhất một tiền giả định. Tiền giả định này tuy không phải khi nào cũng được chú ý, cũng là đích ngôn trung cần hướng tới, nhưng luôn tồn tại như một sự ngầm hiểu cho cả đôi bên đối thoại. Do đó, hành động bác bỏ trong giao tiếp, không thể tránh khỏi trường hợp bác bỏ tiền giả định của câu.

Ví dụ 81

Tôi hỏi:

- Thằng Hương đối với Huệ ra làm sao?

- Nó bé, đã biết quái gì.

(20-tr.394)

Thoạt nhìn qua, câu đối thoại đầu tiên có vẻ như một câu hỏi đơn thuần, một lời đề nghị được biết thông tin mà không mang thông tin nhận định. Tuy nhiên, nhìn sâu dưới góc độ hàm ý,

chúng tôi phát hiện ra một nhận định. Nhân vật “tôi”, thông qua câu hỏi của mình, mặc nhiên coi nhân vật “Hương” là một người đã biết suy nghĩ và cư xử. Người nói chuyện với nhân vật “tôi”, thay vì đi thẳng vào câu trả lời, mà đã dùng ý phản bác lại: nó còn bé, mà con nít thường bị cho là chưa biết gì nên mọi hành động luôn được bỏ qua, không bị để ý, chấp nhất, nên không thể tính đến việc nó cư xử như thế nào với “Huệ”.

Ví dụ 82

- Nhà bà ởđâu?

- Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

Khi người hỏi đưa ra câu hỏi, nghĩa là trong tâm trí họ mặc nhiên thừa nhận là bà này có một nơi ở cố định ở đâu đó trên bờ, mặc dù người ta không biết nơi chốn ấy ở đâu. Câu đáp lại đã trả lời câu hỏi bằng cách phủ nhận tiền giả định ấy của câu.

Bác bỏ tiền giả định thường mang lại cho người tiếp nhận hành động bác bỏ những yếu tố bất ngờ, mới mẻ mà người ta chưa tiên đoán hoặc không nghĩ sẽ được nghe. Chúng tôi lý giải đặc trưng này như sau. Phương thức bác bỏ tiền giả định có một đặc trưng là người nêu thường không đưa ra bất kỳ một nhận định nào (chúng tôi không xem tiền giả định như là một kiểu nhận định). Xem xét hai ví dụ trên đây, hai câu có hình thức hỏi đồng thời cũng mang nội dung hỏi. Do không đưa ra nhận định, nên họ sẽ không tính đến chuyện mình sẽ bị bác bỏ, mà chỉ mong một câu trả lời thống nhất với đích ngôn trung họ trình bày. Do đó, hành động bác bỏ nảy sinh, dù đúng hay sai cũng sẽ là một hành động mà họ tiếp nhận trong tâm thế bất ngờ, không mong đợi.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 72 - 73)