0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tự phủ nhận khả năng của mình

Một phần của tài liệu HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 40 -42 )

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.1.2.1. Tự phủ nhận khả năng của mình

Đối với người Việt, việc tự hạ thấp thể diện khi tham gia giao tiếp ở một mức độ có thể chấp nhận được là một hiện tượng khá tự nhiên và có tính văn hóa. Việc tự đề cao khả năng của mình hơn những gì người khác nhận xét được coi là hành động không nên làm. Điều này có thể bắt nguồn sâu xa từ toàn bộ hệ thống tư tưởng phương Đông. Đó là một truyền thống luôn có xu thế hạ thấp hay xóa bỏ vai trò cá nhân, cái tôi mà coi trọng truyền thống văn hóa, lễ nghĩa, đề cao sự cung kính, khiêm nhường với các quan hệ có trên có dưới, có trước có sau. Cũng do đặc trưng của văn hóa, nên phương thức bác bỏ này chỉ hiệu quả ở các nước phương Đông, và không hiệu quả, hay có thể gây hiệu quả ngược ở các nước phương Tây, vốn có phong cách đối thoại thẳng thắn, bình đẳng.

Cũng do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, mức độ chênh lệnh về vị thế của hai người tham gia đối thoại càng cao, thì mức độ lịch sự càng tăng. Những vị thế có thể kể đến bao gồm tuổi tác, địa vị, quan hệ họ hàng, chức vụ… Thường người có vị thế xã hội nhỏ hơn được khuyên phải thể hiện thái độ khiêm nhường đối với những người có vị thế xã hội cao hơn. Tuỳ theo ngữ cảnh của hội thoại, mà yếu tố vị thế nào sẽ được đề cao hoặc được giảm đi. Chẳng hạn, trong môi trường công việc, một người A có thể là giám đốc và B là nhân viên, do đó, B phải tỏ rõ những thái độ kính trọng nhất định đối với chức vụ nghề nghiệp của A, và quan hệ họ hang sẽ chiếm vai trò thứ yếu, nhưng trong môi trường gia đình, A lại phải tỏ thái độ tôn kính với B nếu quan hệ giữa B-A là quan hệ cha con, còn quan hệ nghề nghiệp hầu như không được tính đến. Do đó, để đánh giá mức độ lịch sự trong hội thoại bác bỏ, cần phải tính đến các yếu tố liên quan trong suốt quá trình diễn ngôn.

Theo văn hóa của người Việt, trong hành động bác bỏ có thể thể hiện thái độ khiêm nhường, của người nói.

Ví dụ 39

Thủ trưởng:

- Giỏi lắm. Công việc phức tạp thế mà cậu giải quyết được đâu vào đấy.

- Thủ trưởng quá khen rồi. Ai được giao nhiệm vụ cũng đều hoàn thành tốt như em thôi.

Trong trường hợp này, vị thủ trưởng có ý đánh giá cao năng lực của cậu nhân viên dựa trên mối tương quan so sánh giữa sự đúng giờ trong hoàn thành công việc và mức độ phức tạp của công việc được giao. Người thanh niên đã bác bỏ bằng cách bày tỏ sự khiêm tốn thông qua phép so sánh thông thường: đưa khả năng của mình ra đặt ngang bằng với những nhân viên khác. Đây là cách thức bác bỏ rất phổ biến và đặc trưng cho văn hóa phương Đông. Đó cũng là hình thức bác bỏ thể hiện thái độ bác bỏ mềm dẻo và ít tính bác bỏ nhất.

Ngoài ra, hành động phủ nhận này còn là một cách thức khéo léo để hai bên đối thoại bảy tỏ sự trân trọng về những giá trị của nhau. Nói cách khác, hành động tự phủ nhận khả năng của mình chính là một cách thức để trân trọng, nâng cao giá trị, năng lực của người khác trong cuộc thoại.

Ví dụ 40

Hai bà mẹ nói chuyện với nhau:

- Chị giỏi quá, đi làm suốt ngày mà nhà cửa vẫn gọn gàng, sạch sẽ, cơm nước cho chồng con vẫn tinh tươm.

- Em quá khen, chị thế mà giỏi gì so với em. Em còn con nhỏ, lại không có người phụ giúp mà

đến nhà sạch như lau, không có lấy một hạt bụi.

Một phần của tài liệu HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 40 -42 )

×