Thể hiện sự im lặng

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 50 - 52)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.1.2.5. Thể hiện sự im lặng

Người ta thường nói “Im lặng là đồng ý”, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, im lặng là một sự phản đối ngầm nào đó. Một khi nhu cầu được lắng nghe người khác trình bày quan điểm, ý kiến không được đáp ứng, tức là người nghe không tôn trọng nhu cầu được biết của người phát ngôn, thì khi đó, sẽ ảnh hưởng tới nguyên tắc lịch sự.

Theo chúng tôi, hiện tượng “mập mờ”, một hiện tượng tưởng như bấp bênh, giao tranh giữa hai thái cực đồng ý và bác bỏ, trong một số ngữ cảnh đặc biệt, cũng là một cách thức bác bỏ đầy hiệu quả.

Ví dụ 52

Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ trụđi đến, nói năng, quần áo, rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại tòa đền như cũ, và nói:

- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại dám lăng miệt, hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo phải làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả

tòa đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.

(46-tr.55)

Sự im lặng này, về bản chất có thể lý giải: đó là thái độ bất cộng tác với người đang muốn mình tham gia vào cuộc đối thoại. Hành động không thèm trả lời câu hỏi mà thể hiện ra bên ngoài bằng sự im lặng chính là hành động thể hiện mức độ thấp của lịch sự. Chúng tôi xem đây là hành động cố ý vì bản thân người nghe đã biết rõ nhu cầu cần tìm hiểu của người hỏi nhưng lại không đưa ra thông tin đáp ứng cho nhu cầu đó. Có những sự im lặng có thể hiểu do không hiểu câu hội thoại, do chưa đưa ra được quyết định cho một vấn đề, hay “im lặng là đồng ý” nhưng trong ngữ cảnh này, cộng hưởng cùng thái độ “ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn, có thể thấy sự im lặng này chính là một hình thức bộc lộ thái độ bác bỏ một cách đầy cương quyết đối với quan điểm của người vừa nói.

Câu hỏi trong ngữ cảnh này thường là dạng thức câu tiên đoán, tức người hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thông tin mới mình chưa biết, mà chủ yếu là muốn đi tìm cơ sở chắc chắn những thông tin mà mình nghĩ là xác thực, là đúng đắn. Nói cách khác, đó là những câu hỏi đã chứa sẵn những lý lẽ bác bỏ.

Đó là dạng câu thường gắn với cấu trúc “phải không” như các ví dụ sau. Ví dụ 53

- Anh lại đi chơi phải không?

- Hôm nay lại bịđiểm kém phải không?

- Hàng họ lại bán ế phải không?

- Em lại bịốm phải không?

- Phải anh Phong đó không?

Hiện tượng bác bỏ bằng hình thức im lặng cũng có thể xảy ra trong trường hợp người ta có sự nhầm lẫn về các đối tượng giao tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành động bác bỏ bằng cách im lặng tri nhận được rằng thông tin mình nghe được không phải là thông tin chủ đích dành cho mình, mà là do người phát ngôn đã hướng tới nhầm đối tượng. Chẳng hạn ngữ cảnh người nói đi trên đường, bắt gặp một dáng người trông rất quen, và tưởng lầm là bạn mình nên có thể hỏi “Phải anh

Phong đó không?”, người nghe có thể tri nhận được thông báo về mặt nội dung, nhưng không cảm thấy sự liên hệ về đích của nội dung giao tiếp, nói cách khác, không cảm thấy câu hỏi đó là dành cho mình, do đó, sẽ có hành động im lặng.

Ở đây lại nảy sinh vấn đề của việc im lặng có chủ đích và im lặng không có chủ đích. Im lặng có chủ đích là hành động mà người bác bỏ ý thức được mục đích, lý do, hiệu quả mà hành động bác bỏ bằng im lặng của mình mang lại. Họ ý thức rõ nội dung của nhận định và biết rõ nhận định đó đang hướng tới bản thân mình. Im lặng không có chủ đích là hành động bác bỏ mà người thực hiện hành động vô tình gây ra, tức họ không ý thức được họ đang thực hiện hành động bác bỏ, do đó, sẽ không để tâm đến các hiệu quả liên nhân xung quanh hành động. Đây là hành động có tính “tai nạn nghề nghiệp” trong giao tiếp mà người tiếp nhận hành động bác bỏ vô tình gây ra, chứ không phải là hành động được sắp xếp, tính toán từ trước.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)