Đưa ranh ững dẫn chứng

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 62 - 63)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.2.3.1. Đưa ranh ững dẫn chứng

Đây là cách thức bác bỏ phổ biến nhất. Bằng cách đưa ra những chứng cứ phủ định xác đáng, thực tế, người nói đã gián tiếp bác bỏ một cách thuyết phục ý kiến của người đối thoại. Người sử dụng ngôn ngữ phải sử dụng và lựa chọn nội dung ngôn ngữ một cách “khéo léo”, “có kế hoạch” nhằm tạo nên được những dẫn chứng trọn vẹn, kín kẽ nhằm có thể bác bỏ hoàn toàn ý kiến của người đối thoại. Tùy theo mức độ muốn bác bỏ mà số lượng dẫn chứng sẽ nhiều hay ít. Với những vấn đề có quy mô chính trị, xã hội, hoặc những vấn đề khoa học phức tạp, số lượng dẫn chứng bác bỏ có thể lên tới hàng trăm hàng ngàn. Với những đoạn hội thoại đơn giản, thông thường, thì dẫn chứng bác bỏ đôi khi rất đơn giản và chiếm số lượng khiêm tốn.

Mật độ dẫn chứng đưa ra còn tùy thuộc vào tâm lý, tình cảm của người thực hiện hành động bác bỏ. Nếu người bác bỏ có thành kiến, hoặc muốn đẩy hành động bác bỏ đi tới cực cấp, họ sẽ sử dụng nhiều nhất có thể những dẫn chứng để phản bác lại, trong đó có thể có cả những dẫn chứng thừa nhưng có tác dụng củng cố cho nhận định bác bỏ của họ.

Hướng lập luận, cụ thể là hướng bác bỏ, sẽ chịu sự chi phối của các tác tử và kết tử lập luận. Tác tử (operateurs) lập luận là yếu tố khi đưa vào nội dung nào đó sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó. Do đó, những dẫn chứng được đưa ra, chỉ có giá trị tham gia tạo thành hành động bác bỏ khi nó cùng chung một hướng với đích bác bỏ.

Những dẫn chứng có hiệu quả thuyết phục nhất là những dẫn chứng được lấy từ cuộc sống hiện thực, với những thông tin xác thực mà người nói và người nghe đều chấp nhận sự tồn tại của nó. Kế đến là những dẫn chứng có nguồn gốc văn bản, tức được ghi chép, được kể lại. Ngoài ra còn có những dẫn chứng được cho là phi thực tế, nhưng đã ăn sâu vào trong đời sống cộng đồng và được cộng đồng gắn cho những đặc trưng như Cô Tấm trong Tấm Cám, Thánh Gióng, Thạch Sanh, v.v… Khi thực thi thao tác lập luận bác bỏ thông qua dẫn chứng, người thực hiện được mặc nhiên cho là tin tưởng vào dẫn chứng mình được nêu ra có những đặc tính như thế.

Ví dụ 66

Tôi hỏi lại giọng hoang mang:

- Tết này Út Thêm lấy chồng thật hả?

- Thật mà Tôi lắc đầu:

- Tôi không tin! Út Thêm mới mười sáu tuổi kia mà!

Tôi khịt mũi:

- Mười bảy tuổi cũng vậy thôi! Chẳng ai đi lấy chồng khi mới 17 tuổi. Mắt Út Thêm long lanh:

- Chị Hai của Út đó! Chị Hai lấy anh Hai lúc 17 tuổi. Còn chị Tư thì lấy chồng hồi 18 tuổi. (2-tr.188)

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)