Bác bỏ bằng cách tạo ra lựa chọn

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 79 - 80)

ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT

3.1.2.9. Bác bỏ bằng cách tạo ra lựa chọn

Trong trường hợp này, người tham gia bác bỏ, thay vì đơn thuần phản đối yêu cầu hay đề nghị được nghe, họ sẽ đưa ra thêm một lựa chọn khác mà việc mong muốn thực hiện lựa chọn này chính là một cách thức thực hiện hành động bác bỏ.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy người thực hiện hành động bác bỏ thường tạo ra sự lựa chọn với hai mục đích khác nhau, có phần đối lập nhau như sau:

(1) To la chn tích cc

Hướng bác bỏ mang tính xây dựng, bác bỏ ý kiến trước đó bằng cách đưa ra ý kiến thay thế tốt hơn cho người nêu trên cơ sở quan tâm đến thể diện, lợi ích của người nêu. Chúng tôi cũng gọi đây là hành động bác bỏ tích cực. Có lẽ đây là dạng thức bác bỏ độc đáo và hiếm hoi làm cho người bị bác bỏ không cảm thấy mình bị đe dọa về thể diện và lòng tự trọng. Xuất phát điểm của dạng

thức này là người thực hiện hành động bác bỏ biết quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu quyền lợi cũng như mong muốn của người bị bác bỏ.

Ví dụ 93

- Tại sao bà không cho tôi uống đường!- Ông hỏi bà, giọng vòi vĩnh nhưđứa trẻ được nuông chiều. Bà tôi trả lời dịu dàng, nhưng quả quyết:

- Ông uống với mật ong tốt hơn!

(32-tr.87)

Ở đoạn hội thoại này, thông qua hình thức câu hỏi, nhân vật người ông yêu cầu được uống đường. Người vợ đã bác bỏ yêu cầu đó của ông ta bằng một lựa chọn khác, vừa đảm bảo được mong muốn về sở thích, vừa đảm bảo được yêu cầu về sức khoẻ, đó là “uống với mật ong tốt hơn”.

(2) To la chn tiêu cc

Chúng tôi coi đây là những bác bỏ đe dọa, vì ngược với dạng thức trên đây, sự lựa chọn được đặt ra với những yêu cầu khắt khe và đe dọa nghiêm trọng tới thể diện, quyền lợi cũng như mong muốn của người nêu.

Ví dụ 94

Con tin: Thả tôi ra đi.

Kẻ bắt cóc: Cô có im miệng ngay không hay là muốn chết?

Ở dạng thức bác bỏ này, hình thức hội thoại luôn luôn mâu thuẫn với mục đích hội thoại. Cụ thể trong ví dụ trên đây, hình thức là một câu thoại có lựa chọn (A hay B), nhưng đích ngôn trung luôn duy nhất là A. Cơ hội thứ hai, chỉ là một cơ hội đặt ra cho có, và có tác dụng làm tăng sức ép để lựa chọn A, vì chọn B là một kết thúc thiệt hại nhất cho người bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)