Thể hiệ nở sự tôn trọng phương châm hội thoạ

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 42 - 45)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.1.2.2. Thể hiệ nở sự tôn trọng phương châm hội thoạ

Nguyên lý hội thoại do H.P. Grice đề xướng trong những tập bài giảng “Logic và sự hội thoại” bao gồm bốn phương châm như sau:

- Phương châm lượng

o Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho mục đích của cuộc thoại.

o Đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn điều mà nó được đòi hỏi. - Phương châm chất

o Đừng nói điều mà mình tin là sai.

o Đừng nói điều mà mình không có bằng chứng chính xác. - Phương châm quan hệ

o Hãy đóng góp những điều có liên quan.

- Phương châm cách thức: hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là

o Tránh tối nghĩa.

o Tránh mơ hồ.

o Ngắn gọn.

Nguyên lý cộng tác có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại, và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hành động bác bỏ. Nguyên lý này biểu hiện cụ thể ở chỗ, sự vi phạm các phương châm hội thoại, đặc biệt là các phương châm về lượng và chất, cũng có thể tạo ảnh hưởng lên mức độ lịch sự trong hoạt động hội thoại nói chung và hành động bác bỏ nói riêng. Bản thân hành động bác bỏ đã mang tính trái chiều, do đó, việc tôn trọng các phương châm có thể làm dịu bớt tính trái chiều đó, và đưa cả hai đích ngôn trung dần về một hướng, ngược lại, sự vi phạm phương châm dễ dàng tách đích ngôn trung ra làm hai, thậm chí là hai chiều đối nghịch nhau.

Trong phần trình bày nguyên tắc của Yule, có một ví dụ ông minh họa cho nguyên tắc cộng tác, mà chúng tôi thấy có những hoạt động bác bỏ đặc trưng.

Ví dụ 41

Man: Does your dog bite?

Người đàn ông: Chó nhà bà có cắn không nhỉ? Woman: No.

Người đàn bà: Không đâu.

(Người đàn ông với tay âu yếm con chó. Con chó ngoạm vào tay người đàn ông)

Man: Ouch! Hey! You said your dog doesn’t bite.

Người đàn ông: Uýi! Thế mà bà bảo chó nhà bà không cắn. Woman: He doesn’t bite. But that is not my dog.

Người đàn bà: Nó không cắn đâu. Nhưng nó không phải chó nhà tôi.

Đặt đoạn đối thoại này trong một ngữ cảnh thông thường, tức giữa người đàn ông và người đàn bà này có sự không thống nhất về vật sở chỉ, thì đây là một câu chuyện hài khá ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, nếu đặt trong ngữ cảnh đặc biệt (thường được sắp đặt trong các phim ảnh, sân khấu) là người đàn bà này muốn “chơi khăm” người đàn ông, thì ta sẽ thấy ở đây có sự bác bỏ không có tính lịch sự, tức tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương người khác (người đàn ông). Trong trường hợp này, hành động bác bỏ đầu tiên của người đàn bà (No) được xem là bất bình thường vì đối tượng ở gần cuộc đối thoại nhất là con chó không phải của bà ta (còn con chó của bà ta có lẽ đang ở nhà hay đi đâu xa đó). Do đó, tuy câu trả lời đúng về lượng, chất nhưng lại vi phạm phương châm về quan hệ và cách thức. Do đó, việc người đàn ông hiểu lầm và bị chó cắn là điều vô cùng dễ hiểu. Người đàn bà đã có thể thể hiện tính lịch sự trong bác bỏ bằng cách đưa ra những thông tin bác bỏ khác rõ ràng hơn, kịp thời hơn trước khi người đàn ông có hành động với tay âu yếm nó, chẳng hạn như “Chó nhà tôi

không cắn đâu, nhưng đấy không phải là con chó nhà tôi”. Tuy nhiên, bà đã để cho sự mập mờ phát triển, và nhu cầu cần được có những thông tin chính xác, rõ ràng của người đàn ông đã không được đáp ứng.

Các yếu tố trong phương châm hội thoại được tách bạch riêng rẽ để dễ hiểu cho người tham gia nghiên cứu, còn trong quá trình thực hiện hành động bác bỏ, các phương châm này đòi hỏi phải được tôn trọng một cách toàn diện, bất kỳ một sự bỏ qua nào của một trong số các phương châm, đều ảnh hưởng đến mức độ đậm nhạt của thang độ lịch sự.

Ví dụ 42

Cô giáo: Các bạn có đồng ý với nhận định của cô không? Ai đồng ý giơ tay? Học sinh…(giơ tay)

Cô giáo: Ai không đồng ý giơ tay. Học sinh…(giơ tay)

Cô giáo: Các bạn còn lại thì sao?

Đối tượng học sinh còn lại, đã vi phạm phương châm về cách thức, tạo ra những ý kiến mơ hồ, không rõ ràng, qua đó, đã thể hiện thái độ bất cộng tác với giáo viên trong giờ học. Sự bất cộng tác này có thể mang chủ đích: biết mà không nói, cũng có thể là hành động không chủ đích: không biết câu trả lời, đang băn khoăn về câu trả lời v.v…Dù ở hành động nào, cũng ảnh hưởng tiêu cực với mức độ đậm nhạt khác nhau lên tính lịch sự trong bác bỏ.

Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ giữa mức độ lịch sự và mức độ tôn trọng các phương châm hội thoại như sau. Sơđồ 2.1

Sự tôn trọng phương châm hội thoại cao Mức lịch sự cao + +

_ _

Sự tôn trọng phương châm hội thoại thấp Mức lịch sự thấp Do đó, sự bác bỏ càng đích xác, càng bám sát và tôn trọng tối đa các phương châm hội thoại, càng bảo toàn và gia tăng mức độ lịch sự. Ngược lại, mọi sự giao tiếp vô tình hoặc cố ý đi

ngược lại các phương châm, đều có thể gây những bất lợi không đáng có cho cả hai bên tham gia hội thoại, và làm giảm mức độ lịch sự cần thiết trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)