Thể hiện đúng chuẩn mực của các vai giao tiếp

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 45 - 48)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.1.2.3. Thể hiện đúng chuẩn mực của các vai giao tiếp

Chúng tôi coi đây là những yếu tố phụ trợ nhưng cần phải có nhằm thể hiện mức độ lịch sự trong khi thực hiện hành động bác bỏ. Trong đó, người nói và người nghe phải tôn trọng những quy tắc về tuyên xưng, gọi đáp đã được cộng đồng quy định, đồng thời phải lựa chọn những từ ngữ này một cách phù hợp. Việc không sử dụng, hoặc sử dụng sai lệch với những quy tắc cộng đồng đều được coi là mang những hàm ý có ảnh hưởng tiêu cực đến tính lịch sự trong đối thoại.

Trong một số trường hợp, chính những từ ngữ này chứ không phải bản thân hành động bác bỏ, sẽ quyết định hành động bác bỏ ấy có mang tính lịch sự và “chấp nhận được” hay không.

Ví dụ 43

Bác Đán nằm trên chiếc giường con bên cạnh nghe tôi trằn trọc, gióng tiếng hỏi:

- Gì vậy con? - Dạ, không có gì ạ. - Muỗi cắn con hả? - Dạ không ạ. - Hay rệp đốt? - Dạ không. (11-tr.36)

Trước những ngờ vực của nhân vật bác Đán: nghĩ là đang có chuyện gì đó, hoặc muỗi cắn, hoặc rệp đốt nhân vật “con” này, nhân vật “con” bác bỏ lại bằng cách sử dụng những từ tình thái đi kèm theo từ chỉ sự bác bỏ như “dạ”, “ạ”. Bản thân những từ này, khi hiện diện trong câu nói, đã thể hiện một thái độ rất tích cực về ngôi thứ và tình cảm tôn trọng, lễ phép của người tham gia đối thoại. Trong trường hợp kết hợp với hành động bác bỏ, nó làm giảm đi tính gay gắt thường xảy ra, làm dịu không khí bác bỏ và gia tăng mức độ lịch sự, thân mật trong không khí giao tiếp.

Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, vốn từ nhân xưng, hô, gọi rất phong phú và đa dạng. Mỗi một từ lại có những ngữ cảnh xuất hiện và sắc thái biểu đạt khác nhau. Do đó, khả năng ứng xử không chỉ là khả năng sử dụng các cách thể hiện ý nghĩa của lời mà còn là cách lựa chọn các từ nhân xưng phù hợp với các vai giao tiếp vì đây là một trong những tác nhân quan trọng để đánh giá lượt lời đó mang tính lịch sự hay không.

Việc lựa chọn vai giao tiếp trong hội thoại sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây.

(1) Vị thế xã hội. Vị thế xã hội chính là những giá trị liên quan đến vai trò nghề nghiệp, đặc trưng giới tính, tuổi tác, cương vị, chức vụ trong xã hội của người đó. Vị thế xã hội là yếu tố để vai giao tiếp ý thức được điều mình cần nói và cách thức biểu hiện ý nghĩa lời nói. Trong giao tiếp thông thường, ngay cả khi đối thoại về một vấn đề không mang tính mâu thuẫn, xung đột, thì việc sử dụng chệch chuẩn các vai giao tiếp cũng có thể bị coi như một hành động phản đối.

Ví dụ 44

- Thưa ông, bà chủ không có nhà.

- Chịđang gọi con sư tửđầu xù của tôi đó hả?

Do đó, chúng tôi nhận thấy, trong hoạt động giao tiếp có chứa đựng hành động bác bỏ, việc sử dụng đúng các từ ngữ biểu hiện vị thế xã hội càng đóng vai trò tích cực làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột.

Sự chênh lệch về vị thế xã hội cũng ảnh hưởng đến cách thức thể hiện sự bác bỏ, và do đó, cũng hình thành những sắc thái riêng trong việc đánh giá mức độ lịch sự.

Ví dụ 45

Thủ trưởng: Anh sang ngay phòng tôi nói chuyện.

Nhân viên: Dạ thưa, tôi còn một vài việc cần làm gấp ạ.

Ví dụ 46

Nhân viên: Em muốn nói chuyện với thủ trưởng ạ. Thủ trưởng: Tôi đang bận.

Cả hai cuộc đối thoại này đều được cho là bình thường, thể hiện đúng chuẩn mực của các vai giao tiếp. Chúng tôi thử hoán đổi hai hành vi bác bỏ này cho nhau, và kết quả như sau.

Ví dụ 45’

Thủ trưởng: Anh sang ngay phòng tôi nói chuyện. Nhân viên: Tôi đang bận.

Ví dụ 46’

Thủ trưởng: Dạ thưa tôi còn một vài việc cần làm gấp ạ.

Cả hai cuộc đối thoại trên đều mang tính “bất thường”.

Ở ví dụ a’, cách trả lời quá ngắn gọn, lối xưng hô tự xưng tôi thường gây cảm giác ngang hàng, ngang vị thế giữa các bên tham gia đối thoại sẽ tạo cho người thủ trưởng cảm giác không được tôn trọng. Việc thực hiện hành vi bác bỏ đối với thủ trưởng đã tiềm ẩn nguy cơ đe dọa cao, lại thêm việc sử dụng cách thức giao tiếp ngang hàng sẽ làm bùng nổ nguy cơ ấy, và thông thường, hệ quả tiếp theo là ông ta sẽ phản đối lại ngay hành động bác bỏ của anh nhân viên, và đưa người nhân viên này vào tính huống bất lợi: bị mắng về cách ăn nói, bị gây khó dễ công việc, bị đuổi v.v..

Ở ví dụ b’, việc nhún nhường quá mức của người đóng vai trò là cấp trên sẽ đặt ra nhiều dấu hỏi cho người nghe. Vì cách thức xưng hô và biểu hiện quan hệ này rất phi lý về mặt quan hệ xã hội, chỉ có lý trong những trường hợp rất đặc biệt nào đó. Kiểu như vị thủ trưởng muốn bộc lộ thái độ mỉa mai về một sự tình riêng tư nào đó trong quan hệ của hai người.

Nếu vị thế xã hội giữa đôi bên tham gia đối thoại có tính chất tương đương hoặc có sự chênh lệch không đáng kể, cách thức biểu hiện lời nói cũng như xưng hô thường có xu hướng đơn giản, ngắn gọn và ít mang tính nghiêm trang. Ngược lại, khi vị thế xã hội giữa đôi bên có xu hướng chênh lệch nhau ở khoảng cách lớn, phong cách đối thoại thể hiện rất rõ sự chênh lệch này, và cách thức bác bỏ của người ở vị thế thấp, do đó, cũng tránh đi vào sự gay gắt, dứt khoát và ngắn gọn. Họ có xu hướng đưa sự lý giải, đưa nguyên do vào trong lời bác bỏ của mình.

Ví dụ 47

Thái hậu biết mưu mình không xong, nhưng vẫn không đổi ý, bèn vời Hiến Thành đến, bảo rằng:

- Ông đối với nước nhà, có thể gọi là trung đấy! Song, tuổi ông đã xế chiều mà thời ấu chúa thì việc làm của ông ai người biết đến? Chi bằng, lập vua đã trưởng thành thì người đó sẽ đem ơn đức mà ban cho. Ông giữđược phú quí lâu dài, há chẳng nên ư?

Hiến Thành nói:

- Bất nghĩ mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi, lời di chúc của Tiên Vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời.

(46-tr.54) (2) Mức độ gắn bó.Trong những môi trường giao tiếp có tính chất nhỏ, hẹp và cá nhân, việc lựa chọn cách thức giao tiếp lại phụ thuộc vào đặc trưng về quan hệ giữa hai bên tham gia giao

tiếp.Với những đối tượng đã quen biết nhau từ trước, ngôn ngữ thể hiện vai giao tiếp thường rất ngắn gọn, súc tích và ít mang tính trang trọng, chuẩn mực.

Ví dụ 48

Cúc Hương nhấn bàn đạp cho xe vọt tới, bảo Xuyến:

- Mày nhìn vô lưng tao coi! Thấy gì không?

- Thấy! Lưng mày là lưng ong! Cúc Hương gầm gừ:

- Tao không giỡn! Mày nhìn kĩ lại đi!

- Nhìn kĩ rồi!

- Thấy gì chưa?

- Thấy

- Thấy gì?

- Lang ben từ trên xuống dưới! – Xuyến cười khúc khích Cúc Hương tỉnh bơ:

- Mày nhìn lộn rồi! Đó là lưng con Thục!

- Tao không thù oán gì với tụi mày à nghen! - Thục giãy nãy khiến chiếc xe chao qua chao lại. (3-tr.58-59)

Ngược lại, nếu giữa đôi bên giao tiếp chưa từng có sự gặp gỡ, quen biết nhau trước đó, thì ngược lại, ngôn ngữ của họ mang tính chuẩn mực, lịch sự, có phần khách sáo và thường phản ánh rõ đặc trưng về vị thế. Thường trong quan hệ công cộng, công việc, cách thức biểu đạt vai giao tiếp nếu không nghiêng về phản ánh chức vụ, địa vị, thì cũng nghiêng về các từ ngữ có tính trung hòa, không biểu lộ các quan hệ, cảm xúc cá nhân.

Một phần của tài liệu Hành động bác bỏ trong tiếng Việt (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)