Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án các cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 85 - 86)

b) Những nguyên nhân khách quan dẫn đến trình trạng án tồn đọng trong thi hành án dân sự

3.2.5.Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án các cấp

Để nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, ngày 11 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Chỉ thị nêu rõ:

Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự tại địa phương; phát huy vai trò của cơ quan tư pháp, huy động lực lượng các cơ quan hữu quan của bộ máy chính quyền, phối hợp các đoàn thể ở địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện, do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban để chỉ đạo công tác thi hành án tại địa phương [41]. Việc hình thành Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi cả nước là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với hoạt động của các cơ quan thi hành án. Các cơ quan thi hành án các cấp cần tranh thủ triệt để yếu tố tích cực này, chủ động báo cáo đề xuất, xin ý kiến đối với Ban chỉ đạo thi hành án, cơ quan quản lý công tác thi hành án, Sở Tư pháp những vụ việc thi hành án lớn, có nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Để Ban chỉ đạo thi hành án hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 85 - 86)