Tình hình, hậu quả và nguyên nhân án tồn đọng trong thi hành án dân sự 1 Tình hình án tồn đọng trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 39 - 41)

2.1.1. Tình hình án tồn đọng trong thi hành án dân sự

Trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, các tranh chấp kinh tế thường được giải quyết thông qua thủ tục trọng tài kinh tế nhà nước, các tranh chấp dân sự thường nhỏ, tính chất ít phức tạp, phạm vi thi hành án chủ yếu là tổ chức thi hành các bản án dân sự, hôn nhân gia đình và phần dân sự trong bản án hình sự. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, giao lưu dân sự - kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, tình hình kinh tế xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt năng động, tích cực do cơ chế thị trường đem lại, thì đồng thời, mặt trái của nó cũng đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật, tranh chấp dân sự, kinh tế không ngừng gia tăng, số lượng vụ việc mà Tòa án các cấp phải giải quyết ngày một nhiều, giá trị tiền, tài sản phải thi hành ngày một lớn, tính chất ngày càng phức tạp. Phạm vi thi hành án đến nay đã được mở rộng đối với các loại việc mới như: thi hành các bản án, quyết định về kinh tế, quyết định về tuyên bố phá sản doanh nghiệp, lao động, hành chính; các bản án, quyết định của Tòa án và trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 tăng mức tiền phạt với số lượng lớn đối với các tội phạm về ma túy, buôn lậu, thì khi xét xử Tòa án các cấp đã áp dụng nghiêm khắc mức tiền phạt đối với các loại tội phạm này (mức thấp nhất cũng đến 20 triệu đồng), làm cho khối lượng công việc thi hành án dân sự càng nặng nề hơn.

Vào thời điểm tháng 6 năm 1993, các Tòa án địa phương đã tiến hành bàn giao cho các cơ quan thi hành án số lượng án tồn đọng là 121.325 vụ, với tổng số tiền phải thi

hành là 120 tỷ đồng, 851.300 USD, hàng trăm lượng vàng, hàng nghìn tấn thóc và nhiều tài sản khác.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, trong những năm gần đây số vụ các cơ quan thi hành án phải thụ lý và đưa ra thi hành ngày một tăng. So với năm 1993, số vụ năm 2004 các cơ quan thi hành án phải đưa ra thi hành đã tăng 4,9 lần. Trong đó, đáng chú ý số lượng án tồn đọng đã ngày càng gia tăng.

Năm 1993, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 1994 là 76.159 vụ, chiếm 38% trên tổng số 199.266 vụ phải thi hành án trong năm 1994.

Năm 1994, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 1995 là 114.148 vụ, chiếm 51% trên tổng số 220.719 vụ phải thi hành án trong năm 1995.

Năm 1995, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 1996 là 120.865 vụ, chiếm 47% trên tổng số 253.981 vụ phải thi hành án trong năm 1996.

Năm 1996, số lượng án tồn đọng chuyển sáng năm 1997 là 136.210 vụ, chiếm 45% trên tổng số 302.646 vụ phải thi hành án trong năm 1997.

Năm 1997, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 1998 là 174.884, chiếm 48% trên tổng số 362473 vụ phải thi hành án trong năm 1998.

Năm 1998, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 1999 là 201.230 vụ, chiếm 49% trên tổng số 405.082 vụ phải thi hành án trong năm 1999.

Năm 1999, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2000 là 238.641 vụ, chiếm 55% trên tổng số 426.667 vụ phải thi hành án trong năm 2000.

Năm 2000, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2001 là 258.987 vụ, chiếm 58% trên tổng số 302.646 vụ phải thi hành án trong năm 2001.

Năm 2001, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2002 là 275.084 vụ, chiếm 59% trên tổng số 465.608 vụ phải thi hành án trong năm 2002.

Năm 2002, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2003 là 299.845 vụ, chiếm 71% trên tổng số 416.806 vụ phải thi hành án trong năm 2003.

Năm 2003, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2004 là 308.578 vụ, chiếm 60% trên tổng số 511.929 vụ phải thi hành án trong năm 2004.

Năm 2004, số lượng án tồn đọng chuyển sang năm 2005 là 290.206 vụ. Tình hình án tồn đọng nói trên được biểu thị bằng biểu đồ sau:

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 2.1: Tình hình án tồn đọng từ năm 1993 - 2003

Trong số án tồn đọng, đáng lưu ý số lượng vụ và tiền chưa có điều kiện thi hành án dồn từ năm này sang năm khác, ngày càng gia tăng cụ thể là.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)