Tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc khắc phục án tồn đọng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 81 - 82)

b) Những nguyên nhân khách quan dẫn đến trình trạng án tồn đọng trong thi hành án dân sự

3.2.3. Tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc khắc phục án tồn đọng

cơ quan hữu quan trong việc khắc phục án tồn đọng

Thi hành án là hoạt động rất khó khăn, phức tạp, tác động trực tiếp tới quyền lợi vật chất và tinh thần của đương sự; nhiều trường hợp do ý thức pháp luật thấp, nhận thức chưa đầy đủ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc thi hành án, đương sự đã cố ý tẩu tán, cất giấu tài sản, trốn tránh, chây ỳ, thậm chí có trường hợp tìm mọi cách chống đối quyết liệt cán bộ thi hành án. Vì vậy, để thi hành án nói chung, khắc phục án tồn đọng nói riêng đạt hiệu quả cao, phải có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan bảo vệ pháp luật và với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Để thực hiện được sự phối hợp tốt, cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong thi hành án dân sự, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhất là các cơ quan Công an, Kiểm sát và Tòa án; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản của người phạm tội ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng đối với

các vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, tránh tình trạng đương sự tẩu tán, cất giấu tài sản, chuyển hóa từ việc có điều kiện thi hành án sang chưa có điều kiện thi hành án sau khi xét xử xong; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án với Tòa án đối với việc kháng nghị giám đốc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành án xong.

Việc chuyển giao bản sao bản án, quyết định và bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, kèm theo tang vật (nếu có) cho cơ quan thi hành án phải được thực hiện theo qui định tại Thông tư 981/TTLN ngày 21 tháng 9 năm 1993 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tránh tình trạng chuyển giao không kịp thời và không đầy đủ, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án trong việc xử lý tài sản. Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, phối hợp giữa cơ quan thi hành án với cơ quan Công an, Viện kiểm sát và chính quyền xã, phường trong cưỡng chế thi hành án đối với những vụ việc khó khăn phức tạp. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án trong việc xử lý nghiêm minh, kịp thời những người không chấp hành án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án, vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản theo qui định tại các điều 304, 305, 306, 310 Bộ luật Hình sự năm 1999. Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan thi hành án trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi chống đối, cản trở thi hành án... sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để răn đe số người phải thi hành án, góp phần giải quyết dứt điểm số án tồn đọng, kéo dài.

Trong thời gian tới, cơ quan thi hành án các địa phương cần sớm xây dựng Quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, trong việc khắc phục án tồn đọng của địa phương, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng ngành trong việc giải quyết án tồn đọng, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)