b) Những nguyên nhân khách quan dẫn đến trình trạng án tồn đọng trong thi hành án dân sự
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2 tháng 2 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đều đề cập thi hành án, trong đó Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: "Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án". Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định, cần tổ chức lại cơ quan thi hành án "theo hướng gọn vào đầu mối".Việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án là vấn đề mang tính chiến lược, nằm trong quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Nhà nước ta, Vì vậy, cần hoàn thiện pháp luật về thi hành án nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả khắc phục án tồn đọng.
Hiện nay, pháp luật về thi hành án còn tản mạn, hiệu lực pháp lý chưa cao, việc tổ chức, quản lý thi hành án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại do nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, không đồng bộ dẫn dẫn đến việc không thống nhất trong sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả thi hành án. Hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống
nhất trong quản lý, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan, hạn chế hiệu quả của mỗi lĩnh vực thi hành án, nhất là làm cho việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự kéo dài. Vì vậy, việc ban hành Bộ luật thi hành án trên cơ sở hệ thống hóa, pháp điển hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động thi hành án trong tình hình hiện nay. Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, Bộ luật này phải coi bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ nội dung của nó; tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan thi hành án với Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành án; quy định rõ và mở rộng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thi hành án, chấp hành viên; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên trong quá trình thi hành án; xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự; kế thừa, phát triển pháp luật về thi hành án dân sự của nước ta,
đồng thời có tham khảo, chọn
lọc kinh nghiệm của thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án. Ngày 14 tháng 1 năm 2004, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 thay thế Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thi hành án tổ chức và hoạt động. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh, các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu hoàn chỉnh việc soạn thảo ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành pháp lệnh như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tài chính để thi hành án; Thông tư liên tịch về thành phần hội đồng tuyển chọn chấp hành viên; Thông tư liên tịch về thủ tục miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt; Thông tư liên tịch hướng dẫn về phí thi hành án; Thông tư về thống kê thi hành án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp lệnh trong thi hành án dân sự.
Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thi hành án như: đăng ký tài sản, đăng ký tài sản thế chấp, gửi giữ tài sản, các quy định về giải quyết các tranh chấp kinh tế, phá sản doanh nghiệp... để tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án dân sự được tiến hành thuận lợi.