Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 94 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Nghệ thuật kể chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92

Một trong những vấn đề quan trọng có tính “đột biến” từ tác phẩm Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời đó là sự mới lạ trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả, chuyển từ bản năng, chân phương (trong Bến không

chồng) tới sự hoà quyện giữa bản năng và trí tuệ trong tiểu thuyết mới này.

Đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu không ngừng để tích luỹ vốn sống, và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Nếu lối kể chuyện mộc mạc, chân phương truyền thống, mang lại cho tác phẩm Bến không chồng vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, thì đến Dưới chín tầng trời đã có sự phá cách cốt truyện với lối kết cấu không theo tuyến tính thời gian mà là sự lắp ghép, cấu trúc các khối đời, vừa độc lập, vừa xen cài vào nhau, làm cho những tình huống, cảnh ngộ, biến cố, sự kiện, số phận con người tưởng như không có quan hệ liên đới nhưng lại xích lại gần nhau, đặt cạnh nhau, nối kết với nhau tạo nên mạch cốt truyện lôgíc, hấp dẫn. Đó là đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Nhờ đó tác phẩm được viết ra một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Sự lắp ghép này luôn gắn với việc di chuyển điểm nhìn hết sức tinh tế, linh hoạt của người trần thuật, làm cho mạch kể tưởng như rời rạc, phóng túng mà ngược lại rất chặt chẽ.

Khác cách mở đầu bằng các sự kiện diễn ra trong quá khứ của Bến không chồng, Dưới chín tầng trời được mở đầu ở thời hiện tại và kết thúc truyện lại trở về thì hiện tại, ở giữa là ngổn ngang bề bộn biết bao chuyện đời đã diễn ra trong hơn nửa thế kỷ, giúp ta có cái nhìn trải rộng, nhưng rồi vẫn có thể thu gom lại trong mấy chương cuối kết thúc truyện nói đến cuộc hội ngộ của người dân làng Đoài, và phác ra viễn cảnh những “con đường mới”... Điều đó chứng tỏ sự trải nghiệm của tác giả đã chạm được “độ chín” cần thiết cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực. Phải chăng, đó là thành quả của 15 năm ấp ủ, im lặng trong trăn trở để một ngày trở lại quyết liệt bằng một tiểu thuyết bề thế, với cái tên đầy vĩ mô: Dưới chín tầng trời.

Tuy nhiên, cách kết thúc truyện bằng đám ma trên cánh đồng Mả Rốt ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93

chồng. Bởi cả hai cái chết của hai con người như một sự “hoá giải” cho biết

bao xót xa, lầm lạc. Cuộc tiễn đưa Trần Tăng và Vạn có một ý vị đặc biệt, giống như cuộc tiễn đưa quá khứ, không theo lối“vui vẻ” như Mác nói. Bởi sự “hoá giải” này như là một thông điệp gửi gắm cho những ai còn ở lại; cách kết thúc bằng cái chết của một con người nhưng lại như bắt đầu mở ra một chân trời mới, một cuộc sống mới có thể là một thế hệ khác đến sau họ, có thể là từ đứa con của Hạnh trong Bến không chồng.

Với cái chết của Trần Tăng, ngoài ý nghĩa là một sự giải thoát bi kịch cá nhân, nó còn được xem là một nhát cắt để dứt khoát giã từ một quá khứ có nhiều lầm lạc, mở ra một chân trời mới cho người dân làng Đoài.

Điều đáng chú ý, ở chương cuối tiểu thuyết xuất hiện hình ảnh “Con

đường mới” như một biểu tượng bao hàm nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc Hiến

cho rằng:“… đó là biểu tượng vặt không hơn không kém”. Song thiết nghĩ, đó là một tìm tòi, sáng tạo mới của Dương Hướng. Bởi một khi đã là biểu tượng là có khả năng gây ấn tượng, nó sẽ trở đi trở lại và rồi đọng lại trong lòng người đọc sau toàn cảnh chằng chịt các nẻo đi về của hai trục không gian và thời gian. Dương Hướng không phán xét, ông chỉ “phác thảo” lại chân dung thời đại mà chúng ta đã sống. Để cho mỗi người tự nhận mà phát xét lấy chính mình.

Hơn nữa, theo tôi, với lối kết cấu truyền thống, kết thúc có hậu, hình ảnh con đường mới, dù là giản đơn nhưng cũng là sự thoả đáng, có giá trị nhân văn. Dù xã hội có biến thiên, con người trong đời sống dù ở giai tầng nào, thì cuối đời mảnh đất quê hương quen thuộc vẫn dành cho họ sự bằng an và là nơi yên nghỉ vĩnh hằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94

KẾT LUẬN

1. Dương Hướng là một trong số gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, dù không thuộc lớp người viết đóng vai trò“tiền trạm”

như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp... Nối tiếp họ, ông đã có đóng góp xứng đáng trong tư cách một nhà văn ở độ tuổi 60, chưa thật già, nhưng cũng không còn trẻ.

2. Sáng tác của Dương Hướng nằm trọn trong giai đoạn văn học đổi mới tính từ 1986 cho đến 2007. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều, chỉ với ba cuốn tiểu thuyết và hai tập truyện ngắn song sự thành công của tác phẩm là kết quả đích thực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi đương đại.

3. Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời cho ta thấy diện mạo

phát triển chung của nền tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì chuyển giao giữa hai thế kỷ. Có thể khẳng định: Dương Hướng là một trong số tác giả tiêu biểu của văn học đổi mới, với khởi đầu là Bến không chồng, cái mốc mà 15 năm trước đã từng giúp đưa cái tên Dương Hướng lên văn đàn, và với sự tiếp tục trở lại bằng một tiểu thuyết bề thế, Dưới chín tầng trời như một bước phát triển ngoạn mục trên tất cả các phương diện: từ biên độ phản ánh; sự mở rộng các kiểu dạng nhân vật; cách nhận thức và đào sâu vào nhiều vấn đề nhân sinh có ý nghĩa thời đại.

4. Tác phẩm Dưới chín tầng trời đã đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật theo xu hướng phát triển tiểu thuyết hiện nay ở sự đa dạng, phong phú trên các phương diện của chất liệu, của chủ đề, của thế giới nhân vật... nhưng về căn bản vẫn tuân thủ theo kiểu dạng tiểu thuyết truyền thống. Nó giống như một cuộc đi tìm cái mới trong khuôn hình cổ điển, và đó là điều khiến chúng tôi tin tác phẩm sẽ có được sự đón đợi của công chúng. Luận văn này mong góp thêm một tiếng nói để hưởng ứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Đổi mới văn học vì sự phát triển. Tạp chí văn học tháng 4/1995. 2. Tạ Duy Anh (2002), Lão Khổ, NXB Văn hoá thông tin, H.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bình (1996) : Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ

1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ ĐHSP Hà Nội.

5. M.Bakhtin: (2003): Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn.

6. Nguyễn Văn Chung (2006) Tiểu thuyết Chu Lai thời kỳ đổi mới - Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

7. Nguyễn Minh Châu (1987) : Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ

minh hoạ, Văn nghệsố 49-50. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Tuyển tập Nguyễn Minh Châu (1999), Nxb Văn Học.H.

9. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1,2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

11. A.Rôp.Griê - Vì một nền tiểu thuyết mới, Nxb Hội nhà văn Việt Nam,H. 12. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học - học văn, Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường viết văn Nguyễn Du.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Giáo dục - Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi

mới cách nhìn về con người. Tạp chí văn học số 3.

15. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995): Quan niệm nghệ thuật về con

người trong văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, NXB Hà Nội.

16. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96

17. Lê Thị Hằng (2002): Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985 (qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu) - Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.

18. Dương Hướng (1989) - Gót Son.

19. Dương Hướng (1990) - Bến không chồng. 20. Dương Hướng (1991) - Trần gian đời người.

21. Dương Hướng (1995) - Người đàn bà trên bãi tắm. 22. Dương Hướng (1998) - Bóng đêm và mặt trời. 23. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời

24. Dương Hướng (2000), "Nỗi đau từ Bến không chồng", Báo Lao động (14/11). 25. Dương Hướng (2000), "Dấu ấn thầy văn, bạn văn", Báo Hạ Long (5/9). 26. Dương Hướng (2001), "Nhà văn của những Bến không chồng", Báo Tiền

phong online.com.vn (08/2).

27. Dương Hướng (2001), Trò chuyện với tác giả "Bến không chồng", Báo

Bình Định.com.vn (8/2).

28. Dương Hướng (2007), "Hãy cứ để cuốn sách bước ra cuộc đời", Báo Lao động (19/10). 29. Dương Hướng (2007), "Tác giả Bến không chồng trở lại", Báo Tuổi trẻ (30/11). 30. Dương Hướng (2007), "Người dám chơi đùa với áo cơm", Báo Thể thao

và Văn hóa cuối tuần (9/11).

31. Dương Hướng (2008), "Tản mạn về Dương Hướng", trannhuong.com.vn (14/2).

32. Dương Hướng (2008), "Chuyện làm phim Bến không chồng"

33. Một số bài báo, Tạp chí, trang net xung quanh tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời.

34. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.

35. Ma Văn Kháng - Tiểu thuyết (2003); Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 36. Nguyễn Khải - Văn xuôi một chặng đường (1963 - 1983) in trong Văn học trong giai đoạn cách mạng mới.

37. Nhiều tác giả (1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng 8,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97

38. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39. Lê Phú Khải (1988). Đọc "Cù Lao Tràm". Văn nghệ (4).

40. Tôn Phương Lan (1993), Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuận của Nguyễn Minh

Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người, Văn học (6).

41. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn. H. 42. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Long, Lã Nhân Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975,

Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Lê Lựu (1985), ý kiến phát biểu trong cuộc trao đổi về truyện ngắn những

năm gần đây của Nguyễn Minh Châu, Văn nghệ (4), Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.

45. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng. NXB Hội nhà văn. Hà Nội.

46. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển,

Báo Nhân dân.

47. Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh. NXB Hội nhà văn.

48. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975, thử thách thăm dò đôi nét về

quy luật phát triển, Văn học (4).

49. Nhà văn hiện đại Việt Nam (2007), Nxb Hội nhà văn Việt Nam, H.

50. Lã Nguyên (1991), “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới

tư duy nghệ thuật”, in trong Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm,

Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

51. Bùi Việt Thắng (2008), "Dưới chín tầng trời". Trannhuong.com.vn (14/2). 52. Lê Thị Thịnh (2007), Vị trí hai tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu và

“Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng trong tiến trình đổi mới văn

học - Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.

53. Đỗ Phương Thảo (2007) - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn

Kháng - Luận án Tiến sĩ - Viện Văn học.

54. Trần Thị Phương Thảo (7/2008), “Dương Hướng sau Bến không chồng” - Văn nghệ quân đội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

55. Nguyễn Khắc Trường (2006), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn.

56. Nguyễn Thị Minh Thuỷ (2005) “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu

thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay”. Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Vinh.

57. Nguyễn Đình Thi "Văn học ta trong giai đoạn mới của cách mạng" - Báo cáo của BCH Hội nhà văn Việt Nam - NXB tác phẩm mới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 94 - 101)