7. Cấu trúc luận văn
2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân
Nông thôn, trong chân dung những con người vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân là nét mới của các tác giả văn xuôi viết về nông thôn sau 1986. Dưới cái nhìn lưỡng diện, con người hiện lên trong sự tồn tại hai mặt của tính cách (tốt - xấu). Phần lớn họ là những con người nhân danh tập thể : Đảng, chính quyền, gia tộc, dòng họ... trong thế bài trừ, tiêu diệt lẫn nhau.
Những con người mà lịch sử đang giao cho họ một nhiệm vụ có lẽ là quá lớn, quá tầm của họ, nhưng lại không thể chuyển cho ai khác, và nói như Ăngghen, vẫn phải đặt lên vai “Những con người do lịch sử để lại”. Ở đó, hình ảnh nông thôn không bình lặng mà cộm lên biết bao bi kịch, mà sôi sục bao vấn đề cần giải quyết, không chỉ ở các vấn đề sản xuất, no đói, giàu nghèo, về điều hành, quản lý, về tham nhũng, bóc lột mà là toàn bộ các mặt phức tạp bền bỉ của đời sống tâm lý, tinh thần.
Nhìn theo cảm hứng sử thi người anh hùng xông pha trận mạc, chiến công nối tiếp chiến công, Vạn là niềm kiêu hãnh của dân làng, dòng tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68
Nhưng nếu soi chiếu bằng cảm hứng thế sự đời tư thì Vạn chỉ là người lính bại trận giữa mặt trận đời thường.
Ở trong con người này ranh giới giữa cái tốt, cái xấu khó phân định rạch ròi. Người lính Điện Biên năm xưa từng lấy cái chết hiến dâng cho tổ quốc, là tấm gương cho thanh niên trai làng ngưỡng mộ. Song môi trường quân ngũ, nơi rèn luyện nếp sống, nếp nghĩ thời chiến đã hằn sâu trong tâm thức, khiến cho người lính khi trở về cuộc sống thời bình, việc thay đổi cách làm, cách nghĩ là vấn đề quá khó, cuộc sống quân lệnh cùng với những chuẩn mực đạo đức, khô cứng làm cho Vạn mãi ôm ấp quá khứ chói loà mà không thể bứt ra được. Trong mắt Vạn, một con người lấy danh dự làm đầu, lấy chiến đấu là tiêu chí, bởi thế mà tiếng nói dòng tộc với sự thù hằn cố hữu ngự trị hàng ngàn năm giống như bức tường thành ngăn cách giữa danh dự và hạnh phúc mà anh chỉ được chọn một trong hai. Sức mạnh tập tục dòng họ đã đè nặng lên đôi vai, khiến cho bản lĩnh người chiến sĩ phải mềm lòng. Vạn không thể vượt qua ranh giới giai cấp để đến với chị Hơn, cũng không thể vượt qua thành kiến, lời nguyền dòng tộc để đến với chị Nhân - người đàn bà họ Vũ. Vạn luôn cân nhắc việc làm của mình: “Vạn thấy cần phải giữ mình
giống như những cô gái giữ tiết hạnh vậy” (Tr455). “Giữa hai người đàn bà,
chị Nhân và mụ Hơn thì chị Nhân là thứ trái cấm nguy hiểm, còn mụ Hơn như một loài hoa có mùi hương quyến rũ đáng sợ như độc dược, Vạn không cho
phép mình sa ngã để làm gương cho kẻ khác” (Tr456). “Vừa đi Vạn vừa nghĩ
cả làng Đông này ai cũng nghĩ được như Vạn thì đâu đến nỗi lắm chuyện rắc
rối… nửa đời rồi Vạn đâu có nghĩ đến bản thân mình” (Tr456).
Sự rạch ròi quá rõ giữa lý trí và tình cảm, khiến cho Vạn quên đi ngày tháng cho đến khi những hối tiếc ùa về, khi Vạn biết nghĩ cho bản thân mình là lúc sự già nua của kiếp người kéo đến. Đến Hạnh cũng phải thốt lên: “Ôi
con người khốn khổ đáng thương” (Tr551), một sung sướng bất ngờ ập đến,
cái sung sướng cả một đời chưa từng được hưởng, khi Hạnh xuất hiện : “Lần
đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình” (Tr551).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69
đem lại cho cuộc đời cô độc của Vạn những phút giây sung sướng” (Tr551)
“phút giây thần tiên qua đi và Nguyễn Vạn cảm nhận rõ tên tuổi của mình cũng qua đi. Nguyễn Vạn không còn là Nguyễn Vạn nữa khi nhận ra người
đàn bà đang nằm rên xiết trong tay Vạn đây chính là Hạnh (Tr551). Rồi một
loạt nỗi niềm ân hận liên tiếp xuất hiện trong đầu Vạn: “Qua cái đêm giông bão của cuộc đời, Vạn không còn dám nhìn vào bất cứ ai ở làng Đông, Vạn
thấy xấu hổ với cả những đứa trẻ con tí teo” (Tr552). Vạn cảm nhận được sự
“Tự vùi dập đi niềm kiêu hãnh của mình với dân làng. Vạn tự xỉ vả mình và
thấy ngực nhói đau… Nhục! Nhục nhã quá!... Vậy mà bao nhiêu năm nay, trong suốt cả cuộc đời, Vạn cứ đinh ninh tin tưởng vào phẩm giá của mình. Thế là hết! Vạn tưởng tượng rõ thấy mình là kẻ khốn nạn, sa đoạ, huỷ hoại cả cuộc đời tiết hạnh của Hạnh… Vạn thấy xót xa thương nó vô cùng. Nó thật là
tốt, muốn mang lại niềm vui cho Vạn” (Tr552).
Niềm hạnh phúc “bất ngờ” ập đến làm Vạn không khỏi bàng hoàng, ân hận, nuối tiếc: “Hai mươi năm nay Vạn đã yêu thương nó bằng tình cảm của người cha. Đến như mẹ nó Vạn còn không dám. Vạn sung sướng khi hai mẹ con Hạnh được hạnh phúc. Vạn đau khổ khi hai mẹ con Hạnh gặp hoạn nạn. Vạn đi bên hai mẹ con Hạnh gần trọn một cuộc đời mình, ai ngờ cái cuộc đời
bất hạnh đã xô đẩy Hạnh vào vòng tay của Vạn” (Tr551). “Chính Vạn đã cưu
mang Hạnh và chính Vạn cũng là người đẩy nó vào con đường cùng, phải bỏ làng ra đi”.
Ở Vạn niềm hạnh phúc ấy quá lớn lao hay danh dự của người chiến sĩ không cho phép Vạn làm vậy? Có lẽ bởi chưa bao giờ dám nghĩ, dám mơ đến hạnh phúc được làm chồng, làm cha, hơn nữa, nhân vật này lại chưa có sự chuẩn bị để đón nó, nên không những đã để tuột, mà còn mù quáng tìm đến cái chết, như một sự trốn chạy. Một cái chết gây bao thương cảm, xót xa cho dân làng, làm nên một kết thúc, không hẳn là bi quan, hay chỉ là bi quan một nửa của Bến không chồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70
Dương Hướng có ý thức chọn đám tang cho kết thúc câu chuyện, như một “hoá giải” cho biết bao là xót xa, bất hạnh với bao lầm lạc, mà còn là cho cả một thế hệ. Cuộc tiễn đưa Vạn có thể xem là cuộc tiễn đưa cả một quá khứ. Hiện thân là Vạn, để từ đây, con người hy vọng có thể thanh thản hơn mà đi tiếp, không phải cho tất cả những ai từng sinh ra ở làng Đông, rồi ra đi hoặc rồi trở về với nó, mà là một thế hệ khác đến sau họ, có thể là từ đứa con của Hạnh. Một cái làng, cho đến cuối truyện vẫn trong cảnh quan đìu hiu, quạnh quẽ sau đám tang, nhưng những dòng cuối truyện đã hửng lên một “ánh nắng xuân" nhấp nhô những vành khăn tang trắng của cả làng đưa tiễn Vạn.
Có lẽ cũng chẳng khác được, bởi cuối những năm 80, khi Dương Hướng viết cuốn tiểu thuyết này thì cuộc sống mới chỉ hồi sinh sau khẩu hiệu “Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật" của Đại hội Đảng lần thứ VI. Cái chết không được chuẩn bị và trong sự tiếc thương của dân làng; cuộc trở về trong thất bại và thất vọng của Nghĩa; cuộc ra đi rồi trở về của Hạnh cùng đứa con mà Hạnh quyết tâm kiếm tìm, nếu có cũng chỉ để lại một chút dư âm lạc quan, chỉ vừa đủ cho thấy “Sự sống không bao giờ chán nản”, như phát hiện của nhà thơ Xuân Diệu, ở một nhát cắt, một trạm dừng trong mạch đời đang chu chuyển.
Gắn nối hai thế hệ chống Pháp và chống Mỹ, gắn nối thử thách của chiến tranh và thử thách của thời bình, gắn số phận cá nhân, gia đình, dòng họ và đất nước Bến không chồng ra đời vào thời điểm mở đầu 90 là một trong số ít tiểu thuyết viết về chiến tranh và nông thôn (so với mảng văn học này trước đổi mới) đã động chạm được vào chiều sâu những vấn đề khó nói, hoặc không thể nói, trên cả một chặng đường dài lịch sử, không chỉ đến 1975 mà lấn sang thập niên 80 của thế kỷ XX.
Chƣơng III
… ĐẾN "DƢỚI CHÍN TẦNG TRỜI ", BƢỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC CỦA DƢƠNG HƢỚNG TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71
Nói đến tiểu thuyết Bến không chồng - là nói đến một trong ba tác phẩm được nhận Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991, như một nấc thang đánh
“dấu son” cái tên Dương Hướng lên đời sống văn học trong mở đầu thời đổi
mới. Một tiểu thuyết cỡ vừa, chưa đầy 300 trang, với ngôn từ mộc mạc, giản dị, chân phương, một vẻ đẹp không lấp lánh tài hoa nằm trong khuôn hình văn chương cổ điển. Thì hơn 15 năm sau, sự ra đời của Dưới chín tầng trời như một bứt phá ngoạn mục, một bước phát triển mới so với Bến không chồng
không chỉ ở độ lớn về quy mô số trang, tầm vóc phản ánh mà còn ở chủ đề tư tưởng và nghệ thuật thể hiện.
3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài.
Có thể nói, Dưới chín tầng trời là sự tiếp tục phát triển của Bến không
chồng. Dương Hướng coi Dưới chín tầng trời là một Bến không chồng phần
hai. Bởi nếu Bến không chồng chỉ tập trung viết về một giai đoạn cách mạng,
thì Dưới chín tầng trời là sự tiếp nối hiện thực xã hội trong Bến không chồng,
mà ở đó điểm xuất phát của các nhân vật vẫn từ cái làng Đoài, một làng quê quen thuộc ta đã gặp trong Bến không chồng, một hiện thực xã hội trải qua không gian, thời gian theo dấu chân và hành trình của các nhân vật chính, phụ.
Đến với Dưới chín tầng trời ta như được sống với thời gian dài “ngót nửa thế kỷ”. Theo chiều dọc lịch sử, đó là cuộc sống của một cái làng quê quen thuộc có tên làng Đoài từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 gắn với gia tộc, dòng họ và số phận những con người trong đại gia đình Hoàng Kỳ Bắc
qua ba thế hệ cho đến tận thời kỳ đổi mới, và mở cửa.
Không gian trong Dưới chín tầng trời luôn gắn liền với thời gian và số phận con người trải qua các bước ngoặt, những sự kiện quan trọng của đất nước trong suốt nửa thế kỷ qua: chiến tranh, hòa bình, thời kỳ mở cửa...
Vẫn bắt đầu từ làng Đoài ở miền Bắc vào chiến trường miền Nam, ra biên giới, hải đảo ở phía Bắc, tới các đô thị và theo chân người lính viễn chinh hoặc người dân di tản ra nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72
Tuy nhiên, dẫu có trải rộng theo không gian và thời gian, thì sức ám ảnh và cuốn hút của Dưới chín tầng trời vẫn là những con người của một làng Đoài quen thuộc; xuyên suốt quãng thời gian 50 năm ấy với biết bao biến động của đất nước. Từng số phận mỗi con người làng Đoài gắn liền với từng sự kiện, từng biến cố của lịch sử dân tộc. Phải chăng, chuyện của người làng Đoài cũng chính là chuyện của cả một thời đại, gắn bó, ràng buộc với bao thế hệ con người. Đó là gia hệ Hoàng Kỳ, từ đỉnh cao danh vọng, đến sâu thẳm bất hạnh, trong biến thiên của lịch sử. Là nhà tư sản Đức Cường có công bao bọc, chở che cách mạng, bỗng chốc rơi xuống tận đáy sự bi thảm, trong khi mẹ con Thu Cúc - từ thân phận của người giúp việc, trở thành người lãnh đạo cao nhất của thành phố, là chủ nhân ngôi biệt thự Hoa Cúc Vàng của ông chủ cũ. Là những con người đủ loại, đủ hạng của làng Đoài, từ cùng đinh bị thời cuộc vùi xuống tận đáy của bần hàn, nhếch nhác, tù tội, rồi gặp thời cơ mà phất lên như diều để trở thành tỷ phú như Đào Kinh. Là mấy mẹ con bà Cháo, Muôi, Muỗng, Thìa - cốt cán trong Cải cách ruộng đất, bỗng ăn nên làm ra, nhờ vào vốn tự có, trong thời mở cửa. Là những con người bám rễ ở làng Đoài gắn liền với gương mặt thôn quê ngàn năm không đổi, rồi trở thành người kể sử về làng như: Lão Khi, cô Lùn, gã Câm, Cảo chăn vịt... Là những cán bộ cao cấp của tỉnh rồi trung ương như Trần Tăng - công lao thì ít mà gây nên thảm họa thì nhiều nhưng vẫn là khách quý của dân làng trong mọi thăng trầm, tiến lui của nó, một con người thăng tiến bằng quyền lực và dục vọng, và cũng tự tiêu hủy bởi những gì mình giành được và gây ra. Là Đào Thanh Măng - người kết nối, và là sản phẩm của cả hai “đại gia” Đào Kinh và Trần Tăng, mà trở thành nhân vật trung tâm của thời mở cửa - Giám đốc Công ty liên doanh Việt Mỹ...
Như thế, với phạm vi bao quát hiện thực không chỉ bó hẹp trong một đơn vị làng như ở Bến không chồng, Dưới chín tầng trời đã có sự mở rộng cả về không gian, và độ dài thời gian, với số phận của nhiều chục, thậm chí hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73
trăm nhân vật, được Dương Hướng dồn nén tất cả vào câu chuyện Dưới chín tầng trời.
Như vậy, Dưới chín tầng trời đó là câu chuyện của cõi nhân gian mênh mông vô tận, là cuộc sống của chính những con người gần gũi với chúng ta; là niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc lẫn khổ đau không xa lạ với chúng ta. Lần theo hành trình và số phận của mỗi nhân vật, tất cả những con người ra đi từ làng Đoài với nhiều nguyên cớ khác nhau, rồi trở về làng trong những thân phận khác nhau, họ thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau, được và mất là còn phụ thuộc vào thời vận... Sự mở rộng về không gian, thời gian qua các bước ngoặt lớn của đất nước đã tác động rất mạnh đến bước ngoặt của từng làng quê, từng gia đình, từng số phận của các nhân vật trong tác phẩm. Thông qua họ, ta nhận ra vóc dáng của làng quê, đất nước mình trong từng thời đoạn lịch sử của nó.