Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 89 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân

Hầu hết các kiểu nhân vật này đều đóng vai trò quan trọng đối lịch sử; với Dưới chín tầng trời đó là các tên tuổi: Đào Kinh, Trần Tăng, Đỗ Hiền, Hoàng Kỳ Trung...

Thời Cải cách ruộng đất, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng và Đào Kinh được xem là những con người do lịch sử để lại. Họ phải gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn, không thể là ai khác. Điểm giống nhau giữa họ là những cán bộ cốt cán thực thi nhiệm vụ mà cách mạng giao cho, song khác nhau ở chỗ: Hoàng Kỳ Trung đã nhìn ra mặt hạn chế của cách mạng, tuy nhiên cá nhân ông không thể chống đỡ được "cơn lũ" lịch sử. Bởi vậy Hoàng Kỳ Trung đành phải "chịu đựng", "chấp nhận" thảm hoạ gia đình mà Trần Tăng và Đào Kinh đã gây ra cho ông bà Hoàng Kỳ Bắc. Và những sai lầm này lại được Hoàng Kỳ Trung lặp lại một lần nữa khi ông một mực quy cho gia đình ông bà Đức Cường và Thương Huyền "là kẻ thù không đội trời chung".

Nhân vật Trần Tăng một cán bộ cấp cao từ cơ sở rồi leo lên tỉnh và trung ương, luôn có mặt ở hàng ghế đầu những hội nghị, luôn tham dự vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87

những sự kiện quan trọng của cách mạng, suốt đời say sưa với quyền lực, bị bố mẹ, vợ con nguyền rủa, bị dân làng nơi ông sinh ra đối xử ghẻ lạnh. Đi gần hết cuộc đời ông mới nhận ra chính ông là kẻ thù to lớn, trực tiếp gây ra biết bao cảnh tủi nhục, khiến mẹ con bà Cháo phải bỏ làng ra đi, vợ chồng con cái bà phải chia rẽ; khiến cho Đào Kinh không còn đất dung thân phải chạy sang Trung Quốc kiếm sống; phá tan gia tộc Hoàng Kỳ; phá tan chùa Đông, đình Đoài... để đến bây giờ những kẻ từng có lúc bị xem là phản bội tổ quốc như Đỗ Hiền xin được về xây dựng lại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế của họ, Dương Hướng cũng chỉ ra mặt tích cực, đó là sự đóng góp công sức cho dân làng. Trần Tăng là người gây ra nhiều tai hoạ cho người dân làng Đoài nhưng cũng là người bỏ ra nhiều tâm lực cho mảnh đất này. Đào Kinh với những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, cuối đời ăn nên làm ra đã trở về xin lỗi dân làng và xây dựng lại vùng đất quê hương. Đỗ Hiền là kẻ đứng ở bên kia chiến tuyến đã ăn năn, xin chuộc lại lỗi lầm, xây dựng lại những gì mà trước kia Trần Tăng phá bỏ.

Với kiểu loại nhân vật này, Dương Hướng chỉ ra mặt tiêu cực tồn tại song song với mặt tích cực trong mỗi con người. Họ là “tội nhân” nhưng cũng là "nạn nhân" của lịch sử. Điều đó giúp cho ta có cái nhìn không thiên lệch về các nhân vật, nói cách khác, nhân vật của ông không quá xấu, cũng không quá tốt. Những gì họ gây ra là nằm trong những hạn chế không thể vượt qua của thời đại, những "tai nạn" họ nhận cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bởi vậy, cuộc gặp mặt của cả dân làng trong ngày hội ở chương cuối tác phẩm là cuộc gặp mặt ăn mừng cái "tai nạn" qua đi, để bắt đầu một tương lai mới.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 89 - 90)