Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng

2.3.1. Cốt truyện.

Cốt truyện không phải là yếu tố cốt yếu của bất kỳ tác phẩm nào. Có những truyện không có cốt tryện. Tuy nhiên chiếm phần lớn trong tác phẩm tự sự là những truyện có cốt truyện. Có những cốt truyện không chất tải nhiều sự kiện. Trái lại, có những cốt truyện chứa đựng nhiều biến cố lớn lao và nhiều tuyến nhân vật sống động. Với các tác phẩm này, cốt truyện là yếu tố giúp nhà văn có thể tổ chức, triển khai tốt hệ thống nhân vật và sự kiện nhằm tái hiện, sinh động bức tranh hiện thực cùng các mối quan hệ và xung đột xã hội phức tạp.

Trong loại hình văn xuôi tự sự, cốt truyện đóng vai trò quan trọng, nó làm nhân tố nòng cốt cho quá trình diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật.

Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện là chuỗi các biến cố, sự kiện được kể lại trong tác phẩm, là cái “phần lõi cốt của truyện”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

Theo tiến trình phát triển của thể loại tiểu thuyết, cốt truyện đã trải qua những chặng đường vận động và phát triển khác nhau. Bởi cốt truyện được liên kết bởi các đoạn mạch theo mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. Trong phong trào Tiểu thuyết mới (Pháp) thì vai trò của cốt truyện càng giảm.

Cái làm nên sức mạnh của tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo,

anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mâu thuẫn”(A.Rôp.Griê -

Vì một nền tiểu thuyết mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Hội).

Xét về phương diện cốt truyện, tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng chưa phải có những cách tân gì lớn so với tiểu thuyết của các thế hệ trẻ sau này. Về cơ bản vẫn là cốt truyện truyền thống, nhưng ít nhiều đã có sự phá vỡ yếu tố thi pháp cũ để mở rộng thêm các giới hạn trong sự miêu tả.

Là cây bút tiểu thuyết ra đời trong không khí đổi mới tư duy nghệ thuật, Dương Hướng không quá nhọc nhằn trong việc lựa chọn thể loại cũng như hình thức biểu hiện của nó so với các nhà văn giai đoạn trước hay cùng thời. Không bị ngăn cách bởi con đập Cách mạng tháng Tám năm 1945, không chịu ảnh hưởng nhiều bởi khuynh hướng sử thi của văn học giai đoạn trước đó, Dương Hướng như đã bước một bước tiến mạnh mẽ, chắc chắn, dứt khoát trên lộ trình nghệ thuật của mình đến gần với cuộc sống con người hơn. Mặc dù, âm hưởng sử thi vẫn chưa nhạt hẳn đi trong nguồn mạch những trang văn, mà ngựơc lại, nó được xem là nền móng vững chắc “nâng” tiểu thuyết thế sự,đời tư của ông lên đỉnh cao mới.

Bến không chồng là một trong số những tác phẩm về cơ bản cốt truyện

được xây dựng theo mô hình kết cấu theo trật tự tuyến tính thời gian. Đây là loại tổ chức kết cấu quen thuộc của tiểu thuyết truyền thống, mà trên thực tế, vẫn còn khá nhiều cây bút triển khai theo, như trong Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Dòng sông mía (Đào Thắng), Thời xa vắng (Lê Lựu). Loại kết cấu này có quan hệ gắn bó với cách tổ chức cốt truyện sự kiện. Tuy nhiên, sau cái lõi truyền thống, các nhà văn đã có những đổi mới đáng kể: xây dựng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

phối cảnh, tạo dựng nhiều mối liên hệ đa chiều, bút pháp đa dạng, xen lẫn thực - ảo... chính điều này đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn.

Thời xa vắng của Lê Lựu, người đọc dễ nhận thấy cách tổ chức kết cấu

cốt truyện theo trình tự thời gian. Về bố cục, Thời xa vắng cơ bản sử dụng nghệ thuật cổ điển, gồm 3 phần. Phần I: Gồm 6 chương, kể chuyện Sài từ thời còn nhỏ, bị ép lấy vợ hơn mình ba tuổi, lên học cấp III, Sài yêu Hương người bạn cùng lớp phổ thông, sau đó cả hai bị ghép tội “giăng gió”. Nhờ chú Hà, câu chuyện được dẹp đi. Sài gia nhập quân đội và trở thành người lính xuất sắc, lập nhiều chiến công. Phần II (từ chương VII đến chương XII) chủ yếu nói về công việc thường nhật của Sài và bi kịch trong cuộc hôn nhân vội vàng với Châu. Phần III cũng là màn kết câu chuyện, Sài trở về quê hương, cái làng Hạ Vị nghèo, nơi trú thân yên ổn cho phần đời còn lại của mình.

Như vậy, bố cục cho thấy cấu trúc tác phẩm gắn chặt với cách tổ chức cốt truyện sự kiện đã được đề cập ở trên. Lối kết cấu theo trật tự thời gian này gắn liền với những chặng đường đời của nhân vật. Nếu như Tuyết và Châu là hai nhân vật đem lại cảm giác cay đắng cho Sài, thì Hương, tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng lại có ý nghĩa gắn nối các chặng đường đời của Sài, làm xoa dịu nỗi đau trong anh. Điều đáng nói ở đây, dù cốt truyện tuân theo trật tự tuyến tính thời gian, nhưng Thời xa vắng không rơi vào tình trạng đơn điệu, bởi Lê Lựu biết cách đan dệt các mối quan hệ đời sống cũng như nhân vật một cách hợp lý, giúp cho tính cách nhận vật hiện lên chân thực, tự nhiên, không gò bó.

Hay trong tác phẩm Dòng sông mía (Đào Thắng) cũng được triển khai kết cấu theo chiều tuyến tính.

Phần I: Nghiêng về miêu tả phong tục và những quan hệ éo le, ngang trái, trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa Bé và Lẹp. Phần II: Nghiêng về các câu chuyện xoay quanh tình yêu của Khuê và Mận. Tác phẩm khai thác cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Mận gieo mình xuống nước và Khuê cũng vội vàng nhảy theo để tìm chị. Đào Thắng bỏ lửng câu chuyện nhường lại cho độc giả tự tìm lời giải đáp: “liệu hai người có sống, tìm thấy nhau để nói với nhau những lời đền đáp. Hoặc họ có thể cùng chết trong đêm nay nếu người đàn bà kia quyết trẫm mình” (Đào Thắng, Dòng sông Mía, Hội nhà văn, 2004).

Với lối kết thúc mở này, nhà văn cũng như độc giả cùng tham dự vào trò chơi và cùng suy ngẫm về số phận con người trong lịch sử.

Ngoài việc miêu tả số phận con người nông thôn với những va đập của lịch sử, Đào Thắng đã biết: “kết hợp chất hiện thực và chất huyền ảo” một cách hợp lý (Bùi Việt Thắng). Trong quá trình khám phá con người, nhà văn đã chú ý khía cạnh bản năng, coi đó như một phương diện làm nên tính cách, thậm chí chi phối đến số phận con người (tình trạng loạn luân, Bé phải bỏ nhà phiêu bạt...).

Với Bến không chồng, về cơ bản diễn biến tác phẩm cũng được tổ chức

theo tuyến tính thời gian, chủ yếu qua hành trình của Vạn, từ là anh lính Điện Biên Phủ trở về làng cho đến đầu công cuộc đổi mới. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh Nguyễn Vạn chiến thắng trở về và khép lại bằng đám ma Nguyễn Vạn sau khi anh biết sự thật mình đã có con với Hạnh; không chấp nhận được hiện thực đó, không dám đối diện với hạnh phúc quá bất ngờ, quá bàng hoàng này, Vạn tìm đến cái chết vì không thể sống yên lành trong cái hạnh phúc được làm chồng, làm cha mà dư luận và tập tục có thể không cho phép hoặc tự anh thấy là tội lỗi. Nằm giữa hai đầu sự kiện liên quan đến cuộc đời Nguyễn Vạn là những câu chuyện về dòng họ, về bổn phận, về chuyện tình giữa Nghĩa và Hạnh, giữa Nghĩa và Thủy... Hơn thế nữa, Dương Hướng đã rất khéo léo cài vào tác phẩm hai hệ thống chi tiết nhằm phá vỡ sự đơn điệu đó là: thứ nhất, sự có mặt của các câu chuyện huyền thoại mang màu sắc cổ tích, hoang đường, như chuyện Mắt tiên, Con ma mặt đỏ, chuyện Ba ba thuồng

luồng và những giấc mơ của Hạnh...; thứ hai là những câu chuyện tình ngang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

gây bất ngờ. Ngay cả chuyện Nguyễn Vạn có con với Hạnh cũng là một bất ngờ, như bị ma ám:

“Cánh cửa bỗng mở toang, bóng một người đàn bà ào vào lao tới giường ghì lấy Vạn.

- Ôi nó đấy ... Nó đấy!- Người đàn bà khẽ thốt lên. - Cái gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nó, Con ma mặt đỏ ”(Tr 550).

Cảnh Hạnh lao vào Vạn trong một hoàn cảnh đột ngột như thế phần nào ta có thể hiểu được, bởi trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng Hạnh luôn khao khát có con.

“Hạnh cứ thao thức mải nghĩ vẩn vơ: Giá mình đã có con...". Và “khi thiếp

đi những giấc mơ lại ập đến. Hạnh mê thấy Nghĩa chết trận và mình bị con ma mặt đỏ đầu cánh Mả Rốt hiếp, khi trở về làng mọi người ruồng bỏ Hạnh”...

Cái đêm Hạnh ở với Nguyễn Vạn cũng là một đêm bất bình thường:

“Gió bỗng nổi lên, ngoài bến không chồng nước vỗ oàm oạp và mưa đổ xuống rào rào. Một luồng chớp sáng lóe qua khe cửa, ngọn đèn phụt tắt. Có

tiếng hét và tiếng bước chân chạy rình rịch” (Tr550). Đó chính là bước chân

của Hạnh.

Cần kết nối chi tiết này với chi tiết ở phần đầu tác phẩm, khi Hạnh nghe cụ Nghiêm kể chuyện về làng Đông: “Cái Hạnh thích nhất là chuyện mắt tiên” (Tr271). Rõ ràng nếu tước đi những chi tiết mang tính huyền thoại, những chuyện tình trái ngang của các đôi trai gái làng Đông thì Bến không chồng sẽ thất bại vì cốt truyện chỉ còn lại đơn thuần là câu chuyện thù oán giữa hai dòng họ. Chính tình yêu thương và những hành động đột biến bất ngờ của nhân vật khiến cho tác phẩm có hơi hướng của cảm thức “Bước qua lời nguyền” thể hiện rõ nhất ở nhân vật Hạnh. Để làm được điều này, có thể nói Dương Hướng đã có sự chuẩn bị đạo cụ khá kĩ và hiệu quả, khiến cho lối kết thúc có hậu (dạng cốt truyện thường gặp trong văn học truyền thống) thêm phần hấp dẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

Nhìn chung, với nhiều nhà văn, trong đó có Dương Hướng, việc xây dựng cốt truyện, trên cơ sở cấu trúc văn học truyền thống, tuân theo trật tự tuyến tính thời gian, trước hết là do thói quen, sau nữa bản thân mỗi tác phẩm nghệ thuật đã chứa đựng trong mình một sự sáng tạo, cho dù lối viết có cổ điển chăng nữa song các tác giả đã biết gia công thêm các yếu tố phụ trợ, khiến cho tác phẩm của mình không những hấp dẫn mà trở nên sinh động hơn.

2.3.2. Nhân vật

Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tiểu thuyết. Trong tác phẩm văn học nhân vật là yếu tốt cốt lõi bởi đó là hình thức cơ bản để nhờ đó, nhà văn phản ánh thế giới một cách hình tượng. Thông qua việc sáng tạo nhân vật, thể hiện nhận thức, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Tiểu thuyết, ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người. Dương Hướng với Bến không chồng đã rất cố gắng, bằng tư duy tiểu thuyết, với cảm hứng thế sự - đời tư, đã phản ánh bức tranh hiện thực đầy sinh động, đa dạng về con người nông thôn trước và sau thời kỳ đổi mới.

2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người.

Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của tác giả Bến

không chồng. Tác giả đã tập trung soi chiếu số phận con người với những bi

kịch của cuộc sống. Đó là bi kịch giữa khát vọng và hiện thực, giữa cái mới nảy mầm và cái cũ kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản. Số phận cá nhân được giải quyết trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.

Nguyễn Vạn là một trong số không ít nhân vật anh hùng nông dân ta từng bắt gặp trong các tiểu thuyết về người lính thời hậu chiến, như Giang Minh Sài (Thời xa vắng - Lê Lựu); Đông (Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Mở đầu tác phẩm, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh người dân làng Đông đang “lố nhố đứng lên nhìn Vạn”, dường như “người làng

Đông không còn nhận ra Nguyễn Vạn mắt toét bỏ làng đi” bây giờ trở thành

anh lính Điện Biên chiến thắng trở về. Dấu tích oanh liệt của chiến trận là vết thương trên bả vai và một ống chân bị gãy, làm bước đi của Vạn cứ tập tễnh. “Từ nhỏ Vạn đã là đứa trẻ đầy dũng khí đếch coi cái chết là gì, lúc bị thương ngoài mặt trận máu chảy đầm cả áo quần đau điếng mà Vạn vẫn cố cười. Vạn cười

rống lên để khỏi khóc. Vạn cười đến khi ngất xỉu lúc nào cũng không biết nữa”.

Với cách miêu tả trên, chân dung người anh hùng Nguyễn Vạn hiện lên thật sinh động, cái gan góc đầy dũng khí được tôi luyện từ tuổi ấu thơ làm nên nét tính cách nổi bật của người chiến sĩ Nguyễn Vạn. Mặc dù tác giả không miêu tả tỉ mỉ giai đoạn Vạn còn ở trong quân ngũ, nhưng nhìn những “tấm

huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Vạn” đủ cho ta thấy đó là người

anh hùng chống Pháp, từng giáp mặt với cái chết, xả thân nơi hòn tên, mũi đạn, hiến dâng cả cuộc đời, sức lực và ý chí cho một mục tiêu cao cả.

Nguyễn Vạn đã đi qua cái chết, đã đấu tranh cho sự tồn tại của cá nhân mình trong cuộc đời này và anh đã thắng. Song, tâm lý tự ti của người chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lại là yếu điểm gây nên thảm họa bi kịch cuộc đời khi trở về cuộc sống thời hậu chiến. Vạn mải mê, say đắm với quá khứ vinh quang mà sống vô cảm trước cuộc sống hiện tại, thậm chí không dám mơ tới tổ ấm gia đình.

Bến không chồng không chỉ đề cập tới số phận người lính thời hậu chiến,

mà còn có cả thế hệ người phụ nữ chìm nổi trước những “cơn dâu bể” của lịch sử. Trong chiến tranh, dù không trực tiếp đối diện với kẻ thù, song gánh nặng hậu phương đè nặng lên đôi vai, họ luôn là người đi tiên phong trên mặt trận sản xuất, là chỗ dựa vững chắc để người lính hoàn thành sứ mạng lịch sử. Đó là cả mấy thế hệ phụ nữ làng Đông như: bà Nhân, Hạnh, Thắm, Cúc, Dâu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến tranh đã lần lượt cướp đi những người chồng, người cha, người con, để nửa cuộc đời còn lại họ sống lay lắt chống chọi với nỗi cô đơn. Bến

không chồng như một chứng nhân của hai cuộc chiến tranh, chứng kiến những

bi kịch mà người phụ nữ phải gánh chịu, không có người đàn bà nào được hạnh phúc ở cái bến ấy; bi kịch không chỉ chiến tranh là nguyên nhân mà còn có cả bi kịch con người không dám đối mặt với các định kiến xã hội.

2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh.

Soi một cái nhìn gần vào một phạm vi bao quát hẹp hơn về nông thôn với số phận trung tâm là người phụ nữ cho ta thấy những cái Bến không chồng trở thành biểu trưng cho cuộc sống nông thôn ta cả một thời kỳ dài chiến trận, khi lớp lớp đàn ông - thanh niên đều ra trận. Với nhiều căn nguyên, không phải chỉ là hệ quả của hai cuộc chiến tranh, mà còn với bao rào cản lầm lạc khác vốn tồn tại, ngự trị hàng ngàn năm trong đời sống nông thôn.

Có thể nói, Hạnh là đại diện cho lớp người phụ nữ thời chống Mỹ chịu nhiều đau khổ, mất mát. Là đại diện cho cả một thế hệ “không chồng” hoặc có

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 60)