Nhân vật thánh thiện

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Nhân vật thánh thiện

Trong số rất đông các nhân vật của Dưới chín tầng trời, Hoàng Kỳ Nam, Hoàng Kỳ Trung, Yến Quyên được coi là nhân vật ít nhiều thánh thiện, bởi ở họ tuyệt nhiên không có chất “điếm”, “lưu manh” nào - nói như nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

Với nhân vật Hoàng Kỳ Nam sự thánh thiện tỏa ra từ lời nói đến việc làm. Khi cầm súng cũng như cầm bút anh không có gì đáng chê trách. Tình yêu của Nam với Thương Huyền từ đầu đến cuối tác phẩm là một mối tình đắm đuối, ngoài nhục cảm. Trong thế giới thực dụng ngày nay, tình yêu đó có thể xem là một mê sảng, lạc lõng. Bởi ở Nam cá tính tự do là điểm mạnh nhằm phát triển năng lực nhân tính chứa đựng trong nhân cách, chính điều này đã thúc đẩy Nam đi đến hai quyết định quan trọng trong cuộc đời là: “bỏ vợ” để “thành người tự do một nửa”, và “bỏ nghề” để “thành người tự do

hoàn toàn”. Do vậy, vào tuổi 50, Nam ly hôn Tuyết - người vợ anh chưa từng

yêu, là sợi dây trói buộc Nam với những gì không phải là tự do của mình. Hay trong hoạt động làm báo, Nam giống như một con rối viết theo sự sắp đặt của ông Tổng biên tập, Nam thấy xấu hổ, khi phải viết lên những suy nghĩ không phải của mình. Cá tính tự do trong sự nghiệp và tình yêu của con người một khi đã bị hạn chế nó sẽ biến con người giống như một cỗ máy, bởi vậy, một tâm hồn tự do đầy ý thức trách nhiệm đã dẫn Nam đi đúng con đường mà mình đã chọn. Tình yêu tự do biến thành sức mạnh, thôi thúc anh tìm đến với Thương Huyền, chăm sóc cho người yêu trong hoàn cảnh chỉ còn là thân tàn ma dại. Để rồi số phận không hắt hủi tấm lòng bao dung của con người, Nam đã tìm lại được Thương Huyền của anh ngày xưa.

Tiếp đó là nhân vật Hoàng Kỳ Trung, về cơ bản nhân vật này là con người thánh thiện, ông trao cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh dân tộc. Tuy cuộc đời có nhiều biến thiên do lịch sử, ông cũng bị mắc cạn trong khung cảnh hỗn độn ấy, song là người biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhìn thấy những hạn chế của thời đại, của lịch sử. Do vậy, Hoàng Kỳ Trung vừa bị cuốn theo dòng chảy, để mà vừa “chịu đựng”, vừa gắng giữ cho “cơ ngơi gia tộc”

ông không bị tan tành. Song ưu điểm lớn trong con người ông đó là sự bao dung với những kẻ trước đây là kẻ thù của mình, ông cho tất cả là “tai nạn”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

của thời cuộc, nó có thể nhấn chìm bất kỳ ai, và con người chính là “nạn

nhân” của các “tai nạn” đó.

Còn Yến Quyên - vợ Hoàng Kỳ Trung, mẹ Hoàng Kỳ Nam chịu nhiều bất hạnh trước hoàn cảnh xô đẩy song không bị cuốn trôi. Ở Yến Quyên là vóc dáng hiền thục của người phụ nữ phương Đông truyền thống, chồng đi biền biệt vẫn một mực kiên trinh chờ chồng, vừa chăm lo vừa chống đỡ trước

“cơn lũ” lịch sử ập đến gia tộc Hoàng Kỳ. Không chỉ có vậy, với “tấm lòng

bao dung, một tình yêu thật sự với người dân làng Đoài nghèo khổ”, Yến Quyên giống như “những bông sen hồng thơm ngát giữa bùn đất”(Tr341) luôn luôn sốt sắng với công việc của làng xã. Mặc dù là nạn nhân thảm thương trong Cải cách ruộng đất, song Yến Quyên vẫn hăng say với phong trào hợp tác, vừa góp công xây dựng nó, vừa sớm nhận ra những khiếm khuyết của nó.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 90 - 92)